WB: Kinh tế Việt Nam sẽ "đi ngang" trong 3 năm tới
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được WB dự báo sẽ ổn định ở mức 5,4-5,5% trong các năm từ 2014-2016
“Với những rủi ro mà các nước đang phát triển phải đối mặt, đã đến lúc các nhà hoạch định chính sách cần suy nghĩ về phương án đối phó với chính sách thắt chặt tài chính toàn cầu”.
Đó là ý kiến của chuyên gia kinh tế cao cấp Andrew Burn, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Hội thảo “Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2014: đối phó với việc bình thường hóa chính sách tại các nước thu nhập cao” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và WB tổ chức ngày 21/1.
Theo WB, tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2014 sẽ ở mức 3,2%, cao hơn hẳn so với tỷ lệ tăng trưởng 2,4% đạt được trong năm 2013 và sẽ tiếp tục lên mức 3,4% và 3,5% trong các năm 2015 và 2016. Phần lớn sự tăng tốc của kinh tế toàn cầu dựa vào tăng trưởng tại các nước thu nhập cao sau nhiều năm tăng trưởng thấp và suy giảm trầm trọng bởi cuộc khủng hoảng tài chính.
Trong bối cảnh đó, tăng trưởng tại khu vực Đông Á - Thái Bình Dương sẽ giữ mức 7,2% trong năm 2014 và giảm nhẹ đôi chút xuống 7,1% vào năm 2015 và 2016.
WB cho rằng mức tăng trưởng này kém hơn so với thời kỳ trước khủng hoảng nhưng phù hợp với tiềm năng khu vực. Với xu thế như vậy, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được WB dự báo sẽ ổn định ở mức 5,4-5,5% trong các năm từ 2014-2016. Điều này đồng nghĩa với việc kinh tế Việt Nam sẽ “đi ngang” trong 3 năm tới.
Quản lý tốt quá trình chuyển đổi
Cũng giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam đang nằm trong “vòng xoáy” của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế nhằm đưa nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn, hướng tới tăng trưởng hiệu quả và bền vững hơn trong thời gian tới.
WB nhận định kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi và sự chuyển đổi này là cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế bộc lộ những yếu kém.
“Chương trình đổi mới lần thứ nhất của Việt Nam đã đem lại những thay đổi lớn lao cho nền kinh tế. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều bất cập. Chương trình cải cách nền kinh tế mới của Việt Nam cần phải giải quyết những vấn đề này”, chuyên gia kinh tế của WB tại Việt Nam, ông Sandeep Mahajan nói và cho rằng thách thức đối với quá trình chuyển đổi của Việt Nam hiện nay đó chính là những thách thức phải đối mặt đến từ quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.
Ở góc độ khác, ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng tái cơ cấu nền kinh tế, về bản chất là xây dựng và tạo ra hệ thống động lực tăng trưởng mới, phân bổ lại nguồn lực một cách hiệu quả hơn. Tái cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam tập trung vào 3 trụ cột chính là đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng song theo ông Thành, đây không phải là tất cả.
“Trong 20 năm tới, Việt Nam phải đối mặt với vấn đề di cư nhanh chóng từ khu vực nông nghiệp vì vậy Việt Nam cũng cần phải tính tới việc phân bổ nguồn lực cho vấn đề này. Ngoài ra, bên cạnh những vấn đề truyền thống, biến đổi khí hậu cũng là vấn đề mới nổi lên mà Việt Nam cần phải ứng phó vì vậy, quá trình phân bổ lại nguồn lực của Việt Nam cũng cần phải tính toán tới vấn đề này”, ông Thành khuyến nghị.
Hơn thế nữa, theo các chuyên gia kinh tế của WB, việc tăng trưởng dựa vào chính sách tài chính tiền tệ và tài khóa nới lỏng sẽ không còn nhiều dư địa vì vậy việc cần làm là phải tìm ra những động lực cho sự tăng trưởng.
Vốn đầu tư nước ngoài thay đổi
Mặc dù tình hình kinh tế thế giới vẫn còn nhiều khó khăn song dòng vốn FDI, theo WB, lại không có nhiều sự biến động trong cả giai đoạn khủng hoảng. Việt Nam là một trong số ít quốc gia tiếp tục được nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn là điểm đến đầu tư hấp dẫn. Chỉ tính riêng trong năm 2013, vốn FDI đổ vào Việt Nam đã đạt hơn 20 tỷ USD, tăng gần 50% so với năm 2012.
“Theo quan sát của tôi, những quốc gia nhận được nhiều vốn FDI sẽ dần có vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu, hiệu quả của đầu tư trong nước cũng dần được nâng cao, chất lượng nguồn nhân lực nâng cao, kỹ năng sản xuất được cải thiện... Đây là những tác động rất tích cực mà các quốc gia nhận FDI thu được”, ông Andrew nói.
Tuy nhiên, năm 2014, Mỹ sẽ bắt đầu rút gói nới lỏng định lượng, theo đó lãi suất toàn cầu tăng nhẹ và đạt mức 3,6% vào khoảng giữa năm 2016. Điều này kéo theo sự suy giảm dòng vốn chảy vào các nước đang phát triển do các nhà đầu tư muốn hưởng lãi suất cao tại các nước thu nhập cao.
Trong năm 2013, thị trường chứng khoán của Việt Nam đã có bước tăng trưởng mạnh.Vì vậy, chuyên gia kinh tế cao cấp Andrew cho rằng nếu quá trình này diễn ra mạnh thì tác động lên các nước đang phát triển sẽ rất rõ ràng.
Dòng vốn tư nhân chảy vào các nước đang phát triển sẽ giảm khoảng 50% hoặc hơn nữa trong vòng vài tháng và sẽ làm cho GDP các nước thu nhập trung bình rơi xuống mức thấp hơn. Thâm hụt cán cân thanh toán có thể sẽ tăng.
Cuối cùng, các chuyên gia của WB khuyến nghị các nước có vùng đệm chính sách hợp lý và giành được niềm tin của nhà đầu tư có thể dựa vào thị trường, chính sách kinh tế vĩ mô để thoát khỏi chu kỳ kinh tế. Nếu không có nhiều dư địa hành động, có thể bị buộc phải thắt chặt chính sách thuế hoặc nâng lãi suất để hút vốn đầu tư.
Nếu cải thiện được viễn cảnh dài hạn thì các chương trình cải cách đáng tin cậy sẽ tạo được niềm tin của nhà đầu tư và thị trường lâu dài. Qua đó sẽ kích hoạt một vòng lặp tăng cường đầu tư kể cả đầu tư trong nước và tăng trưởng đầu ra trong kỳ trung hạn.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Đó là ý kiến của chuyên gia kinh tế cao cấp Andrew Burn, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Hội thảo “Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2014: đối phó với việc bình thường hóa chính sách tại các nước thu nhập cao” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và WB tổ chức ngày 21/1.
Theo WB, tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2014 sẽ ở mức 3,2%, cao hơn hẳn so với tỷ lệ tăng trưởng 2,4% đạt được trong năm 2013 và sẽ tiếp tục lên mức 3,4% và 3,5% trong các năm 2015 và 2016. Phần lớn sự tăng tốc của kinh tế toàn cầu dựa vào tăng trưởng tại các nước thu nhập cao sau nhiều năm tăng trưởng thấp và suy giảm trầm trọng bởi cuộc khủng hoảng tài chính.
Trong bối cảnh đó, tăng trưởng tại khu vực Đông Á - Thái Bình Dương sẽ giữ mức 7,2% trong năm 2014 và giảm nhẹ đôi chút xuống 7,1% vào năm 2015 và 2016.
WB cho rằng mức tăng trưởng này kém hơn so với thời kỳ trước khủng hoảng nhưng phù hợp với tiềm năng khu vực. Với xu thế như vậy, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được WB dự báo sẽ ổn định ở mức 5,4-5,5% trong các năm từ 2014-2016. Điều này đồng nghĩa với việc kinh tế Việt Nam sẽ “đi ngang” trong 3 năm tới.
Quản lý tốt quá trình chuyển đổi
Cũng giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam đang nằm trong “vòng xoáy” của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế nhằm đưa nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn, hướng tới tăng trưởng hiệu quả và bền vững hơn trong thời gian tới.
WB nhận định kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi và sự chuyển đổi này là cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế bộc lộ những yếu kém.
“Chương trình đổi mới lần thứ nhất của Việt Nam đã đem lại những thay đổi lớn lao cho nền kinh tế. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều bất cập. Chương trình cải cách nền kinh tế mới của Việt Nam cần phải giải quyết những vấn đề này”, chuyên gia kinh tế của WB tại Việt Nam, ông Sandeep Mahajan nói và cho rằng thách thức đối với quá trình chuyển đổi của Việt Nam hiện nay đó chính là những thách thức phải đối mặt đến từ quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.
Ở góc độ khác, ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng tái cơ cấu nền kinh tế, về bản chất là xây dựng và tạo ra hệ thống động lực tăng trưởng mới, phân bổ lại nguồn lực một cách hiệu quả hơn. Tái cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam tập trung vào 3 trụ cột chính là đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng song theo ông Thành, đây không phải là tất cả.
“Trong 20 năm tới, Việt Nam phải đối mặt với vấn đề di cư nhanh chóng từ khu vực nông nghiệp vì vậy Việt Nam cũng cần phải tính tới việc phân bổ nguồn lực cho vấn đề này. Ngoài ra, bên cạnh những vấn đề truyền thống, biến đổi khí hậu cũng là vấn đề mới nổi lên mà Việt Nam cần phải ứng phó vì vậy, quá trình phân bổ lại nguồn lực của Việt Nam cũng cần phải tính toán tới vấn đề này”, ông Thành khuyến nghị.
Hơn thế nữa, theo các chuyên gia kinh tế của WB, việc tăng trưởng dựa vào chính sách tài chính tiền tệ và tài khóa nới lỏng sẽ không còn nhiều dư địa vì vậy việc cần làm là phải tìm ra những động lực cho sự tăng trưởng.
Vốn đầu tư nước ngoài thay đổi
Mặc dù tình hình kinh tế thế giới vẫn còn nhiều khó khăn song dòng vốn FDI, theo WB, lại không có nhiều sự biến động trong cả giai đoạn khủng hoảng. Việt Nam là một trong số ít quốc gia tiếp tục được nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn là điểm đến đầu tư hấp dẫn. Chỉ tính riêng trong năm 2013, vốn FDI đổ vào Việt Nam đã đạt hơn 20 tỷ USD, tăng gần 50% so với năm 2012.
“Theo quan sát của tôi, những quốc gia nhận được nhiều vốn FDI sẽ dần có vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu, hiệu quả của đầu tư trong nước cũng dần được nâng cao, chất lượng nguồn nhân lực nâng cao, kỹ năng sản xuất được cải thiện... Đây là những tác động rất tích cực mà các quốc gia nhận FDI thu được”, ông Andrew nói.
Tuy nhiên, năm 2014, Mỹ sẽ bắt đầu rút gói nới lỏng định lượng, theo đó lãi suất toàn cầu tăng nhẹ và đạt mức 3,6% vào khoảng giữa năm 2016. Điều này kéo theo sự suy giảm dòng vốn chảy vào các nước đang phát triển do các nhà đầu tư muốn hưởng lãi suất cao tại các nước thu nhập cao.
Trong năm 2013, thị trường chứng khoán của Việt Nam đã có bước tăng trưởng mạnh.Vì vậy, chuyên gia kinh tế cao cấp Andrew cho rằng nếu quá trình này diễn ra mạnh thì tác động lên các nước đang phát triển sẽ rất rõ ràng.
Dòng vốn tư nhân chảy vào các nước đang phát triển sẽ giảm khoảng 50% hoặc hơn nữa trong vòng vài tháng và sẽ làm cho GDP các nước thu nhập trung bình rơi xuống mức thấp hơn. Thâm hụt cán cân thanh toán có thể sẽ tăng.
Cuối cùng, các chuyên gia của WB khuyến nghị các nước có vùng đệm chính sách hợp lý và giành được niềm tin của nhà đầu tư có thể dựa vào thị trường, chính sách kinh tế vĩ mô để thoát khỏi chu kỳ kinh tế. Nếu không có nhiều dư địa hành động, có thể bị buộc phải thắt chặt chính sách thuế hoặc nâng lãi suất để hút vốn đầu tư.
Nếu cải thiện được viễn cảnh dài hạn thì các chương trình cải cách đáng tin cậy sẽ tạo được niềm tin của nhà đầu tư và thị trường lâu dài. Qua đó sẽ kích hoạt một vòng lặp tăng cường đầu tư kể cả đầu tư trong nước và tăng trưởng đầu ra trong kỳ trung hạn.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)