Vui, khi a-lô không còn cửa!
Phó tổng giám đốc Viettel cảm thấy vui khi tỷ lệ doanh thu trung bình trên một thuê bao tại Việt Nam ngày càng giảm
Khi mà cả chuyên gia nước ngoài và trong nước đều lo lắng trước tỷ lệ doanh thu trung bình trên một thuê bao (ARPU) tại Việt Nam ngày càng giảm thì ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) lại cho rằng, “vui khi ARPU xuống thấp!”.
Quan điểm của ông Hùng đưa ra nghe có vẻ “ngược đời”!
Thời gian qua, ở nhiều hội thảo về viễn thông, vấn đề tỷ lệ ARPU đã, đang giảm xuống đã liên tiếp được đưa ra bàn luận, thậm chí có những nhận định ARPU giảm, thị trường viễn thông Việt Nam có dấu hiệu bán dưới giá thành và sẽ có nguy cơ sụp đổ.
Chuyên gia kỳ cựu về viễn thông, ông Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông), tại lễ công bố 10 sự kiện công nghệ thông tin do Câu lạc bộ Nhà báo công nghệ thông tin Việt Nam tổ chức mới đây, cũng cho rằng, dịch vụ điện thoại thuần túy (voice) đã tiệm cận bão hòa khiến cho ARPU giảm, thị trường viễn thông đã bộc lộ yếu tố của sự không bền vững, gây sụp đổ từng bộ phận của thị trường, có thể gây thiệt thòi cho Nhà nước và cho người tiêu dùng.
Ông Furuhashi Goro, trưởng đại diện của công ty NTT Docomo (Nhật Bản) tại Việt Nam thì đưa ra quan điểm, một trong ba điểm yếu của thị trường viễn thông Việt Nam là tỷ lệ ARPU đang ngày có xu hướng giảm xuống rõ rệt.
Và còn nhiều chuyên gia, cả trong nước và nước ngoài cũng đã đưa ra quan điểm và lo lắng trước tỷ lệ ARPU tại Việt Nam ngày càng giảm xuống.
“Đi ngược” lại những quan điểm trên, Phó tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng tự tin, “tôi rất vui khi ARPU xuống thấp vì khi đó, doanh nghiệp bắt buộc phải nghĩ “a-lô” (tăng doanh thu từ dịch vụ gọi - PV) không còn cửa nữa và phải đi tìm cửa kinh doanh mới, như thế sẽ làm cho lĩnh vực viễn thông phong phú hơn rất nhiều”.
Theo ông, đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã làm xong việc đưa điện thoại đến với mọi người. Giai đoạn kế tiếp là đưa Internet băng rộng về mọi nhà. Có cái này rồi thì sẽ có câu chuyện tiếp theo là đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực của đời sống, vào mọi ngõ ngách, đến với các cá nhân, doanh nghiệp, bộ, ban, ngành, cơ quan Chính phủ.
Hiện doanh thu trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin mới đạt khoảng 3 - 3,5% GDP, nhưng giả định, ngành công nghệ thông tin đi vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thì sẽ “vọt” lên trên 10% GDP. “Tự nhiên chúng ta sẽ nhìn thấy thị trường to gấp 3 - 4 lần”, ông Hùng nói.
Ở một góc độ khác, ông Hùng cũng thẳng thắn cho rằng, thị trường trong nước nhìn thì lớn nhưng vẫn là mảnh áo chật và bắt buộc doanh nghiệp phải ra nước ngoài. Đó là câu chuyện bắt buộc. Bởi thế, nhiều doanh nghiệp thời gian qua đã “lóp ngóp” kéo nhau đi, chả ai bảo ai cũng kéo nhau đi.
Theo phân tích của ông, những khó khăn kinh tế hiện tại cũng là một may mắn lớn, vì doanh nghiệp phải nhận thức lại nhiều vấn đề, trong đó có một vấn đề quan trọng là trong môi trường cạnh tranh mỗi người bắt buộc phải tìm ra một cái core (cốt lõi) cho mình và quay xung quanh cái cốt lõi ấy.
Với Viettel, chiến lược của tập đoàn này là sẽ đi theo hướng kinh doanh viễn thông, vì thế Viettel sẽ tập trung đầu tư vào sản xuất kinh doanh để thực hiện chiến lược đó.
“Có ý kiến cho rằng, sản xuất muốn thắng là phải có công nghệ, có người nói là tiền, người nói là nguồn nhân lực. Nhưng Viettel cho rằng cần thị trường trước. Còn nếu không có công nghệ chúng ta sẽ sử dụng lại, sẽ thiết kế, sản xuất phù hợp với phân đoạn thị trường của mình”, ông Hùng nói.
Ông cũng chia sẻ, vừa rồi Viettel đưa ra chiến lược nghe có vẻ… hơi khủng khiếp. Tức đến năm 2015, Viettel sẽ có lượng thuê bao bằng nửa dân số Trung Quốc, gồm 100 triệu ở trong nước và 500 triệu ở nước ngoài.
“Lúc đầu nghe rất to và có cảm giác hơi viễn tưởng, nhưng đến hết năm 2011 thị trường nước ngoài cũng được chừng gần 100, sang 2012 chắc được 100 nữa. Tức mỗi năm kiếm 100. Nếu theo đà này thì có thể tới năm 2015, Viettel sẽ có một thị trường tổng cộng 600 triệu thuê bao”, Phó tổng giám đốc Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Quan điểm của ông Hùng đưa ra nghe có vẻ “ngược đời”!
Thời gian qua, ở nhiều hội thảo về viễn thông, vấn đề tỷ lệ ARPU đã, đang giảm xuống đã liên tiếp được đưa ra bàn luận, thậm chí có những nhận định ARPU giảm, thị trường viễn thông Việt Nam có dấu hiệu bán dưới giá thành và sẽ có nguy cơ sụp đổ.
Chuyên gia kỳ cựu về viễn thông, ông Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông), tại lễ công bố 10 sự kiện công nghệ thông tin do Câu lạc bộ Nhà báo công nghệ thông tin Việt Nam tổ chức mới đây, cũng cho rằng, dịch vụ điện thoại thuần túy (voice) đã tiệm cận bão hòa khiến cho ARPU giảm, thị trường viễn thông đã bộc lộ yếu tố của sự không bền vững, gây sụp đổ từng bộ phận của thị trường, có thể gây thiệt thòi cho Nhà nước và cho người tiêu dùng.
Ông Furuhashi Goro, trưởng đại diện của công ty NTT Docomo (Nhật Bản) tại Việt Nam thì đưa ra quan điểm, một trong ba điểm yếu của thị trường viễn thông Việt Nam là tỷ lệ ARPU đang ngày có xu hướng giảm xuống rõ rệt.
Và còn nhiều chuyên gia, cả trong nước và nước ngoài cũng đã đưa ra quan điểm và lo lắng trước tỷ lệ ARPU tại Việt Nam ngày càng giảm xuống.
“Đi ngược” lại những quan điểm trên, Phó tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng tự tin, “tôi rất vui khi ARPU xuống thấp vì khi đó, doanh nghiệp bắt buộc phải nghĩ “a-lô” (tăng doanh thu từ dịch vụ gọi - PV) không còn cửa nữa và phải đi tìm cửa kinh doanh mới, như thế sẽ làm cho lĩnh vực viễn thông phong phú hơn rất nhiều”.
Theo ông, đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã làm xong việc đưa điện thoại đến với mọi người. Giai đoạn kế tiếp là đưa Internet băng rộng về mọi nhà. Có cái này rồi thì sẽ có câu chuyện tiếp theo là đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực của đời sống, vào mọi ngõ ngách, đến với các cá nhân, doanh nghiệp, bộ, ban, ngành, cơ quan Chính phủ.
Hiện doanh thu trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin mới đạt khoảng 3 - 3,5% GDP, nhưng giả định, ngành công nghệ thông tin đi vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thì sẽ “vọt” lên trên 10% GDP. “Tự nhiên chúng ta sẽ nhìn thấy thị trường to gấp 3 - 4 lần”, ông Hùng nói.
Ở một góc độ khác, ông Hùng cũng thẳng thắn cho rằng, thị trường trong nước nhìn thì lớn nhưng vẫn là mảnh áo chật và bắt buộc doanh nghiệp phải ra nước ngoài. Đó là câu chuyện bắt buộc. Bởi thế, nhiều doanh nghiệp thời gian qua đã “lóp ngóp” kéo nhau đi, chả ai bảo ai cũng kéo nhau đi.
Theo phân tích của ông, những khó khăn kinh tế hiện tại cũng là một may mắn lớn, vì doanh nghiệp phải nhận thức lại nhiều vấn đề, trong đó có một vấn đề quan trọng là trong môi trường cạnh tranh mỗi người bắt buộc phải tìm ra một cái core (cốt lõi) cho mình và quay xung quanh cái cốt lõi ấy.
Với Viettel, chiến lược của tập đoàn này là sẽ đi theo hướng kinh doanh viễn thông, vì thế Viettel sẽ tập trung đầu tư vào sản xuất kinh doanh để thực hiện chiến lược đó.
“Có ý kiến cho rằng, sản xuất muốn thắng là phải có công nghệ, có người nói là tiền, người nói là nguồn nhân lực. Nhưng Viettel cho rằng cần thị trường trước. Còn nếu không có công nghệ chúng ta sẽ sử dụng lại, sẽ thiết kế, sản xuất phù hợp với phân đoạn thị trường của mình”, ông Hùng nói.
Ông cũng chia sẻ, vừa rồi Viettel đưa ra chiến lược nghe có vẻ… hơi khủng khiếp. Tức đến năm 2015, Viettel sẽ có lượng thuê bao bằng nửa dân số Trung Quốc, gồm 100 triệu ở trong nước và 500 triệu ở nước ngoài.
“Lúc đầu nghe rất to và có cảm giác hơi viễn tưởng, nhưng đến hết năm 2011 thị trường nước ngoài cũng được chừng gần 100, sang 2012 chắc được 100 nữa. Tức mỗi năm kiếm 100. Nếu theo đà này thì có thể tới năm 2015, Viettel sẽ có một thị trường tổng cộng 600 triệu thuê bao”, Phó tổng giám đốc Nguyễn Mạnh Hùng nói.