Ngành mía đường lại thua đau
Do tiêu thụ khó khăn, giá bán đường của các nhà máy thấp hơn rất nhiều so với năm 2012
Bộ Công Thương mới cho phép các doanh nghiệp mía đường xuất khẩu sản phẩm tiểu ngạch sang Trung Quốc thì đường Thái Lan đã đổ bộ vào Việt Nam theo dạng tạm nhập tái xuất rồi sang Trung Quốc qua các cửa khẩu tiểu ngạch. Điều này cũng đồng nghĩa, đường Việt Nam mất thị trường nội địa, vừa mất luôn thị trường xuất khẩu gần như duy nhất.
TS.Hà Hữu Phái, Trưởng Văn phòng Hiệp hội Mía đường Việt Nam tại Hà Nội cho biết, tính từ đầu niên vụ đến 13/5/2013, toàn ngành mía đường đã ép được 15.500.000 tấn mía, cho sản lượng 1.442.800 tấn đường. Trong số 41 nhà máy đường hầu hết đã kết thúc vụ sản xuất, chỉ còn 6 nhà máy sẽ tiếp tục hoạt động đến hết tháng 5. Dự tính cả niên vụ sẽ sản xuất được khoảng 1,5 triệu tấn đường.
Tồn kho đường đã lên cao nhất từ trước tới nay, lượng đường tồn kho tại các nhà máy tính đến 3/5/2013 còn 579.818 tấn. Chưa kể lượng đường tồn kho tại các công ty thương mại trong hệ thống Hiệp hội Mía đường khoảng 28.000 tấn và các hệ thống phân phối. Ước tính, tổng lượng đường tồn kho thời điểm này lên đến 600.000 tấn.
Do tiêu thụ khó khăn, giá bán đường của các nhà máy thấp hơn rất nhiều so với năm 2012. Năm ngoái, giá đường bán tại kho các nhà máy có lúc lên tới 19.000 đồng/kg, cùng thời điểm này là 16.500-17.000 đồng/kg.
Thế nhưng tháng 3/2013, giá đường bán buôn tại kho các nhà máy xuống chỉ còn 13.000 - 13.500 đồng/kg. Từ đầu tháng 5 đến nay, giá đường đã nhích lên nhưng vẫn rất thấp, hiện đường kính trắng ở mức 14.500 - 14.900 đồng/kg, đường tinh luyện 15.500-16.000 đồng/kg. Trên thị trường thế giới, giá đường đã giảm 18% trong vòng một năm qua và đang tiếp tục chịu áp lực giảm giá do cung vượt cầu.
Có một nghịch lý, trong khi đường bán tại các nhà máy giảm giá mạnh thì đường bán lẻ vẫn không giảm. Tại các siêu thị ở Hà Nội, giá đường tinh luyện những ngày qua vẫn ở mức cao 21.000 - 22.000 đồng/kg, đường tinh luyện Biên Hòa là 22.500 đồng/kg. Tại các chợ và cửa hàng bán lẻ, giá đường tinh luyện từ 22-24.000 đồng/kg.
Rõ ràng, giá bán ở nhà máy đến tay người tiêu dùng chênh lệch tới 4-7.000 đồng/kg. Theo phản ánh, hệ thống siêu thị Hà Nội gần như không tiếp cận được nhà máy mà chỉ mua qua các đại lý cấp 1, cấp 2.
Do vậy, mỗi cấp đại lý lại đội giá lên khiến giá đường bán cho người tiêu dùng ở mức cao. Để hạn chế và khắc phục tình trung gian đội giá trong chuỗi tiêu thụ đường, Hiệp hội Mía đường sẽ cùng với Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) xúc tiến xây dựng Nghị định về quản lý mía đường trong năm 2013.
Ông Phái nhận định, lượng tồn kho hiện nay đã tới đỉnh, trong những tháng tới sẽ giảm dần do hết vụ sản xuất. Tuy nhiên từ nay đến hết tháng 8/2013, khó có thể tiêu thụ hết lượng đường tồn kho trước khi vào niên vụ sản xuất mới bởi trung bình mỗi tháng, cả nước chỉ tiêu thụ khoảng trên 100.000 tấn.
Lối thoát duy nhất để giải quyết bài toán tiêu thụ cho ngành đường là phải chặn triệt để dòng đường nhập lậu ở biên giới Tây Nam đồng thời thúc đẩy xuất khẩu qua các cửa khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc.
Năm ngoái, khi Nhà nước chưa cho phép xuất khẩu đường tiểu ngạch, vẫn có một số công ty tìm cách xuất “chui” nhưng phải “làm luật” tới 320 đồng/kg và bị phía Trung Quốc ép giá mua xuống thấp khiến doanh nghiệp Việt Nam thua thiệt rất nhiều. Hiệp hội Mía đường đã phải kiến nghị, xin cho xuất khẩu đường tiểu ngạch qua các cửa khẩu phụ, lối mòn.
Mãi đến 8/3/2013, Bộ Công Thương mới cho xuất khẩu đường kính trắng qua cửa khẩu phụ Bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Đường xuất tiểu ngạch chỉ được thực hiện từ tháng 3 đến 20/6/2013 với khối lượng 200.000 tấn. Mặc dù muộn nhưng điều này vẫn có tác dụng tốt cho thị trường tiêu thụ đường đến thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên, đến nay các nhà máy đường mới xuất khẩu được chừng 25.000 tấn mà chỉ còn 1,5 tháng nữa là hết thời hạn thì con số xuất khẩu 200.000 tấn là quá xa vời. Trong khi đó, đường Thái Lan đã đổ bộ vào Việt Nam theo dạng tạm nhập tái xuất, vận chuyển bằng tàu thủy đến cảng Hải Phòng rồi đưa bằng đường bộ lên Lào Cai sang Trung Quốc qua cửa khẩu phụ Bản Vược.
TS. Hà Hữu Phái than thở, “Mỗi năm đường Thái Lan nhập lậu qua biên giới lên tới 400-500 ngàn tấn và làm sản phẩm đường Việt Nam mất đáng kể thị trường trong nước. Hiệp hội đã phải xin xuất khẩu qua chính sách đối với cư dân biên giới. Nào ngờ đường Thái Lan tiếp tục lấn tới, áp dụng kế sách “mượn đường diệt Quắc” nổi danh trong lịch sử Trung Quốc, mượn đường Việt Nam để đưa hàng vào Trung Quốc, khiến chúng ta thua đau”.
Trong công văn của Hiệp hội Mía đường Việt Nam gửi Chính phủ cuối tháng 4/2013 nêu rõ: “Nếu cho tạm nhập tái xuất mặt hàng đường sang Trung Quốc theo tuyến biên giới, chắc chắn đường của Thái Lan sẽ thay đường sản xuất trong nước để sang Trung Quốc, đồng nghĩa với việc Việt Nam vừa mất thị trường nội địa, vừa mất luôn thị trường xuất khẩu gần như duy nhất của nước ta. Do vậy, Hiệp hội Mía đường kiến nghị Chính phủ không cho phép tạm nhập tái xuất đường, đặc biệt là tạm nhập tái xuất qua cửa khẩu phụ Bản Vược và các địa phương có biên giới giáp với Trung Quốc”.
Ngày 10/5/2013, Văn phòng Chính phủ có Công văn 3702 yêu cầu Ban chỉ đạo 127 trung ương phải khẩn trương báo cáo tình hình buôn lậu đường và hoạt động tạm nhập tái xuất đường thời gian qua (làm rõ số lượng, giá trị và tình hình thanh khoản các lô hàng).
Đồng thời, các Bộ Công Thương, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia ý kiến đối với kiến nghị của Hiệp hội Mía đường về việc không cho phép tạm nhập tái xuất mặt hàng đường, báo cáo để Thủ tướng Chính phủ xem xét.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
TS.Hà Hữu Phái, Trưởng Văn phòng Hiệp hội Mía đường Việt Nam tại Hà Nội cho biết, tính từ đầu niên vụ đến 13/5/2013, toàn ngành mía đường đã ép được 15.500.000 tấn mía, cho sản lượng 1.442.800 tấn đường. Trong số 41 nhà máy đường hầu hết đã kết thúc vụ sản xuất, chỉ còn 6 nhà máy sẽ tiếp tục hoạt động đến hết tháng 5. Dự tính cả niên vụ sẽ sản xuất được khoảng 1,5 triệu tấn đường.
Tồn kho đường đã lên cao nhất từ trước tới nay, lượng đường tồn kho tại các nhà máy tính đến 3/5/2013 còn 579.818 tấn. Chưa kể lượng đường tồn kho tại các công ty thương mại trong hệ thống Hiệp hội Mía đường khoảng 28.000 tấn và các hệ thống phân phối. Ước tính, tổng lượng đường tồn kho thời điểm này lên đến 600.000 tấn.
Do tiêu thụ khó khăn, giá bán đường của các nhà máy thấp hơn rất nhiều so với năm 2012. Năm ngoái, giá đường bán tại kho các nhà máy có lúc lên tới 19.000 đồng/kg, cùng thời điểm này là 16.500-17.000 đồng/kg.
Thế nhưng tháng 3/2013, giá đường bán buôn tại kho các nhà máy xuống chỉ còn 13.000 - 13.500 đồng/kg. Từ đầu tháng 5 đến nay, giá đường đã nhích lên nhưng vẫn rất thấp, hiện đường kính trắng ở mức 14.500 - 14.900 đồng/kg, đường tinh luyện 15.500-16.000 đồng/kg. Trên thị trường thế giới, giá đường đã giảm 18% trong vòng một năm qua và đang tiếp tục chịu áp lực giảm giá do cung vượt cầu.
Có một nghịch lý, trong khi đường bán tại các nhà máy giảm giá mạnh thì đường bán lẻ vẫn không giảm. Tại các siêu thị ở Hà Nội, giá đường tinh luyện những ngày qua vẫn ở mức cao 21.000 - 22.000 đồng/kg, đường tinh luyện Biên Hòa là 22.500 đồng/kg. Tại các chợ và cửa hàng bán lẻ, giá đường tinh luyện từ 22-24.000 đồng/kg.
Rõ ràng, giá bán ở nhà máy đến tay người tiêu dùng chênh lệch tới 4-7.000 đồng/kg. Theo phản ánh, hệ thống siêu thị Hà Nội gần như không tiếp cận được nhà máy mà chỉ mua qua các đại lý cấp 1, cấp 2.
Do vậy, mỗi cấp đại lý lại đội giá lên khiến giá đường bán cho người tiêu dùng ở mức cao. Để hạn chế và khắc phục tình trung gian đội giá trong chuỗi tiêu thụ đường, Hiệp hội Mía đường sẽ cùng với Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) xúc tiến xây dựng Nghị định về quản lý mía đường trong năm 2013.
Ông Phái nhận định, lượng tồn kho hiện nay đã tới đỉnh, trong những tháng tới sẽ giảm dần do hết vụ sản xuất. Tuy nhiên từ nay đến hết tháng 8/2013, khó có thể tiêu thụ hết lượng đường tồn kho trước khi vào niên vụ sản xuất mới bởi trung bình mỗi tháng, cả nước chỉ tiêu thụ khoảng trên 100.000 tấn.
Lối thoát duy nhất để giải quyết bài toán tiêu thụ cho ngành đường là phải chặn triệt để dòng đường nhập lậu ở biên giới Tây Nam đồng thời thúc đẩy xuất khẩu qua các cửa khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc.
Năm ngoái, khi Nhà nước chưa cho phép xuất khẩu đường tiểu ngạch, vẫn có một số công ty tìm cách xuất “chui” nhưng phải “làm luật” tới 320 đồng/kg và bị phía Trung Quốc ép giá mua xuống thấp khiến doanh nghiệp Việt Nam thua thiệt rất nhiều. Hiệp hội Mía đường đã phải kiến nghị, xin cho xuất khẩu đường tiểu ngạch qua các cửa khẩu phụ, lối mòn.
Mãi đến 8/3/2013, Bộ Công Thương mới cho xuất khẩu đường kính trắng qua cửa khẩu phụ Bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Đường xuất tiểu ngạch chỉ được thực hiện từ tháng 3 đến 20/6/2013 với khối lượng 200.000 tấn. Mặc dù muộn nhưng điều này vẫn có tác dụng tốt cho thị trường tiêu thụ đường đến thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên, đến nay các nhà máy đường mới xuất khẩu được chừng 25.000 tấn mà chỉ còn 1,5 tháng nữa là hết thời hạn thì con số xuất khẩu 200.000 tấn là quá xa vời. Trong khi đó, đường Thái Lan đã đổ bộ vào Việt Nam theo dạng tạm nhập tái xuất, vận chuyển bằng tàu thủy đến cảng Hải Phòng rồi đưa bằng đường bộ lên Lào Cai sang Trung Quốc qua cửa khẩu phụ Bản Vược.
TS. Hà Hữu Phái than thở, “Mỗi năm đường Thái Lan nhập lậu qua biên giới lên tới 400-500 ngàn tấn và làm sản phẩm đường Việt Nam mất đáng kể thị trường trong nước. Hiệp hội đã phải xin xuất khẩu qua chính sách đối với cư dân biên giới. Nào ngờ đường Thái Lan tiếp tục lấn tới, áp dụng kế sách “mượn đường diệt Quắc” nổi danh trong lịch sử Trung Quốc, mượn đường Việt Nam để đưa hàng vào Trung Quốc, khiến chúng ta thua đau”.
Trong công văn của Hiệp hội Mía đường Việt Nam gửi Chính phủ cuối tháng 4/2013 nêu rõ: “Nếu cho tạm nhập tái xuất mặt hàng đường sang Trung Quốc theo tuyến biên giới, chắc chắn đường của Thái Lan sẽ thay đường sản xuất trong nước để sang Trung Quốc, đồng nghĩa với việc Việt Nam vừa mất thị trường nội địa, vừa mất luôn thị trường xuất khẩu gần như duy nhất của nước ta. Do vậy, Hiệp hội Mía đường kiến nghị Chính phủ không cho phép tạm nhập tái xuất đường, đặc biệt là tạm nhập tái xuất qua cửa khẩu phụ Bản Vược và các địa phương có biên giới giáp với Trung Quốc”.
Ngày 10/5/2013, Văn phòng Chính phủ có Công văn 3702 yêu cầu Ban chỉ đạo 127 trung ương phải khẩn trương báo cáo tình hình buôn lậu đường và hoạt động tạm nhập tái xuất đường thời gian qua (làm rõ số lượng, giá trị và tình hình thanh khoản các lô hàng).
Đồng thời, các Bộ Công Thương, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia ý kiến đối với kiến nghị của Hiệp hội Mía đường về việc không cho phép tạm nhập tái xuất mặt hàng đường, báo cáo để Thủ tướng Chính phủ xem xét.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)