Vốn từ Nhật, Mỹ, ASEAN vào Trung Quốc giảm mạnh
5 tháng đầu năm, đầu tư vào Trung Quốc từ Nhật Bản đã giảm tới 42,2%, từ Mỹ giảm 9,3% và từ ASEAN giảm 22,3%
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc trong tháng 5 đã giảm 6,7% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 8,6 tỷ USD, thông cáo mới đây của Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết.
Theo hãng tin AFP, tính chung cả 5 tháng đầu năm 2014, FDI vào Trung Quốc chỉ tăng có 1,6%, lên 48,91 tỷ USD. Tháng 4, FDI vào quốc gia này là 8,7 tỷ USD.
Nhưng nhìn theo khu vực, trong vòng 5 tháng đầu năm 2014, lượng vốn đầu tư từ Liên minh Châu Âu (EU) vào Trung Quốc đã giảm mạnh tới 22,1%, xuống còn có 2,58 tỷ USD.
Lượng vốn đầu tư từ Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng giảm 22,3%, xuống còn có 2,54 tỷ USD.
Đáng chú ý, nguồn vốn từ Nhật Bản, nhà đầu tư lớn thứ 5 vào Trung Quốc, đã giảm mạnh tới 42,2%. Đầu tư từ Mỹ cũng giảm 9,3%,
Kể từ đầu năm tới nay, những tranh chấp giữa Trung Quốc với các quốc gia láng giềng đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế. Trong tháng 5, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam, khiến quan hệ hai bên trở nên sóng gió.
Cho dù hôm 17/6, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Shen Danyang cho rằng, các tranh chấp này không phải là nguyên nhân khiến đầu tư từ ASEAN sụt giảm. "Nhìn chung, sự hợp tác giữa Trung Quốc với ASEAN không bị ảnh hưởng bởi tình huống hiện tại", ông này nói.
Tuy nhiên, ông Shen thừa nhận, "căng thẳng tiếp diễn trong các mối quan hệ chính trị Nhật Bản, Trung Quốc sẽ tổn hại môi trường hợp tác đầu tư song phương và có thể làm nguội quan hệ kinh tế và thương mại, cũng như ảnh hưởng tới quyết tâm hợp tác của các doanh nghiệp".
Dù thừa nhận như vậy, song người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc vẫn cho rằng "trách nhiệm không thuộc về phía Trung Quốc".
Cũng theo báo cáo của Bộ Thương mại Trung Quốc, những nhà đầu tư hàng đầu vào Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2014 này bao gồm Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong đó, lượng đầu tư từ Hàn Quốc và Anh tăng lần lượt là 87,9% và 62,2%.
Năm ngoái, đầu tư trực tiếp nước ngoài (không bao gồm lĩnh vực tài chính) vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã phục hồi, tăng 5,3%, đạt tổng cộng 117,6 tỷ USD, sau khi giảm 3,7%, xuống 111,7 tỷ USD trong 2012, năm mà FDI vào Trung Quốc giảm lần đầu tiên trong ba năm.
Bộ Thương mại Trung Quốc khi đó cho biết, FDI vào nước này đã duy trì sự phục hồi ổn định trong năm 2013, tăng trong 11 tháng liên tiếp kể từ tháng 2/2013. Chỉ tính riêng tháng 12/2013, nguồn vốn nước ngoài đổ vào thị trường Trung Quốc đã tăng 3,3%, đạt tới 12,1 tỷ USD.
Theo hãng tin AFP, tính chung cả 5 tháng đầu năm 2014, FDI vào Trung Quốc chỉ tăng có 1,6%, lên 48,91 tỷ USD. Tháng 4, FDI vào quốc gia này là 8,7 tỷ USD.
Nhưng nhìn theo khu vực, trong vòng 5 tháng đầu năm 2014, lượng vốn đầu tư từ Liên minh Châu Âu (EU) vào Trung Quốc đã giảm mạnh tới 22,1%, xuống còn có 2,58 tỷ USD.
Lượng vốn đầu tư từ Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng giảm 22,3%, xuống còn có 2,54 tỷ USD.
Đáng chú ý, nguồn vốn từ Nhật Bản, nhà đầu tư lớn thứ 5 vào Trung Quốc, đã giảm mạnh tới 42,2%. Đầu tư từ Mỹ cũng giảm 9,3%,
Kể từ đầu năm tới nay, những tranh chấp giữa Trung Quốc với các quốc gia láng giềng đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế. Trong tháng 5, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam, khiến quan hệ hai bên trở nên sóng gió.
Cho dù hôm 17/6, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Shen Danyang cho rằng, các tranh chấp này không phải là nguyên nhân khiến đầu tư từ ASEAN sụt giảm. "Nhìn chung, sự hợp tác giữa Trung Quốc với ASEAN không bị ảnh hưởng bởi tình huống hiện tại", ông này nói.
Tuy nhiên, ông Shen thừa nhận, "căng thẳng tiếp diễn trong các mối quan hệ chính trị Nhật Bản, Trung Quốc sẽ tổn hại môi trường hợp tác đầu tư song phương và có thể làm nguội quan hệ kinh tế và thương mại, cũng như ảnh hưởng tới quyết tâm hợp tác của các doanh nghiệp".
Dù thừa nhận như vậy, song người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc vẫn cho rằng "trách nhiệm không thuộc về phía Trung Quốc".
Cũng theo báo cáo của Bộ Thương mại Trung Quốc, những nhà đầu tư hàng đầu vào Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2014 này bao gồm Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong đó, lượng đầu tư từ Hàn Quốc và Anh tăng lần lượt là 87,9% và 62,2%.
Năm ngoái, đầu tư trực tiếp nước ngoài (không bao gồm lĩnh vực tài chính) vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã phục hồi, tăng 5,3%, đạt tổng cộng 117,6 tỷ USD, sau khi giảm 3,7%, xuống 111,7 tỷ USD trong 2012, năm mà FDI vào Trung Quốc giảm lần đầu tiên trong ba năm.
Bộ Thương mại Trung Quốc khi đó cho biết, FDI vào nước này đã duy trì sự phục hồi ổn định trong năm 2013, tăng trong 11 tháng liên tiếp kể từ tháng 2/2013. Chỉ tính riêng tháng 12/2013, nguồn vốn nước ngoài đổ vào thị trường Trung Quốc đã tăng 3,3%, đạt tới 12,1 tỷ USD.