Vốn tín dụng: Nơi khô hạn, chỗ dồi dào?
Nhiều doanh nghiệp đang tiếp cận nguồn vốn tín dụng rất thuận lợi, thậm chí còn được ngân hàng “mời” vay nhiều hơn nhu cầu
Nhiều doanh nghiệp đang tiếp cận nguồn vốn tín dụng rất thuận lợi, thậm chí còn được ngân hàng “mời” vay nhiều hơn nhu cầu thực…
Đây là thông tin được Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc đưa ra tại cuộc họp của Ủy ban Kinh tế cuối tuần qua, khi việc tiếp cận vốn đang được xem là vấn đề nan giải của đại đa số doanh nghiệp.
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày tại cuộc họp này cũng đưa ra nhận định doanh nghiệp đang khó khăn trong việc vay vốn và mặt bằng lãi suất cao đang vượt quá khả năng chịu đựng của một bộ phận doanh nghiệp.
Đây được xem là nguyên nhân khiến cho lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp sụt giảm, một số doanh nghiệp thua lỗ và phải thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2011, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (vốn đăng ký và tăng thêm) chỉ đạt 95% so với cùng kỳ 2010 và tổng số vốn đăng ký mới của doanh nghiệp dân doanh trong nước cũng giảm 5,4%. Tuy nhiên số doanh nghiệp đăng ký mới tăng 4% so với cùng kỳ với khoảng 39.000 doanh nghiệp.
Về số lượng doanh nghiệp đăng ký mới, ông Lộc bình luận rằng “dù khó khăn nhưng doanh nghiệp vẫn tin tưởng vào triển vọng phát triển”. Nhưng vị Chủ tịch VCCI cũng nhấn mạnh, “điều rất đáng lo nghĩ là số lượng doanh nghiệp đang thực sự hoạt động. Từ trước đến nay các báo cáo chỉ công bố số doanh nghiệp đăng ký, nhưng thực tế thì chỉ có trên 60% doanh nghiệp đang hoạt động, các kết quả điều tra đều cho thấy như vậy”, ông Lộc quả quyết.
Tính toán theo tỷ lệ này, ông Lộc đưa ra con số hiện chỉ có từ 360.000 - 370.000 doanh nghiệp đang thực sự hoạt động trên tổng số 580.000 doanh nghiệp được thể hiện trên báo cáo.
Sự biến động này, theo ông Lộc là số liệu rất quan trọng để hoạch định chính sách. Song, “dù các đồng chí lãnh đạo rất quan tâm là bao nhiêu doanh nghiệp đã phải dừng hoạt động nhưng con số đó thì chỉ có Bộ Tài chính mới báo cáo được dựa trên thực tế doanh nghiệp đã đóng thuế thu nhập đầu năm nay”.
Nếu cung cấp được cho Quốc hội số đó thì rất là tốt, Chủ tịch Vũ Tiến Lộc nói thêm.
Không dẫn số liệu cụ thể, song thông tin được ông Lộc khá chắc chắn khi cung cấp đó là số doanh nghiệp đang phải ngừng hoạt động, giải thể, phá sản đã tăng gấp đôi 6 tháng đầu năm ngoái. Kéo theo đó là số dự án đầu tư dài hạn phải dừng lại, phải “đắp chiếu” vô thời hạn cũng tăng theo với số lượng không nhỏ.
Thực trạng này, theo ông Lộc có lý do từ kênh cung cấp vốn yếu, khi ngân hàng hầu như không có vốn dài hạn, còn vốn ngắn hạn thì lãi suất quá cao. Nếu vay vốn với lãi suất trên 20% thì lợi nhuận phải trên 30% mới chịu đựng được. Mà như vậy chỉ có thể quay vòng rất nhanh nên rất khó đầu tư cho sản xuất, ông Lộc phân tích.
Vậy nhưng, Chủ tịch VCCI cũng cho biết, vẫn có một khu vực doanh nghiệp hầu như không bị ảnh hưởng bởi tình hình lãi suất cao và hạn chế tín dụng hiện nay, là những doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu.
“Rất nhiều doanh nghiệp mà chúng tôi đã gặp trong ngành cao su, hạt điều… đều bảo rất dễ dàng tiếp cận vốn ngân hàng, thậm chí các ngân hàng tìm đến họ chứ họ không phải tìm đến ngân hàng” - ông Lộc cung cấp thêm thông tin - thậm chí các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu có thể vay ngoại tệ mà ngoại tệ thì mức lãi suất chỉ từ 5% - 6%/năm.
Chủ tịch VCCI cũng đưa ra đề nghị ngân hàng “kiểm tra xem thế nào”, khi một số doanh nghiệp ngành cao su cho biết với một số dự án họ còn được ngân hàng yêu cầu vay thêm vốn, trong khi thực tế không cần nhiều đến mức đó.
Như vậy, vốn vào doanh nghiệp xuất khẩu khá dồi dào, trong khi nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa đang rất thiếu, ông Lộc khẳng định.
Đồng tình với nhận định của nhiều ý kiến trong Ủy ban Kinh tế là doanh nghiệp đang khó khăn về vốn, song TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia cho rằng, cần phân tích từng nhóm doanh nghiệp theo các lĩnh vực để thấy được mức độ khó khăn là rất khác nhau. Đồng thời mới lý giải được vì sao nhiều doanh nghiệp vẫn có thể vay vốn với lãi suất cao.
Ví dụ, một doanh nghiệp có chi phí tài chính dưới 10% giá thành sản phẩm thì khi lãi suất có cao hơn mức bình thường 5 - 7% thì giá thành sản phẩm cũng chỉ tăng thêm từ 1 - 2%, như vậy cũng có thể chấp nhận được, dù lợi nhuận có giảm, ông Lịch phân tích.
Cũng theo ông Lịch, khó khăn về vốn sẽ gay gắt hơn ở chính các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành thương mại, vì lãi suất cao sẽ tác động đến giá thành rất lớn. Do vậy, chính sách tín dụng cần ưu tiên cho các doanh nghiệp thu mua hàng hóa xuất khẩu và hoạt động thương mại nội địa, chuyên gia này đề nghị.
Dẫn lại băn khoăn của ông Lịch trước đó, liên quan đến tổng dư nợ tín dụng lên tới 120% GDP nhưng cụ thể tiền nằm ở đâu còn chưa rõ, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc đặt câu hỏi không hiểu vì lý do gì mà vốn chưa ra được khu vực sản xuất, kinh doanh.
"Giống như điều hành giao thông, điều hành không tốt sẽ gây nên ách tắc, nếu điều phối nguồn vốn trong hệ thống ngân hàng tốt thì nguồn vốn sẽ được bơm cho sản xuất, kinh doanh và có dư địa tín dụng cho khu vực doanh nghiệp", ông Lộc ví von.
Vị Chủ tịch VCCI cũng lo ngại khi nhận được nhiều câu trả lời từ nhiều doanh nghiệp, không chỉ là doanh nghiệp vừa và nhỏ, rằng tình hình hiện nay còn khó khăn hơn 2008. Và nếu tình trạng đói vốn kéo dài thì nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phải bán dự án, bán doanh nghiệp, trong khi các quỹ đầu tư nước ngoài đang có xu hướng thâu tóm các doanh nghiệp trong các lĩnh vực có tiềm năng.
Bởi vậy, bên cạnh mong muốn Quốc hội ủng hộ đề xuất giảm 30% thuế thu nhập cho doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2010 như thông tin được đại diện Bộ Tài chính nêu tại cuộc họp, ông Lộc cũng đề nghị Chính phủ sớm cho hình thành quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và ủy thác các tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vay.
Bên cạnh đó, cần có quy định tỷ lệ dư nợ bắt buộc với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại với sự trợ giúp của Nhà nước, phát triển mạnh hơn quỹ bảo lãnh tín dụng và giảm thời hạn thẩm định để thực hiện bảo lãnh tín dụng cho khu vực doanh nghiệp này tiếp cận nguồn vốn từ 30 ngày hiện nay xuống 15 ngày.
Giải pháp tiếp theo được ông Lộc đề xuất là cần có biện pháp tăng nguồn tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua sử dụng vốn ODA. Đồng thời khuyến khích sắp xếp hệ thống đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp để giảm bớt công đoạn thực hiện thủ tục phức tạp về thế chấp, bảo lãnh như hiện nay...
Đây là thông tin được Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc đưa ra tại cuộc họp của Ủy ban Kinh tế cuối tuần qua, khi việc tiếp cận vốn đang được xem là vấn đề nan giải của đại đa số doanh nghiệp.
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày tại cuộc họp này cũng đưa ra nhận định doanh nghiệp đang khó khăn trong việc vay vốn và mặt bằng lãi suất cao đang vượt quá khả năng chịu đựng của một bộ phận doanh nghiệp.
Đây được xem là nguyên nhân khiến cho lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp sụt giảm, một số doanh nghiệp thua lỗ và phải thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2011, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (vốn đăng ký và tăng thêm) chỉ đạt 95% so với cùng kỳ 2010 và tổng số vốn đăng ký mới của doanh nghiệp dân doanh trong nước cũng giảm 5,4%. Tuy nhiên số doanh nghiệp đăng ký mới tăng 4% so với cùng kỳ với khoảng 39.000 doanh nghiệp.
Về số lượng doanh nghiệp đăng ký mới, ông Lộc bình luận rằng “dù khó khăn nhưng doanh nghiệp vẫn tin tưởng vào triển vọng phát triển”. Nhưng vị Chủ tịch VCCI cũng nhấn mạnh, “điều rất đáng lo nghĩ là số lượng doanh nghiệp đang thực sự hoạt động. Từ trước đến nay các báo cáo chỉ công bố số doanh nghiệp đăng ký, nhưng thực tế thì chỉ có trên 60% doanh nghiệp đang hoạt động, các kết quả điều tra đều cho thấy như vậy”, ông Lộc quả quyết.
Tính toán theo tỷ lệ này, ông Lộc đưa ra con số hiện chỉ có từ 360.000 - 370.000 doanh nghiệp đang thực sự hoạt động trên tổng số 580.000 doanh nghiệp được thể hiện trên báo cáo.
Sự biến động này, theo ông Lộc là số liệu rất quan trọng để hoạch định chính sách. Song, “dù các đồng chí lãnh đạo rất quan tâm là bao nhiêu doanh nghiệp đã phải dừng hoạt động nhưng con số đó thì chỉ có Bộ Tài chính mới báo cáo được dựa trên thực tế doanh nghiệp đã đóng thuế thu nhập đầu năm nay”.
Nếu cung cấp được cho Quốc hội số đó thì rất là tốt, Chủ tịch Vũ Tiến Lộc nói thêm.
Không dẫn số liệu cụ thể, song thông tin được ông Lộc khá chắc chắn khi cung cấp đó là số doanh nghiệp đang phải ngừng hoạt động, giải thể, phá sản đã tăng gấp đôi 6 tháng đầu năm ngoái. Kéo theo đó là số dự án đầu tư dài hạn phải dừng lại, phải “đắp chiếu” vô thời hạn cũng tăng theo với số lượng không nhỏ.
Thực trạng này, theo ông Lộc có lý do từ kênh cung cấp vốn yếu, khi ngân hàng hầu như không có vốn dài hạn, còn vốn ngắn hạn thì lãi suất quá cao. Nếu vay vốn với lãi suất trên 20% thì lợi nhuận phải trên 30% mới chịu đựng được. Mà như vậy chỉ có thể quay vòng rất nhanh nên rất khó đầu tư cho sản xuất, ông Lộc phân tích.
Vậy nhưng, Chủ tịch VCCI cũng cho biết, vẫn có một khu vực doanh nghiệp hầu như không bị ảnh hưởng bởi tình hình lãi suất cao và hạn chế tín dụng hiện nay, là những doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu.
“Rất nhiều doanh nghiệp mà chúng tôi đã gặp trong ngành cao su, hạt điều… đều bảo rất dễ dàng tiếp cận vốn ngân hàng, thậm chí các ngân hàng tìm đến họ chứ họ không phải tìm đến ngân hàng” - ông Lộc cung cấp thêm thông tin - thậm chí các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu có thể vay ngoại tệ mà ngoại tệ thì mức lãi suất chỉ từ 5% - 6%/năm.
Chủ tịch VCCI cũng đưa ra đề nghị ngân hàng “kiểm tra xem thế nào”, khi một số doanh nghiệp ngành cao su cho biết với một số dự án họ còn được ngân hàng yêu cầu vay thêm vốn, trong khi thực tế không cần nhiều đến mức đó.
Như vậy, vốn vào doanh nghiệp xuất khẩu khá dồi dào, trong khi nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa đang rất thiếu, ông Lộc khẳng định.
Đồng tình với nhận định của nhiều ý kiến trong Ủy ban Kinh tế là doanh nghiệp đang khó khăn về vốn, song TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia cho rằng, cần phân tích từng nhóm doanh nghiệp theo các lĩnh vực để thấy được mức độ khó khăn là rất khác nhau. Đồng thời mới lý giải được vì sao nhiều doanh nghiệp vẫn có thể vay vốn với lãi suất cao.
Ví dụ, một doanh nghiệp có chi phí tài chính dưới 10% giá thành sản phẩm thì khi lãi suất có cao hơn mức bình thường 5 - 7% thì giá thành sản phẩm cũng chỉ tăng thêm từ 1 - 2%, như vậy cũng có thể chấp nhận được, dù lợi nhuận có giảm, ông Lịch phân tích.
Cũng theo ông Lịch, khó khăn về vốn sẽ gay gắt hơn ở chính các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành thương mại, vì lãi suất cao sẽ tác động đến giá thành rất lớn. Do vậy, chính sách tín dụng cần ưu tiên cho các doanh nghiệp thu mua hàng hóa xuất khẩu và hoạt động thương mại nội địa, chuyên gia này đề nghị.
Dẫn lại băn khoăn của ông Lịch trước đó, liên quan đến tổng dư nợ tín dụng lên tới 120% GDP nhưng cụ thể tiền nằm ở đâu còn chưa rõ, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc đặt câu hỏi không hiểu vì lý do gì mà vốn chưa ra được khu vực sản xuất, kinh doanh.
"Giống như điều hành giao thông, điều hành không tốt sẽ gây nên ách tắc, nếu điều phối nguồn vốn trong hệ thống ngân hàng tốt thì nguồn vốn sẽ được bơm cho sản xuất, kinh doanh và có dư địa tín dụng cho khu vực doanh nghiệp", ông Lộc ví von.
Vị Chủ tịch VCCI cũng lo ngại khi nhận được nhiều câu trả lời từ nhiều doanh nghiệp, không chỉ là doanh nghiệp vừa và nhỏ, rằng tình hình hiện nay còn khó khăn hơn 2008. Và nếu tình trạng đói vốn kéo dài thì nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phải bán dự án, bán doanh nghiệp, trong khi các quỹ đầu tư nước ngoài đang có xu hướng thâu tóm các doanh nghiệp trong các lĩnh vực có tiềm năng.
Bởi vậy, bên cạnh mong muốn Quốc hội ủng hộ đề xuất giảm 30% thuế thu nhập cho doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2010 như thông tin được đại diện Bộ Tài chính nêu tại cuộc họp, ông Lộc cũng đề nghị Chính phủ sớm cho hình thành quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và ủy thác các tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vay.
Bên cạnh đó, cần có quy định tỷ lệ dư nợ bắt buộc với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại với sự trợ giúp của Nhà nước, phát triển mạnh hơn quỹ bảo lãnh tín dụng và giảm thời hạn thẩm định để thực hiện bảo lãnh tín dụng cho khu vực doanh nghiệp này tiếp cận nguồn vốn từ 30 ngày hiện nay xuống 15 ngày.
Giải pháp tiếp theo được ông Lộc đề xuất là cần có biện pháp tăng nguồn tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua sử dụng vốn ODA. Đồng thời khuyến khích sắp xếp hệ thống đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp để giảm bớt công đoạn thực hiện thủ tục phức tạp về thế chấp, bảo lãnh như hiện nay...