Vướng mắc trong đăng ký tên doanh nghiệp
Một người đặt tên doanh nghiệp theo tên của mình có khác với việc dùng tên danh nhân để đặt cho doanh nghiệp?
Luật Doanh nghiệp áp dụng gần ba năm nhưng vẫn còn nội dung thực thi gây vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp.
Ông Lê Cao Thắng, một người bạn của tôi, bức xúc khi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh Công ty TNHH một thành viên Cao Thắng của mình tại tỉnh B. Cán bộ Phòng đăng ký kinh doanh nói rằng tên Cao Thắng của công ty trùng với tên danh nhân Cao Thắng, hẹn anh 10 ngày sau sẽ trả lời vì phải trao đổi với cấp trên.
Đến hẹn, anh bị từ chối cấp giấy đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp dù anh đã giải thích rằng chỉ lấy tên anh đặt tên cho doanh nghiệp. Anh được đề nghị đặt tên khác hoặc lấy cả họ và tên Lê Cao Thắng đặt cho doanh nghiệp.
Về những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp, điều 32, khoản 3, Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc”.
Điều 11, khoản 3, Nghị định số 88/2006/NĐ-CP quy định: “Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, tên danh nhân để đặt tên riêng cho doanh nghiệp”.
Thế nào là dùng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc đã không được Nghị định số 88/2006/NĐ-CP giải thích cụ thể, trái lại còn cấm “dùng tên danh nhân để đặt tên riêng cho doanh nghiệp”. Quy định “không dùng tên danh nhân để đặt tên riêng cho doanh nghiệp” còn nhiều điều phải bàn.
Thứ nhất, từ “dùng” được hiểu như thế nào cho đúng? Một người đặt tên doanh nghiệp theo tên của mình có khác với việc dùng tên danh nhân để đặt cho doanh nghiệp?
Thứ hai, “tên danh nhân” được hiểu như thế nào? Theo tập quán của Việt Nam, tên được hiểu chỉ là âm tiết cuối cùng trong dòng chữ bao gồm cả họ và tên. Nhà làm luật phải quy định rõ “không được dùng họ và tên đầy đủ của danh nhân để đặt tên cho doanh nghiệp” mới đúng.
Thứ ba, giới hạn phạm vi được hiểu là danh nhân như thế nào? Một danh nhân (nhất là các danh nhân thời xưa, các vị vua chúa...) thường có nhiều tên gọi khác nhau (ví dụ vua Quang Trung còn có tên khác là Bắc Bình Vương, Nguyễn Huệ...), vậy danh nhân được lấy theo tên nào, hay lấy tất cả các tên gọi được sử dụng? Theo Từ điển tiếng Việt do Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin phát hành năm 2005, “danh nhân” được hiểu là “người nổi tiếng”. Vậy những người nổi tiếng như thế nào, đến mức nào, ở phạm vi nào, lĩnh vực nào, từ năm bao nhiêu thì được gọi là người nổi tiếng?
Thứ tư, việc “không dùng tên danh nhân đặt tên cho doanh nghiệp” chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp đăng ký và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2005 hay áp dụng cho cả các chủ thể kinh doanh khác như: hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã...? Hiện nay, có rất nhiều biển hiệu như nhà sách Nguyễn Văn Cừ, kính mắt Phạm Ngọc Thạch, phòng vé Đinh Tiên Hoàng... mà không thấy cơ quan có trách nhiệm can thiệp! Doanh nghiệp bị cấm dùng tên danh nhân để đặt tên, còn các cơ sở giáo dục, tổ chức khác thì sao?
Quy định chung chung về việc đặt tên cho doanh nghiệp đã dẫn đến tình trạng tùy tiện xử lý của các cơ quan đăng ký kinh doanh và phụ thuộc vào “cảm quan” của cán bộ tiếp nhận hồ sơ, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Luật gia Đỗ Văn Hào (TBKTSG)
Ông Lê Cao Thắng, một người bạn của tôi, bức xúc khi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh Công ty TNHH một thành viên Cao Thắng của mình tại tỉnh B. Cán bộ Phòng đăng ký kinh doanh nói rằng tên Cao Thắng của công ty trùng với tên danh nhân Cao Thắng, hẹn anh 10 ngày sau sẽ trả lời vì phải trao đổi với cấp trên.
Đến hẹn, anh bị từ chối cấp giấy đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp dù anh đã giải thích rằng chỉ lấy tên anh đặt tên cho doanh nghiệp. Anh được đề nghị đặt tên khác hoặc lấy cả họ và tên Lê Cao Thắng đặt cho doanh nghiệp.
Về những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp, điều 32, khoản 3, Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc”.
Điều 11, khoản 3, Nghị định số 88/2006/NĐ-CP quy định: “Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, tên danh nhân để đặt tên riêng cho doanh nghiệp”.
Thế nào là dùng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc đã không được Nghị định số 88/2006/NĐ-CP giải thích cụ thể, trái lại còn cấm “dùng tên danh nhân để đặt tên riêng cho doanh nghiệp”. Quy định “không dùng tên danh nhân để đặt tên riêng cho doanh nghiệp” còn nhiều điều phải bàn.
Thứ nhất, từ “dùng” được hiểu như thế nào cho đúng? Một người đặt tên doanh nghiệp theo tên của mình có khác với việc dùng tên danh nhân để đặt cho doanh nghiệp?
Thứ hai, “tên danh nhân” được hiểu như thế nào? Theo tập quán của Việt Nam, tên được hiểu chỉ là âm tiết cuối cùng trong dòng chữ bao gồm cả họ và tên. Nhà làm luật phải quy định rõ “không được dùng họ và tên đầy đủ của danh nhân để đặt tên cho doanh nghiệp” mới đúng.
Thứ ba, giới hạn phạm vi được hiểu là danh nhân như thế nào? Một danh nhân (nhất là các danh nhân thời xưa, các vị vua chúa...) thường có nhiều tên gọi khác nhau (ví dụ vua Quang Trung còn có tên khác là Bắc Bình Vương, Nguyễn Huệ...), vậy danh nhân được lấy theo tên nào, hay lấy tất cả các tên gọi được sử dụng? Theo Từ điển tiếng Việt do Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin phát hành năm 2005, “danh nhân” được hiểu là “người nổi tiếng”. Vậy những người nổi tiếng như thế nào, đến mức nào, ở phạm vi nào, lĩnh vực nào, từ năm bao nhiêu thì được gọi là người nổi tiếng?
Thứ tư, việc “không dùng tên danh nhân đặt tên cho doanh nghiệp” chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp đăng ký và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2005 hay áp dụng cho cả các chủ thể kinh doanh khác như: hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã...? Hiện nay, có rất nhiều biển hiệu như nhà sách Nguyễn Văn Cừ, kính mắt Phạm Ngọc Thạch, phòng vé Đinh Tiên Hoàng... mà không thấy cơ quan có trách nhiệm can thiệp! Doanh nghiệp bị cấm dùng tên danh nhân để đặt tên, còn các cơ sở giáo dục, tổ chức khác thì sao?
Quy định chung chung về việc đặt tên cho doanh nghiệp đã dẫn đến tình trạng tùy tiện xử lý của các cơ quan đăng ký kinh doanh và phụ thuộc vào “cảm quan” của cán bộ tiếp nhận hồ sơ, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Luật gia Đỗ Văn Hào (TBKTSG)