VSSA “đứng ngồi không yên” khi ngưng xuất đường tinh luyện
Bộ Công Thương chỉ cho phép xuất 200.000 tấn đường RS đến hết ngày 30/6/2014, còn đường tinh luyện thì không
Ngày 17/1/2014, Bộ Công Thương đã gửi UBND tỉnh Lào Cai công văn trong đó có thông báo cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) về việc xuất khẩu đường qua cửa khẩu phụ Bản Vược, Bát Xát, Lào Cai.
Bộ Công Thương chỉ cho phép bán đường RS và tạm ngưng xuất khẩu đường tinh luyện (RE). Đường RE sẽ được phép xuất khẩu trở lại sau khi đảm bảo nhu cầu trong nước. Nội dung này khiến Hiệp hội mía đường lo lắng.
Theo VSSA đến ngày 20/1/2014, lượng đường tồn kho tại các nhà máy đường là 311.878 tấn, tại các công ty thương mại thuộc Hiệp hội là 13.435 tấn.
Theo ông Đỗ Thành Liêm, Phó chủ tịch VSSA, trong thông báo Bộ Công Thương cho phép 10 doanh nghiệp xuất khẩu đường, nhưng 10 doanh nghiệp này tên gì, ở đâu thì VSSA không biết vì Bộ chưa gửi danh sách.
Hạn ngạch xuất khẩu đường của mỗi doanh nghiệp trong 10 doanh nghiệp này cũng không được nêu rõ, vì Bộ không gửi thông báo cho VSSA mà chỉ gửi cho UBND tỉnh Lào Cai.
Theo tinh thần thông báo, Bộ Công Thương chỉ cho phép xuất 200.000 tấn đường RS đến hết ngày 30/6/2014, còn đường RE thì không.
“Khi thừa thì thừa cả 2 loại đường RE lẫn RS. Còn việc đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước thì không thể để cho ngành mía đường đang khó khăn như hiện nay phải gánh chi phí dự trữ cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm có sử dụng đường. Đến tháng 6/2014, Bộ Công Thương sẽ cấp hạn ngạch nhập khẩu 77.000 tấn đường mà chủ yếu là đường RE cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, nhưng từ nay đến tháng 6 Bộ lại không cho phép xuất khẩu đường RE. Xét toàn chuỗi vấn đề này tôi thấy kỳ lạ.
Trước tết, Bộ Công Thương cũng đã cấp hạn ngạch nhập khẩu 73.500 tấn đường RE và hiện các doanh nghiệp vẫn đang sử dụng. Đến tháng 6/2014 lại cho nhập khẩu tiếp đường RE nhưng không cho xuất khẩu đường RE sản xuất trong nước, vô tình làm đường RE bị ứ đọng. Xét trên bình diện chung, việc điều hành như vậy có bất cập không?”, ông Liêm bức xúc đặt câu hỏi.
Theo ông Nguyễn Hải, Tổng thư ký VSSA, trước và sau Tết Nguyên đán do xuất khẩu đường qua cửa khẩu phụ Bản Vượt bị chậm nên giá đường trong nước bị sụt giảm, hiện ở mức giá dưới 13.000 đồng/kg.
Nguyên nhân do phía Trung Quốc vào mùa vụ nên lượng đường tiêu thụ ít, đồng thời đây là cửa khẩu phụ cho nên hoạt động xuất khẩu không thông suốt, thương nhân biết tình hình mía đường trong nước nên ra sức ép giá.
Bên cạnh những khó khăn trên, Bộ Công Thương lại cấp giấy phép mới xuất khẩu đường nhưng chỉ thông báo cho tỉnh Lào Cai.
Theo lý giải của Bộ, sở dĩ hạn chế xuất khẩu đường RE là để phục vụ cho nhu cầu trong nước và chờ đến khi nào nhu cầu tiêu thụ trong nước ổn định sẽ cho xuất khẩu tiếp tục.
“Tôi thấy có phần bất công, vì đường RE năm nào tồn kho cũng rất nhiều, và hiện đang tồn kho rất lớn. Dự báo, tổng lượng đường sản xuất cả nước năm 2014 từ 1,5 - 1,6 triệu tấn, riêng đường RE chiếm gần 600 ngàn tấn, đó là chưa cộng tồn kho cũ. Nếu Bộ Công Thương hạn chế xuất khẩu sẽ gây khó khăn cho đường RE. Nếu đường RE không được xuất khẩu chắc chắn sẽ xuống giá, qua đó gián tiếp đẩy giá đường RS xuống theo. Như vậy sẽ có bất lợi về mặt thương mại”, ông Hải lo lắng.
Bộ Công Thương chỉ cho phép bán đường RS và tạm ngưng xuất khẩu đường tinh luyện (RE). Đường RE sẽ được phép xuất khẩu trở lại sau khi đảm bảo nhu cầu trong nước. Nội dung này khiến Hiệp hội mía đường lo lắng.
Theo VSSA đến ngày 20/1/2014, lượng đường tồn kho tại các nhà máy đường là 311.878 tấn, tại các công ty thương mại thuộc Hiệp hội là 13.435 tấn.
Theo ông Đỗ Thành Liêm, Phó chủ tịch VSSA, trong thông báo Bộ Công Thương cho phép 10 doanh nghiệp xuất khẩu đường, nhưng 10 doanh nghiệp này tên gì, ở đâu thì VSSA không biết vì Bộ chưa gửi danh sách.
Hạn ngạch xuất khẩu đường của mỗi doanh nghiệp trong 10 doanh nghiệp này cũng không được nêu rõ, vì Bộ không gửi thông báo cho VSSA mà chỉ gửi cho UBND tỉnh Lào Cai.
Theo tinh thần thông báo, Bộ Công Thương chỉ cho phép xuất 200.000 tấn đường RS đến hết ngày 30/6/2014, còn đường RE thì không.
“Khi thừa thì thừa cả 2 loại đường RE lẫn RS. Còn việc đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước thì không thể để cho ngành mía đường đang khó khăn như hiện nay phải gánh chi phí dự trữ cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm có sử dụng đường. Đến tháng 6/2014, Bộ Công Thương sẽ cấp hạn ngạch nhập khẩu 77.000 tấn đường mà chủ yếu là đường RE cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, nhưng từ nay đến tháng 6 Bộ lại không cho phép xuất khẩu đường RE. Xét toàn chuỗi vấn đề này tôi thấy kỳ lạ.
Trước tết, Bộ Công Thương cũng đã cấp hạn ngạch nhập khẩu 73.500 tấn đường RE và hiện các doanh nghiệp vẫn đang sử dụng. Đến tháng 6/2014 lại cho nhập khẩu tiếp đường RE nhưng không cho xuất khẩu đường RE sản xuất trong nước, vô tình làm đường RE bị ứ đọng. Xét trên bình diện chung, việc điều hành như vậy có bất cập không?”, ông Liêm bức xúc đặt câu hỏi.
Theo ông Nguyễn Hải, Tổng thư ký VSSA, trước và sau Tết Nguyên đán do xuất khẩu đường qua cửa khẩu phụ Bản Vượt bị chậm nên giá đường trong nước bị sụt giảm, hiện ở mức giá dưới 13.000 đồng/kg.
Nguyên nhân do phía Trung Quốc vào mùa vụ nên lượng đường tiêu thụ ít, đồng thời đây là cửa khẩu phụ cho nên hoạt động xuất khẩu không thông suốt, thương nhân biết tình hình mía đường trong nước nên ra sức ép giá.
Bên cạnh những khó khăn trên, Bộ Công Thương lại cấp giấy phép mới xuất khẩu đường nhưng chỉ thông báo cho tỉnh Lào Cai.
Theo lý giải của Bộ, sở dĩ hạn chế xuất khẩu đường RE là để phục vụ cho nhu cầu trong nước và chờ đến khi nào nhu cầu tiêu thụ trong nước ổn định sẽ cho xuất khẩu tiếp tục.
“Tôi thấy có phần bất công, vì đường RE năm nào tồn kho cũng rất nhiều, và hiện đang tồn kho rất lớn. Dự báo, tổng lượng đường sản xuất cả nước năm 2014 từ 1,5 - 1,6 triệu tấn, riêng đường RE chiếm gần 600 ngàn tấn, đó là chưa cộng tồn kho cũ. Nếu Bộ Công Thương hạn chế xuất khẩu sẽ gây khó khăn cho đường RE. Nếu đường RE không được xuất khẩu chắc chắn sẽ xuống giá, qua đó gián tiếp đẩy giá đường RS xuống theo. Như vậy sẽ có bất lợi về mặt thương mại”, ông Hải lo lắng.