Vụ phá sản lớn nhất tại Nhật trong 7 năm qua
Ngân hàng SFCG chuyên cấp vốn vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật vừa nộp đơn xin bảo hộ phá sản
Ngân hàng SFCG chuyên cấp vốn vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật vừa nộp đơn xin bảo hộ phá sản.
Đơn xin bảo hộ phá sản của SFCG được nộp lên tòa án Nhật Bản vào ngày 23/2 này. Số nợ mà SFCG “gánh” ở thời điểm phá sản là 338 tỷ Yên, tương đương 3,6 tỷ USD. Với số nợ này, SFCG ghi dấu vụ phá sản lớn nhất ở Nhật từ năm 2002 tới nay.
Trước khi đi tới kết cục đổ vỡ trên, SFCG vay nợ rất nhiều từ các ngân hàng nước ngoài. Trong số các chủ nợ lớn hiện nay của SFCG có cả ngân hàng Citigroup của Mỹ với số nợ 31 tỷ Yên, tính tới ngày 31/7/2008.
Trong đơn xin phá sản, SFCG cho hay, ngân hàng này bị thua lỗ đậm ở hoạt động cho vay cầm cố địa ốc đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khi việc tìm kiếm các nguồn vốn để bổ sung là rất khó khăn.
Thời gian qua, số vụ phá sản doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nhật tăng mạnh, trong khi giá nhà đất sụt giảm. Năm 2008, có tới 33 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Nhật lâm vào cảnh phá sản - một con số kỷ lục - chủ yếu do tình trạng thắt chặt tín dụng ở nước này.
“Tới thời điểm này, các vụ phá sản ở Nhật tập trung chủ yếu trong lĩnh vực địa ốc và xây dựng, nhưng xu hướng này cũng đã bắt đầu lan rộng sang các lĩnh vực khác. Việc vay vốn ngân hàng ngày càng khó hơn”, ông Nobuo Tomoda, một nhà phân tích tại công ty nghiên cứu tín dụng và phá sản Tokyo Shoko Research nói.
Thành lập tháng 12/1978, SFCG có tổng số 1.528 nhân viên tính tới cuối tháng 10 năm ngoái. Ngoài lĩnh vực cho vay, ngân hàng này còn hoạt động trong các lĩnh vực địa ốc và đại lý bảo hiểm. SFCG có 109 chi nhánh tại Nhật.
Trong vòng 1 năm qua, giá cổ phiếu của SFCG đã mất giá tới 92%. Trước khi nộp đơn xin phá sản, ngân hàng này có giá trị thị trường 15,8 tỷ Yên.Vụ phá sản của SFCG là vụ phá sản lớn nhất ở Nhật kể từ tháng 3/2002 trở lại đây, sau vụ phá sản của nhà thầu xây dựng Sato Kogyo với số nợ 450 tỷ Yên.
“Sự đổ vỡ của SFCG có thể là sự khởi đầu cho một làn sóng đổ vỡ nữa trong cuộc khủng hoảng tài chính này”, ông Norihito Fujito, Giám đốc bộ phận nghiên cứu đầu tư của công ty chứng khoán Mitsubishi UFJ Securities nhận xét.
(Theo Reuters, Bloomberg)
Đơn xin bảo hộ phá sản của SFCG được nộp lên tòa án Nhật Bản vào ngày 23/2 này. Số nợ mà SFCG “gánh” ở thời điểm phá sản là 338 tỷ Yên, tương đương 3,6 tỷ USD. Với số nợ này, SFCG ghi dấu vụ phá sản lớn nhất ở Nhật từ năm 2002 tới nay.
Trước khi đi tới kết cục đổ vỡ trên, SFCG vay nợ rất nhiều từ các ngân hàng nước ngoài. Trong số các chủ nợ lớn hiện nay của SFCG có cả ngân hàng Citigroup của Mỹ với số nợ 31 tỷ Yên, tính tới ngày 31/7/2008.
Trong đơn xin phá sản, SFCG cho hay, ngân hàng này bị thua lỗ đậm ở hoạt động cho vay cầm cố địa ốc đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khi việc tìm kiếm các nguồn vốn để bổ sung là rất khó khăn.
Thời gian qua, số vụ phá sản doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nhật tăng mạnh, trong khi giá nhà đất sụt giảm. Năm 2008, có tới 33 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Nhật lâm vào cảnh phá sản - một con số kỷ lục - chủ yếu do tình trạng thắt chặt tín dụng ở nước này.
“Tới thời điểm này, các vụ phá sản ở Nhật tập trung chủ yếu trong lĩnh vực địa ốc và xây dựng, nhưng xu hướng này cũng đã bắt đầu lan rộng sang các lĩnh vực khác. Việc vay vốn ngân hàng ngày càng khó hơn”, ông Nobuo Tomoda, một nhà phân tích tại công ty nghiên cứu tín dụng và phá sản Tokyo Shoko Research nói.
Thành lập tháng 12/1978, SFCG có tổng số 1.528 nhân viên tính tới cuối tháng 10 năm ngoái. Ngoài lĩnh vực cho vay, ngân hàng này còn hoạt động trong các lĩnh vực địa ốc và đại lý bảo hiểm. SFCG có 109 chi nhánh tại Nhật.
Trong vòng 1 năm qua, giá cổ phiếu của SFCG đã mất giá tới 92%. Trước khi nộp đơn xin phá sản, ngân hàng này có giá trị thị trường 15,8 tỷ Yên.Vụ phá sản của SFCG là vụ phá sản lớn nhất ở Nhật kể từ tháng 3/2002 trở lại đây, sau vụ phá sản của nhà thầu xây dựng Sato Kogyo với số nợ 450 tỷ Yên.
“Sự đổ vỡ của SFCG có thể là sự khởi đầu cho một làn sóng đổ vỡ nữa trong cuộc khủng hoảng tài chính này”, ông Norihito Fujito, Giám đốc bộ phận nghiên cứu đầu tư của công ty chứng khoán Mitsubishi UFJ Securities nhận xét.
(Theo Reuters, Bloomberg)