“WB vẫn tiếp tục ủng hộ Việt Nam”
Quan điểm của Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) về việc hỗ trợ cho Việt Nam trong giai đoạn tới
Chiều ngày 28/11, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu hai sự kiện sẽ diễn ra trong tuần tới: Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam và Hội nghị Các nhà tài trợ cho Việt Nam.
Bên lề cuộc họp, ông Martin Rama - quyền Giám đốc Quốc gia, kiêm Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới, đã có cuộc nói chuyện với báo giới về cam kết hỗ trợ Việt Nam từ WB.
Ngừng cấp vốn nếu phát hiện tham nhũng
Những nghi ngờ về tham nhũng trong dự án Đại lộ Đông Tây vừa qua có làm WB phải xem xét lại các khoản hỗ trợ cho Việt Nam?
Chúng tôi luôn quan tâm đến vấn đề chống tham nhũng cũng như quản lý sai trái đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA.
Tuy nhiên, dự án Đại lộ Đông Tây liên quan đến nhà tài trợ là Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC). Chúng tôi chỉ có hành động khi vụ việc tham nhũng liên quan đến các nguồn vốn ODA mà chúng tôi quản lý, chứ không tham gia vào các nguồn vốn của các nhà tài trợ khác quản lý.
Ví dụ trong vụ PMU 18 trước đây, có hai dự án chúng tôi trực tiếp quản lý vốn thì chúng tôi đã ngay lập tức yêu cầu xem xét lại một cách chi tiết từ quá trình mua sắm, quản lý tài chính cũng như thực hiện xây lắp để xem có sai trái gì không.
Chúng tôi luôn nỗ lực để có thể biết được những việc làm sai trái và phản ứng ngay lập tức. Chúng tôi có nguyên tắc quản lý vốn, và sẽ ngừng cấp vốn ngay lập tức nếu phát hiện những việc làm sai.
Ông đánh giá thế nào về hoạt động của các PMU (ban quản lý dự án - PV)?
Các PMU không chỉ quản lý vốn ODA mà còn quản lý các nguồn vốn của Chính phủ Việt Nam.
Về các PMU, chúng tôi xin khẳng định phần về quản lý các nguồn tài chính, nhìn chung các PMU thực hiện tốt vì có các văn bản liên quan từ Bộ Tài chính, từ luật ngân sách... Nhưng phần liên quan đến đấu thầu mua sắm thiết bị, hoạt động xây lắp... thì chưa tốt lắm ở PMU.
Vấn đề dường như nghiêm trọng hơn ở cấp tỉnh, cấp địa phương, vì ở đó số lượng nhà thầu ít, cạnh tranh giữa các nhà thầu không nhiều, có thể có hiện tượng thông đồng giữa các nhà thầu. Vấn đề ở đây cũng không hẳn là tham nhũng mà là quản lý kém, hay thông đồng của nhà thầu.
Chúng tôi nhìn nhận hệ thống mua sắm công hiện nay chưa đủ mạnh, cho nên đối với các dự án của chúng tôi thì chúng tôi vẫn áp dụng các quy định về mua sắm công của chúng tôi.
Đánh giá hiệu quả ODA là quá trình dài hơi
Hiệu quả của các dự án ODA mà WB tài trợ Việt Nam được "đong đếm" thế nào, thưa ông?
Việc đong đếm hiệu quả tài trợ phải tập trung vào việc tiền có bị chi tiêu sai hay không, và phải tập trung vào tác động của dự án sử dụng vốn ODA đến đời sống của nhân dân ở vùng có dự án, hay các hoạt động phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Tất nhiên việc đánh giá hiệu quả ODA là một quá trình dài hơi hơn, khó có thể đánh giá tác động của dự án ODA trong một năm cụ thể.
Ở ngân hàng của chúng tôi có một nhóm đánh giá độc lập và nhóm này cũng thực hiện báo cáo đối với ban quản lý của ngân hàng về các dự án có sử dụng vốn của chúng tôi. Hai lĩnh vực đánh giá chính là dự án đó thực hiện như thế nào và kết quả của dự án đó như thế nào, tác động đến các hoạt động kinh tế và tăng trưởng kinh tế ra sao.
Các dự án, chương trình mà chúng tôi đang triển khai ở Việt Nam không thể coi như các dự án chúng tôi làm tại một nước phát triển như Phần Lan vì Việt Nam là một nước đang phát triển. Rõ ràng là trong thời gian vừa qua các dự án mà chúng tôi thực hiện đã có tác động rất tích cực đến các mặt kinh tế xã hội của Việt Nam.
Tôi xin khẳng định lại là chúng tôi vẫn tiếp tục ủng hộ cho Việt Nam.
Xin ông cho biết kế hoạch hỗ trợ Việt Nam của WB trong thời gian tới như thế nào?
Chúng tôi không thể nói chi tiết số lượng vốn cam kết cho từng năm là bao nhiêu nhưng nó tùy thuộc vào các chương trình và kết quả từng chương trình đem lại. Chúng tôi cũng cố gắng cam kết hỗ trợ cho Việt Nam mỗi một năm khoảng 1 tỷ USD, hỗ trợ ưu đãi và không có lãi.
Lạm phát tăng cao trong năm qua có tác động rất lớn đến đối tượng nghèo. World Bank có kế hoạch hỗ trợ gì cho nhóm đối tượng này?
Chúng tôi cũng đã cung cấp những khoản trợ giúp hàng năm trực tiếp vào ngân sách của Chính phủ thông qua những khoán tín dụng giảm nghèo trị giá là 400 triệu USD/năm. Khoản trợ giúp này tập trung vào các lĩnh vực như giáo dục và chăm sóc y tế...
Chúng tôi cũng sẽ đưa ra thảo luận các biện pháp hỗ trợ các hộ nghèo như có thể miễn giảm học phí trong giáo dục đối với hộ nghèo, hay hỗ trợ bảo hiểm y tế, gia tăng khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng thông qua nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
WB cũng sẽ bàn các biện pháp hỗ trợ người nghèo và những người sẽ rơi vào ngưỡng nghèo với Chính phủ Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng có thể huy động những nguồn vốn và cơ sở sẵn có trên toàn cầu để hỗ trợ cho Việt Nam.
Bên lề cuộc họp, ông Martin Rama - quyền Giám đốc Quốc gia, kiêm Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới, đã có cuộc nói chuyện với báo giới về cam kết hỗ trợ Việt Nam từ WB.
Ngừng cấp vốn nếu phát hiện tham nhũng
Những nghi ngờ về tham nhũng trong dự án Đại lộ Đông Tây vừa qua có làm WB phải xem xét lại các khoản hỗ trợ cho Việt Nam?
Chúng tôi luôn quan tâm đến vấn đề chống tham nhũng cũng như quản lý sai trái đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA.
Tuy nhiên, dự án Đại lộ Đông Tây liên quan đến nhà tài trợ là Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC). Chúng tôi chỉ có hành động khi vụ việc tham nhũng liên quan đến các nguồn vốn ODA mà chúng tôi quản lý, chứ không tham gia vào các nguồn vốn của các nhà tài trợ khác quản lý.
Ví dụ trong vụ PMU 18 trước đây, có hai dự án chúng tôi trực tiếp quản lý vốn thì chúng tôi đã ngay lập tức yêu cầu xem xét lại một cách chi tiết từ quá trình mua sắm, quản lý tài chính cũng như thực hiện xây lắp để xem có sai trái gì không.
Chúng tôi luôn nỗ lực để có thể biết được những việc làm sai trái và phản ứng ngay lập tức. Chúng tôi có nguyên tắc quản lý vốn, và sẽ ngừng cấp vốn ngay lập tức nếu phát hiện những việc làm sai.
Ông đánh giá thế nào về hoạt động của các PMU (ban quản lý dự án - PV)?
Các PMU không chỉ quản lý vốn ODA mà còn quản lý các nguồn vốn của Chính phủ Việt Nam.
Về các PMU, chúng tôi xin khẳng định phần về quản lý các nguồn tài chính, nhìn chung các PMU thực hiện tốt vì có các văn bản liên quan từ Bộ Tài chính, từ luật ngân sách... Nhưng phần liên quan đến đấu thầu mua sắm thiết bị, hoạt động xây lắp... thì chưa tốt lắm ở PMU.
Vấn đề dường như nghiêm trọng hơn ở cấp tỉnh, cấp địa phương, vì ở đó số lượng nhà thầu ít, cạnh tranh giữa các nhà thầu không nhiều, có thể có hiện tượng thông đồng giữa các nhà thầu. Vấn đề ở đây cũng không hẳn là tham nhũng mà là quản lý kém, hay thông đồng của nhà thầu.
Chúng tôi nhìn nhận hệ thống mua sắm công hiện nay chưa đủ mạnh, cho nên đối với các dự án của chúng tôi thì chúng tôi vẫn áp dụng các quy định về mua sắm công của chúng tôi.
Đánh giá hiệu quả ODA là quá trình dài hơi
Hiệu quả của các dự án ODA mà WB tài trợ Việt Nam được "đong đếm" thế nào, thưa ông?
Việc đong đếm hiệu quả tài trợ phải tập trung vào việc tiền có bị chi tiêu sai hay không, và phải tập trung vào tác động của dự án sử dụng vốn ODA đến đời sống của nhân dân ở vùng có dự án, hay các hoạt động phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Tất nhiên việc đánh giá hiệu quả ODA là một quá trình dài hơi hơn, khó có thể đánh giá tác động của dự án ODA trong một năm cụ thể.
Ở ngân hàng của chúng tôi có một nhóm đánh giá độc lập và nhóm này cũng thực hiện báo cáo đối với ban quản lý của ngân hàng về các dự án có sử dụng vốn của chúng tôi. Hai lĩnh vực đánh giá chính là dự án đó thực hiện như thế nào và kết quả của dự án đó như thế nào, tác động đến các hoạt động kinh tế và tăng trưởng kinh tế ra sao.
Các dự án, chương trình mà chúng tôi đang triển khai ở Việt Nam không thể coi như các dự án chúng tôi làm tại một nước phát triển như Phần Lan vì Việt Nam là một nước đang phát triển. Rõ ràng là trong thời gian vừa qua các dự án mà chúng tôi thực hiện đã có tác động rất tích cực đến các mặt kinh tế xã hội của Việt Nam.
Tôi xin khẳng định lại là chúng tôi vẫn tiếp tục ủng hộ cho Việt Nam.
Xin ông cho biết kế hoạch hỗ trợ Việt Nam của WB trong thời gian tới như thế nào?
Chúng tôi không thể nói chi tiết số lượng vốn cam kết cho từng năm là bao nhiêu nhưng nó tùy thuộc vào các chương trình và kết quả từng chương trình đem lại. Chúng tôi cũng cố gắng cam kết hỗ trợ cho Việt Nam mỗi một năm khoảng 1 tỷ USD, hỗ trợ ưu đãi và không có lãi.
Lạm phát tăng cao trong năm qua có tác động rất lớn đến đối tượng nghèo. World Bank có kế hoạch hỗ trợ gì cho nhóm đối tượng này?
Chúng tôi cũng đã cung cấp những khoản trợ giúp hàng năm trực tiếp vào ngân sách của Chính phủ thông qua những khoán tín dụng giảm nghèo trị giá là 400 triệu USD/năm. Khoản trợ giúp này tập trung vào các lĩnh vực như giáo dục và chăm sóc y tế...
Chúng tôi cũng sẽ đưa ra thảo luận các biện pháp hỗ trợ các hộ nghèo như có thể miễn giảm học phí trong giáo dục đối với hộ nghèo, hay hỗ trợ bảo hiểm y tế, gia tăng khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng thông qua nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
WB cũng sẽ bàn các biện pháp hỗ trợ người nghèo và những người sẽ rơi vào ngưỡng nghèo với Chính phủ Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng có thể huy động những nguồn vốn và cơ sở sẵn có trên toàn cầu để hỗ trợ cho Việt Nam.