WTO và một tâm sự dài...
Một số chia sẻ đáng suy ngẫm của ông Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch và Tổng giám đốc InvestConsult Group
Nguyễn Trần Bạt là người sáng lập kiêm Chủ tịch và Tổng giám đốc InvestConsult Group. Ông được coi là người đầu tiên xây dựng một công ty Việt Nam tư vấn chuyên nghiệp về đầu tư và kinh doanh ngay sau khi Việt Nam ban hành chính sách “Đổi mới” năm 1987, mở cửa nền kinh tế Việt Nam cho các hoạt động đầu tư nước ngoài.
Một số chia sẻ đáng suy ngẫm dưới đây của ông Bạt được trích dẫn từ website của trường Đại học Kinh tế Quốc dân (www.neufie.edu.vn), ghi lại nội dung một buổi giao lưu giữa ông với sinh viên của trường, cuối năm 2006.
Mở đầu buổi giao lưu, ông Nguyễn Trần Bạt nói:
- Cái đáng giá nhất trong cuộc đời của tôi không phải là tạo ra một công ty mà là tạo ra được một nghề. Tôi là người Việt Nam đầu tiên tạo ra một loại nghề nghiệp, đó là nghề tư vấn về đầu tư và phát triển các quan hệ thương mại. Công ty này được thành lập trước khi Chính phủ ban hành nghị định 139/HĐBT hướng dẫn thi hành luật đầu tư nước ngoài. Nó ra đời tại Bộ Khoa học và Công nghệ, trước khi thành lập Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư một năm.
Tôi lập công ty này với ý đồ trở thành kẻ phiên dịch sớm nhất cho sự khác biệt giữa hai hệ thống kinh tế, hai hệ thống chính trị và hai mức độ phát triển...
Khi Việt Nam gia nhập WTO, theo ông, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có khó khăn gì và họ cần chuẩn bị như thế nào? Đối với riêng công ty của ông, ông đã chuẩn bị như thế nào?
Đây là một câu hỏi rất hay. Vấn đề mà tôi định nói với giới báo chí là không một ai được phép đem các nguy cơ của WTO ra mà dọa xã hội.
Chúng ta không có cách nào khác ngoài việc hội nhập với thế giới. WTO có cấu tạo là các vòng đàm phán, các vòng đàm phán sẽ ngày càng chặt chẽ và sẽ thắt vào cổ tất cả các quốc gia không ý thức được về hội nhập. Càng ngày tiêu chuẩn của WTO càng khắc nghiệt và những kẻ vào sau sẽ phải đối thoại, phải thảo luận với rất nhiều điều kiện.
WTO là một trường thi đối với các quốc gia chậm phát triển như chúng ta. Chúng ta không thể sợ thi. WTO không tàn phá gì cả, nó chỉ tàn phá những mặt cũ kĩ, những mặt lạc hậu, những mặt vô tổ chức, vô kỷ luật của các nền kinh tế để huấn luyện các nền kinh tế bán chuyên nghiệp trở thành những đối tượng chuyên nghiệp.
Chắc chắn tất cả những yếu tố phi chuyên nghiệp, những yếu tố tạm bợ, những yếu tố không chính thống dần dần sẽ bị loại bỏ theo sự áp đặt các tiêu chuẩn mà các thành viên của WTO phải tuân thủ.
Khi những tập đoàn nước ngoài như tập đoàn của ông vào Việt Nam, họ có thế mạnh hơn về nguồn nhân lực, lương cao hơn... Vậy sự cạnh tranh của tập đoàn của ông với các tập đoàn bên ngoài ấy sẽ như thế nào?
Tôi buộc phải chấp nhận cuộc cạnh tranh ấy. Tôi không thể đem chi bộ, công đoàn của công ty ra thay thế tiền lương cho cán bộ được.
Hiện nay tôi trả lương cho cán bộ của tôi tốt hơn nhiều so với một công ty nước ngoài có mặt tại Việt Nam. Tất cả những cán bộ là phó của tôi có lương cao hơn những người ở cùng vị trí như vậy trong bất kỳ công ty nước ngoài nào có mặt tại Việt Nam. Những cán bộ mới ra trường sau 3 năm là có một thu nhập tốt hơn người làm như thế ở công ty nước ngoài.
Thời đại của chúng ta là thời đại các bạn nữ thay đổi mốt áo quần của mình hàng tháng. Các bạn sẽ rất đau khổ nếu mặc một cái áo trong vòng 6 tháng mà người bạn trai của mình trông thấy nó liên tục. Các bạn buộc phải làm mới các nhu cầu của mình. Sự tăng trưởng các nhu cầu tiêu dùng như là dấu hiệu hệ trọng nhất của sự phát triển. Nếu ai không nghiên cứu được sự phát triển nhu cầu tiêu dùng của thị trường thì người đó không hiểu gì về kinh tế thị trường cả.
Rất là bất hạnh cho ngành dệt may nếu như bạn thích cái áo đang mặc quá một năm. Bản chất của nền kinh tế mà chúng ta muốn xây dựng chính là sự đỏng đảnh của nhu cầu tiêu dùng. Chúng ta không những đón nhận một cách tự nhiên các nhu cầu tiêu dùng mà chúng ta còn tạo ra các phương pháp luận để rủ rê con người thay đổi các nhu cầu của mình. Thời trang là một ví dụ, âm nhạc là một ví dụ. Sự thay đổi các dòng nhạc tạo ra một nền công nghiệp đắt giá và nhiều lợi nhuận nhất trong nền kinh tế Hoa Kỳ, đó chính là nghệ thuật biểu diễn.
Vấn đề tiền lương là vấn đề sống còn. Tiền lương quan trọng bởi vì nó là động lực cho việc người ta phát triển các nhu cầu tiêu dùng. Cho nên đồng lương phải thỏa mãn không chỉ trong sự cạnh tranh giữa các công ty với nhau mà cả trong sự cạnh tranh với thời đại nữa. Cho nên, tôi có hẳn một quan chức cấp phó chủ tịch luôn nghiên cứu về sự dao động của đồng lương tối thiểu trên thị trường lao động và chúng tôi kiểm điểm hàng tuần để luôn luôn giữ được tính tiên tiến của tiền lương.
Tất cả những bài thi về WTO tôi đã trả giống như cô giáo của các bạn đã thi Master rồi. Chúng tôi đã làm Master về WTO từ mười mấy năm trước, bây giờ chúng tôi rủ các công ty khác đi học những bài như vậy.
Theo ông, điểm yếu nhất của sinh viên Việt Nam hiện nay là gì? Ông có lời khuyên gì cho các sinh viên hiện nay? Trong những tiêu chí lựa chọn nhân viên của mình, ông cho tiêu chí nào là quan trọng nhất?
Theo tôi, điểm yếu nhất của sinh viên Việt Nam hiện nay là không hiểu tự do là gì. Các bạn luôn luôn đi tìm kiếm tiêu chuẩn, tìm kiếm đòi hỏi của người khác để chiều theo mà các bạn không biết giá trị quan trọng nhất của các bạn chính là phải hình thành ra tiêu chuẩn tinh thần của mình. Các bạn phải tự do đi tìm giá trị của mình, phát hiện ra các giá trị của mình và tìm cách bán các giá trị mà mình cho là xuất sắc nhất trong tập hợp nội hàm giá trị mình có.
Khi nào các bạn tự lập được thì các bạn mới trả lời được một cách chính xác mình là ai. Khi còn sống bằng bố mẹ, bằng cô dì, chú bác, bằng tất cả các mối quan hệ không phải là sản phẩm trực tiếp từ trí tuệ của mình thì chưa tự lập. Khi nào con người tự lập được thì sẽ xuất hiện một cái quan trọng hơn nhiều, đó là tự trọng.
Tự do - Tự lập - Tự trọng là những đại lượng hết sức quan trọng để hình thành giá trị của con người. Rất nhiều người được lăng xê, trông xa thì lấp lánh nhưng đến gần thì thấy rất thất vọng. Lăng xê là một dịch vụ của nền kinh tế hiện đại để tạo ra vẻ lấp lánh của tất cả các đối tượng hàng hoá. Cần phải làm sao để mình được đầu tư để được lăng xê, nhưng quan trọng hơn cả là làm sao sau khi được lăng xê mình vẫn còn là mình.
Khi nào các bạn hoàn tất được một vòng công nghệ như vậy thì không bao giờ các bạn sợ mất giá trị và cái đó được hình thành trong logic bộ ba Tự do - Tự lập - Tự trọng.
Thưa ông, các cơ hội trong thời đại hội nhập ngày nay làm cho người giầu càng giầu còn người nghèo càng nghèo, vậy về mặt kinh tế, Việt Nam cần phải phát triển như thế nào để khắc phục khoảng cách giầu nghèo đó?
Bạn tưởng rằng khi nước ta chưa gia nhập WTO thì không có người giầu, người nghèo, không có khoảng cách giầu nghèo ư? Có chứ. Tôi nghĩ rằng càng phát triển thì khoảng cách giầu nghèo càng lớn.
Phát triển là gì? Phát triển là người ta khai thác các năng lực tự nhiên của con người một cách có hệ thống và có tính hiệu quả cao nhất, mà năng lực của con người thì không giống nhau. Một sinh viên có hứng thú và có sức để học 20 tiếng một ngày thì không thể đem so với một người học 2 tiếng đã ngủ gật được.
Vào những năm tôi học đại học, không có đèn điện như bây giờ mà tôi phải học bằng đèn dầu. Số lượng dầu mà tôi thắp để học bằng tiêu chuẩn của hai gia đình đông con. Ngày xưa một gia đình đông con được 5 lít dầu/tháng, và tôi đốt 10 lít/tháng để học. Tôi nghĩ rằng những người học 2 tiếng/ngày không thế đem so với tôi được, vĩnh viễn không bao giờ so sánh được.
Khoảng cách giầu nghèo không chỉ là khoảng cách của sự may mắn mà còn là khoảng cách của sự phân bố tự nhiên các năng lực của con người. Cho nên, chúng ta phải thừa nhận khoảng cách ấy một cách khách quan mà chúng ta không thể khắc phục triệt để khoảng cách ấy được.
Nên chống lại sự nghèo khổ chứ không chống lại khoảng cách giầu nghèo. Nếu tôi có 1000 đô la/tháng tiền lương mà bạn chỉ có 10 đô la/tháng thì bạn là người nghèo khổ, khoảng cách giữa tôi với bạn là khoảng cách của sự nghèo khổ. Nhưng nếu tôi có 10.000 đô la mà bạn có 1.000 đô la thì bạn không nghèo khổ nữa nhưng bạn không giầu bằng tôi. Tuy nhiên, khoảng cách giữa 1.000 đô la và 10.000 đô la vẫn là khoảng cách không thể thay đổi được vì tôi năng động hơn bạn, tôi lao động vất vả hơn bạn.
Tôi vừa viết một công trình nghiên cứu về tham nhũng, trong đó tôi có nói rằng sự hướng dẫn sai về chính trị, kinh tế, văn hoá trong xã hội đã tạo ra sự mất mát năng lực trên quy mô toàn xã hội. Khi con người mất mát năng lực thì không có khả năng cung cấp các dịch vụ trung thực cho xã hội. Các dịch vụ không trung thực là bản chất xã hội học của hiện tượng tham nhũng.
Cho nên, chúng ta phải xoá đói giảm nghèo bằng cách cung cấp các dịch vụ để nâng cao năng lực của con người. Nâng cao năng lực là cách phổ biến nhất để khắc phục hiện tượng nghèo đói, và trong chừng mực nào đó tạo ra khả năng cảm nhận một cách không đau khổ về khoảng cách giầu nghèo.
Chúng ta đã đi qua gần nửa thế kỷ cùng nhau nghèo đói. Người Việt Nam cực kỳ có kinh nghiệm về sự thật cùng nhau nghèo đói. Cho nên, nghĩ ít về khoảng cách giầu nghèo thôi nhưng cần phải làm mọi cách để chống lại sự nghèo đói của bản thân mình.
Hiện nay, hàng năm chỉ số tăng trưởng kinh tế của Việt Nam rất cao, giá cả hàng hoá cũng cao nhưng thu nhập của người lao động vẫn rất thấp. Sự mâu thuẫn đó sẽ dẫn đến chảy máu chất xám. Vậy theo ông, khi tốt nghiệp ra trường, những sinh viên có năng lực nên ra nước ngoài làm việc để có cuộc sống khá hơn hay là ở lại Việt Nam?
Tôi nghĩ rằng, theo xu hướng hiện nay, toàn cầu hoá là một quá trình dịch chuyển tất cả các dòng năng lực của nhân loại đến những chỗ mà giá trị có thể tăng trưởng. Lao động cũng là một năng lực và nó sẽ dịch chuyển.
Tôi không đưa ra bất kỳ lời bình luận nào khuyên bạn nên ở Việt Nam hay ra nước ngoài, nhưng bạn nên nhớ rằng đi ra nước ngoài không phải là sự dịch chuyển thuận hoàn toàn. Bạn tưởng bạn có kiến thức, nhưng 3/4 giá trị thương mại của bạn phụ thuộc vào thói quen được hình thành trong những điều kiện phát triển của người ta. Nếu bạn muốn đi ra nước ngoài thì bạn phải có thêm một số năng lực ngoài những năng lực bạn nhận là bạn có và năng lực bán sản phẩm của bạn là năng lực lớn nhất...
Phải rất cẩn thận, nếu không bạn sẽ mắc bệnh chủ quan.
Nhiều người vẫn khuyên sinh viên rằng phải học để sau này đi làm bán cái mà người ta cần chứ không phải bán cái mà mình có. Theo ông điều đó có đúng không?
Có hai câu trả lời khác nhau cho câu hỏi của bạn. Đối với đại bộ phận người sử dụng lao động cũng như người bán sức lao động thì lời khuyên ấy là đúng, tức là bán cho người ta cái người ta cần chứ không phải bán cái mình có.
Nhưng với sinh viên của trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một trường đại học có giá trị chiến lược đối với nền kinh tế Việt Nam thì lời khuyên ấy không đúng. Bởi vì với một xã hội chưa chuyên nghiệp như xã hội chúng ta thì sinh viên của trường này phải thuyết phục xã hội rằng cái các anh cần là cái tôi có.
Chúng ta phải rèn luyện năng lực để nói với xã hội rằng các anh chưa biết tôi có cái mà các anh cần. Đội ngũ trí thức của chúng ta phải đủ tinh khôn để rèn luyện mình ở mức ấy chứ không phải là đi bán năng lực thông thường vì nếu bán như thế thì không thể có giá cao cho lao động của các bạn được.
Với vai trò là người tuyển dụng, ông có những yêu cầu gì với những người gia nhập công ty của mình?
Tôi chẳng đòi hỏi gì cả. Khi giao lưu với sinh viên trường Tài chính Kế toán, có sinh viên hỏi tôi rằng "Thưa ông, chúng tôi làm sao mà xin việc được nếu như đến cơ quan nào người ta cũng đòi hỏi hai năm kinh nghiệm?" Đối với một sinh viên mới ra trường mà đòi hỏi như thế thì cũng ngốc nghếch giống như việc lấy vợ mà lại đòi hỏi người đàn bà phải có hai năm kinh nghiệm về đàn ông.
Tôi không đòi hỏi gì cả, tôi đo độ nhạy về tinh thần của các bạn, tôi đo độ cao thượng của đời sống tinh thần của các bạn. Độ nhạy bén cộng với sự cao thượng sẽ tạo ra khả năng không thể dự báo được về sự phát triển.
Tôi không thuộc những người sử dụng lao động một cách tầm thường, cho nên nếu hỏi kinh nghiệm của tôi thì tôi sẽ nói kinh nghiệm không phổ biến trong xã hội. Tôi không làm gì cả, nếu linh cảm mách bảo tôi rằng người này có giá thì tôi sẽ nhận vào làm ngay.
Tôi còn có một cái khác nữa là những người tôi cần đào tạo không bao giờ tôi chiều ngay từ đầu cả, có những kẻ tôi dấu kín và 5 năm sau tôi bỗng đưa lên từ một nhân viên thông thường thành một giám đốc của công ty.
Thực phẩm của những thiên tài là tự do, mà điểm mấu chốt của tự do là quên đi sự lệ thuộc của mình vào lời khen, tiếng chê của người khác. Người Việt chúng ta có một nhược điểm hết sức phổ biến và hệ trọng là luôn luôn chờ đợi, hóng hớt lời khen của người khác. Những kẻ không lệ thuộc vào lời khen, tiếng chê, kẻ cặm cụi nghiên cứu, chấp nhận và khai thác các lẽ phải trong đời sống tâm hồn kín đáo của mình sẽ tạo ra thiên tài. Tôi có một định nghĩa về thiên tài trong một quyển sách mà tôi đã xuất bản rằng thiên tài là một thứ năng lực mà người sở hữu nó là kẻ cuối cùng biết đến nó.
Các bạn sống hồn nhiên, các bạn tìm mức sống tối thiểu bằng việc bán những khả năng thông thường của mình một cách thực dụng, nhưng các bạn phải chăm sóc những điều ẩn dấu ở những chỗ sâu xa trong tiềm thức của các bạn, đến một ngày nào đó số phận thiên thời của các bạn đến, cái đó sẽ xuất hiện trước một ai đó.
Con người đừng nhầm lẫn cuộc sống thông thường với cuộc sống thành đạt. Người ta thành đạt là do sự gặp gỡ một cách hoàn toàn may mắn giữa những yếu tố mình có với cái mà thiên hạ cần, còn để tạo ra cuộc sống hàng ngày thì con người phải lao động một cách thông thường, chấp nhận các tiêu chuẩn thông thường, sử dụng các công nghệ thông thường của cuộc sống.
Tôi vốn là một người nghèo khổ, năm 44 tuổi tôi chỉ có 1 cái xe đạp thôi và kẻ trộm cũng lấy nốt đi. Nhưng đến 45 tuổi tôi đi ôtô. Chuyển từ đi xe đạp lên đi ôtô, tôi không hề ngỡ ngàng, ngượng ngập, không hề vội vàng khi mở cửa ôtô. Tôi bước lên ôtô cũng duyên dáng không kém gì bước lên xe đạp, bởi vì dù bước lên ôtô thì tôi vẫn là một con người, từ trong tâm hồn tôi vẫn nghĩ mình là một con người thánh thiện.
Giống như đối với những người tài thì vấn đề không phải là việc họ được tặng huân chương. Tặng huân chương không phải là để họ trở thành người tài mà tặng huân chương là để thể hiện người có giáo dục thì phải biết tôn trọng người tài, huân chương ấy chính là bằng chứng thể hiện sự có giáo dục của nhà nước.
Có câu: "Có chí làm quan và có gan làm giầu". Vậy theo ông "chí" và "gan" có phải là hai bản tính đặc trưng cho hai lối sống của con người không?
Tôi nói chung không thích các câu tục ngữ kiểu như thế vì nó đơn giản hoá tất cả các quy luật của đời sống tinh thần.
Nói như thế thì không có phương châm làm người. Không ai có thể từ chối được việc làm người, mà làm người thì làm nhiều thứ lắm. Bạn phải làm nguời, bạn yêu tất cả những thứ gì thông thường của một con người, rồi bạn làm quan lúc nào, bạn làm giầu lúc nào không biết.
Làm quan nhưng chẳng bao giờ dám nói gì cả, cấp trên trợn mắt là im, vậy làm quan để làm gì khi vẫn là một kẻ nhát nhúa? Còn làm giầu làm gì nếu mỗi một đồng tiền bạn kiếm được là kết quả của sự lừa đảo và bạn không có dấu hiệu lấp lánh nào của đời sống tinh thần của bạn trên mỗi một đồng tiền?
Nhà giầu cũng khóc khi nhìn thấy mỗi một đồng tiền của mình là một chữ để ghi lại lịch sử của tội ác. Các quy luật nhân quả ám ảnh cả cuộc đời của những kẻ không biết cách làm giầu. Quên mất làm người mà làm giầu, quên mất làm người mà làm quan đều tạo ra những di họa khủng khiếp mà khi mở đầu sự nghiệp không ai tin rằng nó sẽ đến.
Ông có nói về việc cần phải thoát ra khỏi sự nghèo đói. Nước ta là nước đang phát triển, chúng ta có rất nhiều người nghèo. Người nghèo mặc dù có đủ niềm tin nhưng lại không có đủ tiền bạc và tri thức để làm giầu, theo ông vấn đề đó có thể giải quyết bằng cách nào?
Bạn về nông thôn, về các vùng tỉnh lỵ thì sẽ thấy những người nghèo thoát ra khỏi cảnh nghèo như thế nào bằng những trí tưởng tượng hết sức bất ngờ. Các giáo sư đôi lúc nghèo hơn rất nhiều so với những người ít học, bởi các giáo sư đòi hỏi những phát hiện được giải thưởng Nobel, còn những người ít học thì chỉ cần phát hiện của mình được vợ khen thôi là mừng rồi.
Giáo sư Nguyễn Hồng Phong khi còn sống có nói rằng khoa học là việc mô phỏng những quy luật khái quát thông qua việc lược bỏ các yếu tố dị biệt được gọi là quá trình mô phỏng hoá, còn cuộc sống là những trường hợp cụ thể và những cá biệt.
Cho nên, một người học giỏi là một người càng ngày càng tìm thấy sự vô lý của những điều mình học, sự không phù hợp của những điều mình học và sự đơn giản của những điều mình học. Nếu ai thần thánh hoá những điều mình học được trong cuộc đời thì kẻ đó vĩnh viễn không bao giờ trở thành người thành đạt cả, chỉ trở thành kẻ tuyên truyền cho những điều mình học được mà thôi. Trở thành nô lệ tuyệt đối cho những điều mình học thì học tập là một quá trình tự tàn sát mình.
Trước đây khi ông có ý tưởng thành lập công ty, có người nói với ông đó là điều không thể hoặc nói khoác, bây giờ nếu có một nhân viên của công ty ông đưa ra một ý tưởng nào đó khác thường, liệu ông có cho rằng đó là không thể hoặc nói khoác không?
Đến trường Harvard năm 1990, tôi có thảo luận với ông hiệu trưởng của Harvard Law School về tuyển sinh, ông ta nói rằng trường chúng tôi tuyển 90-95% theo đúng tiêu chuẩn, còn 5 đến 10% chúng tôi dành cho những trường hợp rất cá biệt.
Chúng tôi có một triết lý là nhân loại tồn tại bằng 95% những kẻ thông thường và phát triển bằng 5% những kẻ cá biệt. Đấy là một tỷ lệ mà nước Mỹ quy định về những con người tham gia vào sự duy trì đời sống. Sự ổn định thông thường được quy định bởi 95% con người nhưng nếu mất đi 5% cá biệt thì cuộc sống không phát triển được.
Cho nên, tôi là một người có giáo dục đủ để tiếp nhận, để không phủ nhận những sự điên điên, khùng khùng của cấp dưới của mình.
Theo ông, để trở thành một nhà doanh nghiệp thành công cần những phẩm chất gì?
Để trở thành một nhà doanh nghiệp thành công hay để thành công ở bất kỳ cương vị nào thì con người cần có một số phẩm chất phổ biến.
Thứ nhất là phải rất lương thiện. Con người không bắt đầu từ sự lương thiện thì không thể có động lực làm cái gì tử tế được. Phải biết yêu con người. Chẳng hạn tôi bắt đầu kinh doanh là vì yêu con. Các quy luật tinh thần của con người mách bảo các bạn cần phải làm gì, rồi các bạn sẽ tự tìm thấy sự thành đạt thích hợp của mình.
Nếu bây giờ tôi nói rằng tôi kiên quyết trở thành Bill Gates thì tôi là người ngớ ngẩn, vì tôi không có cách gì để trở thành Bill Gates ở Việt Nam được. Với tư cách là một người thông thường bạn sẽ tìm ra mức độ thành đạt mà bạn cần, quy luật riêng của bạn để trở thành một người thành đạt.
Đừng học người khác để trở thành người thành đạt, cái dở nhất của nhà trường chúng ta là dạy các tấm gương, xem các tấm gương như những ví dụ để cho các bạn vươn lên. Không một ai thành đạt được nếu người ta vươn lên để trở thành một người khác mình. Quy luật phát triển tất yếu của loài người chính là mình trở thành kẻ có giá trị cao nhất trong những khả năng của mình.
Tính pha trộn của mình với người khác càng ít bao nhiêu thì giá trị cống hiến của mình đối với xã hội càng lớn bấy nhiêu, bởi vì giá trị cống hiến của một con người cụ thể, của một cá nhân cụ thể đối với xã hội chính là nó đóng góp cái phần của nó chứ không phải cái phần nó bắt chước người ta. Nhưng nếu đem những giá trị cá nhân của mình để đối lập với những giá trị cá nhân khác thì lại là phá hoại. Hợp tác là quy luật của con người hiện đại.
Ông có nói rằng một trong những yếu tố tạo nên sự thành công là lương thiện. Nhưng nhiều người lại cho rằng trong xã hội bây giờ nhiều khi phải mưu mô một tý, phải đố kỵ, phải luồn lách thì mới sống được. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Bạn vừa nói ra một thực tế rằng ngoài phố nhiều sự lươn lẹo. Nhưng một người có tầm nhìn là một người phải giữ nguyên sự lương thiện của mình, không để cho mọi sự lươn lẹo đồng hoá mình, bởi vì đến một lúc nào đó, sự lương thiện sẽ trở thành tài sản tinh thần của bạn.
Một số chia sẻ đáng suy ngẫm dưới đây của ông Bạt được trích dẫn từ website của trường Đại học Kinh tế Quốc dân (www.neufie.edu.vn), ghi lại nội dung một buổi giao lưu giữa ông với sinh viên của trường, cuối năm 2006.
Mở đầu buổi giao lưu, ông Nguyễn Trần Bạt nói:
- Cái đáng giá nhất trong cuộc đời của tôi không phải là tạo ra một công ty mà là tạo ra được một nghề. Tôi là người Việt Nam đầu tiên tạo ra một loại nghề nghiệp, đó là nghề tư vấn về đầu tư và phát triển các quan hệ thương mại. Công ty này được thành lập trước khi Chính phủ ban hành nghị định 139/HĐBT hướng dẫn thi hành luật đầu tư nước ngoài. Nó ra đời tại Bộ Khoa học và Công nghệ, trước khi thành lập Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư một năm.
Tôi lập công ty này với ý đồ trở thành kẻ phiên dịch sớm nhất cho sự khác biệt giữa hai hệ thống kinh tế, hai hệ thống chính trị và hai mức độ phát triển...
Khi Việt Nam gia nhập WTO, theo ông, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có khó khăn gì và họ cần chuẩn bị như thế nào? Đối với riêng công ty của ông, ông đã chuẩn bị như thế nào?
Đây là một câu hỏi rất hay. Vấn đề mà tôi định nói với giới báo chí là không một ai được phép đem các nguy cơ của WTO ra mà dọa xã hội.
Chúng ta không có cách nào khác ngoài việc hội nhập với thế giới. WTO có cấu tạo là các vòng đàm phán, các vòng đàm phán sẽ ngày càng chặt chẽ và sẽ thắt vào cổ tất cả các quốc gia không ý thức được về hội nhập. Càng ngày tiêu chuẩn của WTO càng khắc nghiệt và những kẻ vào sau sẽ phải đối thoại, phải thảo luận với rất nhiều điều kiện.
WTO là một trường thi đối với các quốc gia chậm phát triển như chúng ta. Chúng ta không thể sợ thi. WTO không tàn phá gì cả, nó chỉ tàn phá những mặt cũ kĩ, những mặt lạc hậu, những mặt vô tổ chức, vô kỷ luật của các nền kinh tế để huấn luyện các nền kinh tế bán chuyên nghiệp trở thành những đối tượng chuyên nghiệp.
Chắc chắn tất cả những yếu tố phi chuyên nghiệp, những yếu tố tạm bợ, những yếu tố không chính thống dần dần sẽ bị loại bỏ theo sự áp đặt các tiêu chuẩn mà các thành viên của WTO phải tuân thủ.
Khi những tập đoàn nước ngoài như tập đoàn của ông vào Việt Nam, họ có thế mạnh hơn về nguồn nhân lực, lương cao hơn... Vậy sự cạnh tranh của tập đoàn của ông với các tập đoàn bên ngoài ấy sẽ như thế nào?
Tôi buộc phải chấp nhận cuộc cạnh tranh ấy. Tôi không thể đem chi bộ, công đoàn của công ty ra thay thế tiền lương cho cán bộ được.
Hiện nay tôi trả lương cho cán bộ của tôi tốt hơn nhiều so với một công ty nước ngoài có mặt tại Việt Nam. Tất cả những cán bộ là phó của tôi có lương cao hơn những người ở cùng vị trí như vậy trong bất kỳ công ty nước ngoài nào có mặt tại Việt Nam. Những cán bộ mới ra trường sau 3 năm là có một thu nhập tốt hơn người làm như thế ở công ty nước ngoài.
Thời đại của chúng ta là thời đại các bạn nữ thay đổi mốt áo quần của mình hàng tháng. Các bạn sẽ rất đau khổ nếu mặc một cái áo trong vòng 6 tháng mà người bạn trai của mình trông thấy nó liên tục. Các bạn buộc phải làm mới các nhu cầu của mình. Sự tăng trưởng các nhu cầu tiêu dùng như là dấu hiệu hệ trọng nhất của sự phát triển. Nếu ai không nghiên cứu được sự phát triển nhu cầu tiêu dùng của thị trường thì người đó không hiểu gì về kinh tế thị trường cả.
Rất là bất hạnh cho ngành dệt may nếu như bạn thích cái áo đang mặc quá một năm. Bản chất của nền kinh tế mà chúng ta muốn xây dựng chính là sự đỏng đảnh của nhu cầu tiêu dùng. Chúng ta không những đón nhận một cách tự nhiên các nhu cầu tiêu dùng mà chúng ta còn tạo ra các phương pháp luận để rủ rê con người thay đổi các nhu cầu của mình. Thời trang là một ví dụ, âm nhạc là một ví dụ. Sự thay đổi các dòng nhạc tạo ra một nền công nghiệp đắt giá và nhiều lợi nhuận nhất trong nền kinh tế Hoa Kỳ, đó chính là nghệ thuật biểu diễn.
Vấn đề tiền lương là vấn đề sống còn. Tiền lương quan trọng bởi vì nó là động lực cho việc người ta phát triển các nhu cầu tiêu dùng. Cho nên đồng lương phải thỏa mãn không chỉ trong sự cạnh tranh giữa các công ty với nhau mà cả trong sự cạnh tranh với thời đại nữa. Cho nên, tôi có hẳn một quan chức cấp phó chủ tịch luôn nghiên cứu về sự dao động của đồng lương tối thiểu trên thị trường lao động và chúng tôi kiểm điểm hàng tuần để luôn luôn giữ được tính tiên tiến của tiền lương.
Tất cả những bài thi về WTO tôi đã trả giống như cô giáo của các bạn đã thi Master rồi. Chúng tôi đã làm Master về WTO từ mười mấy năm trước, bây giờ chúng tôi rủ các công ty khác đi học những bài như vậy.
Theo ông, điểm yếu nhất của sinh viên Việt Nam hiện nay là gì? Ông có lời khuyên gì cho các sinh viên hiện nay? Trong những tiêu chí lựa chọn nhân viên của mình, ông cho tiêu chí nào là quan trọng nhất?
Theo tôi, điểm yếu nhất của sinh viên Việt Nam hiện nay là không hiểu tự do là gì. Các bạn luôn luôn đi tìm kiếm tiêu chuẩn, tìm kiếm đòi hỏi của người khác để chiều theo mà các bạn không biết giá trị quan trọng nhất của các bạn chính là phải hình thành ra tiêu chuẩn tinh thần của mình. Các bạn phải tự do đi tìm giá trị của mình, phát hiện ra các giá trị của mình và tìm cách bán các giá trị mà mình cho là xuất sắc nhất trong tập hợp nội hàm giá trị mình có.
Khi nào các bạn tự lập được thì các bạn mới trả lời được một cách chính xác mình là ai. Khi còn sống bằng bố mẹ, bằng cô dì, chú bác, bằng tất cả các mối quan hệ không phải là sản phẩm trực tiếp từ trí tuệ của mình thì chưa tự lập. Khi nào con người tự lập được thì sẽ xuất hiện một cái quan trọng hơn nhiều, đó là tự trọng.
Tự do - Tự lập - Tự trọng là những đại lượng hết sức quan trọng để hình thành giá trị của con người. Rất nhiều người được lăng xê, trông xa thì lấp lánh nhưng đến gần thì thấy rất thất vọng. Lăng xê là một dịch vụ của nền kinh tế hiện đại để tạo ra vẻ lấp lánh của tất cả các đối tượng hàng hoá. Cần phải làm sao để mình được đầu tư để được lăng xê, nhưng quan trọng hơn cả là làm sao sau khi được lăng xê mình vẫn còn là mình.
Khi nào các bạn hoàn tất được một vòng công nghệ như vậy thì không bao giờ các bạn sợ mất giá trị và cái đó được hình thành trong logic bộ ba Tự do - Tự lập - Tự trọng.
Thưa ông, các cơ hội trong thời đại hội nhập ngày nay làm cho người giầu càng giầu còn người nghèo càng nghèo, vậy về mặt kinh tế, Việt Nam cần phải phát triển như thế nào để khắc phục khoảng cách giầu nghèo đó?
Bạn tưởng rằng khi nước ta chưa gia nhập WTO thì không có người giầu, người nghèo, không có khoảng cách giầu nghèo ư? Có chứ. Tôi nghĩ rằng càng phát triển thì khoảng cách giầu nghèo càng lớn.
Phát triển là gì? Phát triển là người ta khai thác các năng lực tự nhiên của con người một cách có hệ thống và có tính hiệu quả cao nhất, mà năng lực của con người thì không giống nhau. Một sinh viên có hứng thú và có sức để học 20 tiếng một ngày thì không thể đem so với một người học 2 tiếng đã ngủ gật được.
Vào những năm tôi học đại học, không có đèn điện như bây giờ mà tôi phải học bằng đèn dầu. Số lượng dầu mà tôi thắp để học bằng tiêu chuẩn của hai gia đình đông con. Ngày xưa một gia đình đông con được 5 lít dầu/tháng, và tôi đốt 10 lít/tháng để học. Tôi nghĩ rằng những người học 2 tiếng/ngày không thế đem so với tôi được, vĩnh viễn không bao giờ so sánh được.
Khoảng cách giầu nghèo không chỉ là khoảng cách của sự may mắn mà còn là khoảng cách của sự phân bố tự nhiên các năng lực của con người. Cho nên, chúng ta phải thừa nhận khoảng cách ấy một cách khách quan mà chúng ta không thể khắc phục triệt để khoảng cách ấy được.
Nên chống lại sự nghèo khổ chứ không chống lại khoảng cách giầu nghèo. Nếu tôi có 1000 đô la/tháng tiền lương mà bạn chỉ có 10 đô la/tháng thì bạn là người nghèo khổ, khoảng cách giữa tôi với bạn là khoảng cách của sự nghèo khổ. Nhưng nếu tôi có 10.000 đô la mà bạn có 1.000 đô la thì bạn không nghèo khổ nữa nhưng bạn không giầu bằng tôi. Tuy nhiên, khoảng cách giữa 1.000 đô la và 10.000 đô la vẫn là khoảng cách không thể thay đổi được vì tôi năng động hơn bạn, tôi lao động vất vả hơn bạn.
Tôi vừa viết một công trình nghiên cứu về tham nhũng, trong đó tôi có nói rằng sự hướng dẫn sai về chính trị, kinh tế, văn hoá trong xã hội đã tạo ra sự mất mát năng lực trên quy mô toàn xã hội. Khi con người mất mát năng lực thì không có khả năng cung cấp các dịch vụ trung thực cho xã hội. Các dịch vụ không trung thực là bản chất xã hội học của hiện tượng tham nhũng.
Cho nên, chúng ta phải xoá đói giảm nghèo bằng cách cung cấp các dịch vụ để nâng cao năng lực của con người. Nâng cao năng lực là cách phổ biến nhất để khắc phục hiện tượng nghèo đói, và trong chừng mực nào đó tạo ra khả năng cảm nhận một cách không đau khổ về khoảng cách giầu nghèo.
Chúng ta đã đi qua gần nửa thế kỷ cùng nhau nghèo đói. Người Việt Nam cực kỳ có kinh nghiệm về sự thật cùng nhau nghèo đói. Cho nên, nghĩ ít về khoảng cách giầu nghèo thôi nhưng cần phải làm mọi cách để chống lại sự nghèo đói của bản thân mình.
Hiện nay, hàng năm chỉ số tăng trưởng kinh tế của Việt Nam rất cao, giá cả hàng hoá cũng cao nhưng thu nhập của người lao động vẫn rất thấp. Sự mâu thuẫn đó sẽ dẫn đến chảy máu chất xám. Vậy theo ông, khi tốt nghiệp ra trường, những sinh viên có năng lực nên ra nước ngoài làm việc để có cuộc sống khá hơn hay là ở lại Việt Nam?
Tôi nghĩ rằng, theo xu hướng hiện nay, toàn cầu hoá là một quá trình dịch chuyển tất cả các dòng năng lực của nhân loại đến những chỗ mà giá trị có thể tăng trưởng. Lao động cũng là một năng lực và nó sẽ dịch chuyển.
Tôi không đưa ra bất kỳ lời bình luận nào khuyên bạn nên ở Việt Nam hay ra nước ngoài, nhưng bạn nên nhớ rằng đi ra nước ngoài không phải là sự dịch chuyển thuận hoàn toàn. Bạn tưởng bạn có kiến thức, nhưng 3/4 giá trị thương mại của bạn phụ thuộc vào thói quen được hình thành trong những điều kiện phát triển của người ta. Nếu bạn muốn đi ra nước ngoài thì bạn phải có thêm một số năng lực ngoài những năng lực bạn nhận là bạn có và năng lực bán sản phẩm của bạn là năng lực lớn nhất...
Phải rất cẩn thận, nếu không bạn sẽ mắc bệnh chủ quan.
Nhiều người vẫn khuyên sinh viên rằng phải học để sau này đi làm bán cái mà người ta cần chứ không phải bán cái mà mình có. Theo ông điều đó có đúng không?
Có hai câu trả lời khác nhau cho câu hỏi của bạn. Đối với đại bộ phận người sử dụng lao động cũng như người bán sức lao động thì lời khuyên ấy là đúng, tức là bán cho người ta cái người ta cần chứ không phải bán cái mình có.
Nhưng với sinh viên của trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một trường đại học có giá trị chiến lược đối với nền kinh tế Việt Nam thì lời khuyên ấy không đúng. Bởi vì với một xã hội chưa chuyên nghiệp như xã hội chúng ta thì sinh viên của trường này phải thuyết phục xã hội rằng cái các anh cần là cái tôi có.
Chúng ta phải rèn luyện năng lực để nói với xã hội rằng các anh chưa biết tôi có cái mà các anh cần. Đội ngũ trí thức của chúng ta phải đủ tinh khôn để rèn luyện mình ở mức ấy chứ không phải là đi bán năng lực thông thường vì nếu bán như thế thì không thể có giá cao cho lao động của các bạn được.
Với vai trò là người tuyển dụng, ông có những yêu cầu gì với những người gia nhập công ty của mình?
Tôi chẳng đòi hỏi gì cả. Khi giao lưu với sinh viên trường Tài chính Kế toán, có sinh viên hỏi tôi rằng "Thưa ông, chúng tôi làm sao mà xin việc được nếu như đến cơ quan nào người ta cũng đòi hỏi hai năm kinh nghiệm?" Đối với một sinh viên mới ra trường mà đòi hỏi như thế thì cũng ngốc nghếch giống như việc lấy vợ mà lại đòi hỏi người đàn bà phải có hai năm kinh nghiệm về đàn ông.
Tôi không đòi hỏi gì cả, tôi đo độ nhạy về tinh thần của các bạn, tôi đo độ cao thượng của đời sống tinh thần của các bạn. Độ nhạy bén cộng với sự cao thượng sẽ tạo ra khả năng không thể dự báo được về sự phát triển.
Tôi không thuộc những người sử dụng lao động một cách tầm thường, cho nên nếu hỏi kinh nghiệm của tôi thì tôi sẽ nói kinh nghiệm không phổ biến trong xã hội. Tôi không làm gì cả, nếu linh cảm mách bảo tôi rằng người này có giá thì tôi sẽ nhận vào làm ngay.
Tôi còn có một cái khác nữa là những người tôi cần đào tạo không bao giờ tôi chiều ngay từ đầu cả, có những kẻ tôi dấu kín và 5 năm sau tôi bỗng đưa lên từ một nhân viên thông thường thành một giám đốc của công ty.
Thực phẩm của những thiên tài là tự do, mà điểm mấu chốt của tự do là quên đi sự lệ thuộc của mình vào lời khen, tiếng chê của người khác. Người Việt chúng ta có một nhược điểm hết sức phổ biến và hệ trọng là luôn luôn chờ đợi, hóng hớt lời khen của người khác. Những kẻ không lệ thuộc vào lời khen, tiếng chê, kẻ cặm cụi nghiên cứu, chấp nhận và khai thác các lẽ phải trong đời sống tâm hồn kín đáo của mình sẽ tạo ra thiên tài. Tôi có một định nghĩa về thiên tài trong một quyển sách mà tôi đã xuất bản rằng thiên tài là một thứ năng lực mà người sở hữu nó là kẻ cuối cùng biết đến nó.
Các bạn sống hồn nhiên, các bạn tìm mức sống tối thiểu bằng việc bán những khả năng thông thường của mình một cách thực dụng, nhưng các bạn phải chăm sóc những điều ẩn dấu ở những chỗ sâu xa trong tiềm thức của các bạn, đến một ngày nào đó số phận thiên thời của các bạn đến, cái đó sẽ xuất hiện trước một ai đó.
Con người đừng nhầm lẫn cuộc sống thông thường với cuộc sống thành đạt. Người ta thành đạt là do sự gặp gỡ một cách hoàn toàn may mắn giữa những yếu tố mình có với cái mà thiên hạ cần, còn để tạo ra cuộc sống hàng ngày thì con người phải lao động một cách thông thường, chấp nhận các tiêu chuẩn thông thường, sử dụng các công nghệ thông thường của cuộc sống.
Tôi vốn là một người nghèo khổ, năm 44 tuổi tôi chỉ có 1 cái xe đạp thôi và kẻ trộm cũng lấy nốt đi. Nhưng đến 45 tuổi tôi đi ôtô. Chuyển từ đi xe đạp lên đi ôtô, tôi không hề ngỡ ngàng, ngượng ngập, không hề vội vàng khi mở cửa ôtô. Tôi bước lên ôtô cũng duyên dáng không kém gì bước lên xe đạp, bởi vì dù bước lên ôtô thì tôi vẫn là một con người, từ trong tâm hồn tôi vẫn nghĩ mình là một con người thánh thiện.
Giống như đối với những người tài thì vấn đề không phải là việc họ được tặng huân chương. Tặng huân chương không phải là để họ trở thành người tài mà tặng huân chương là để thể hiện người có giáo dục thì phải biết tôn trọng người tài, huân chương ấy chính là bằng chứng thể hiện sự có giáo dục của nhà nước.
Có câu: "Có chí làm quan và có gan làm giầu". Vậy theo ông "chí" và "gan" có phải là hai bản tính đặc trưng cho hai lối sống của con người không?
Tôi nói chung không thích các câu tục ngữ kiểu như thế vì nó đơn giản hoá tất cả các quy luật của đời sống tinh thần.
Nói như thế thì không có phương châm làm người. Không ai có thể từ chối được việc làm người, mà làm người thì làm nhiều thứ lắm. Bạn phải làm nguời, bạn yêu tất cả những thứ gì thông thường của một con người, rồi bạn làm quan lúc nào, bạn làm giầu lúc nào không biết.
Làm quan nhưng chẳng bao giờ dám nói gì cả, cấp trên trợn mắt là im, vậy làm quan để làm gì khi vẫn là một kẻ nhát nhúa? Còn làm giầu làm gì nếu mỗi một đồng tiền bạn kiếm được là kết quả của sự lừa đảo và bạn không có dấu hiệu lấp lánh nào của đời sống tinh thần của bạn trên mỗi một đồng tiền?
Nhà giầu cũng khóc khi nhìn thấy mỗi một đồng tiền của mình là một chữ để ghi lại lịch sử của tội ác. Các quy luật nhân quả ám ảnh cả cuộc đời của những kẻ không biết cách làm giầu. Quên mất làm người mà làm giầu, quên mất làm người mà làm quan đều tạo ra những di họa khủng khiếp mà khi mở đầu sự nghiệp không ai tin rằng nó sẽ đến.
Ông có nói về việc cần phải thoát ra khỏi sự nghèo đói. Nước ta là nước đang phát triển, chúng ta có rất nhiều người nghèo. Người nghèo mặc dù có đủ niềm tin nhưng lại không có đủ tiền bạc và tri thức để làm giầu, theo ông vấn đề đó có thể giải quyết bằng cách nào?
Bạn về nông thôn, về các vùng tỉnh lỵ thì sẽ thấy những người nghèo thoát ra khỏi cảnh nghèo như thế nào bằng những trí tưởng tượng hết sức bất ngờ. Các giáo sư đôi lúc nghèo hơn rất nhiều so với những người ít học, bởi các giáo sư đòi hỏi những phát hiện được giải thưởng Nobel, còn những người ít học thì chỉ cần phát hiện của mình được vợ khen thôi là mừng rồi.
Giáo sư Nguyễn Hồng Phong khi còn sống có nói rằng khoa học là việc mô phỏng những quy luật khái quát thông qua việc lược bỏ các yếu tố dị biệt được gọi là quá trình mô phỏng hoá, còn cuộc sống là những trường hợp cụ thể và những cá biệt.
Cho nên, một người học giỏi là một người càng ngày càng tìm thấy sự vô lý của những điều mình học, sự không phù hợp của những điều mình học và sự đơn giản của những điều mình học. Nếu ai thần thánh hoá những điều mình học được trong cuộc đời thì kẻ đó vĩnh viễn không bao giờ trở thành người thành đạt cả, chỉ trở thành kẻ tuyên truyền cho những điều mình học được mà thôi. Trở thành nô lệ tuyệt đối cho những điều mình học thì học tập là một quá trình tự tàn sát mình.
Trước đây khi ông có ý tưởng thành lập công ty, có người nói với ông đó là điều không thể hoặc nói khoác, bây giờ nếu có một nhân viên của công ty ông đưa ra một ý tưởng nào đó khác thường, liệu ông có cho rằng đó là không thể hoặc nói khoác không?
Đến trường Harvard năm 1990, tôi có thảo luận với ông hiệu trưởng của Harvard Law School về tuyển sinh, ông ta nói rằng trường chúng tôi tuyển 90-95% theo đúng tiêu chuẩn, còn 5 đến 10% chúng tôi dành cho những trường hợp rất cá biệt.
Chúng tôi có một triết lý là nhân loại tồn tại bằng 95% những kẻ thông thường và phát triển bằng 5% những kẻ cá biệt. Đấy là một tỷ lệ mà nước Mỹ quy định về những con người tham gia vào sự duy trì đời sống. Sự ổn định thông thường được quy định bởi 95% con người nhưng nếu mất đi 5% cá biệt thì cuộc sống không phát triển được.
Cho nên, tôi là một người có giáo dục đủ để tiếp nhận, để không phủ nhận những sự điên điên, khùng khùng của cấp dưới của mình.
Theo ông, để trở thành một nhà doanh nghiệp thành công cần những phẩm chất gì?
Để trở thành một nhà doanh nghiệp thành công hay để thành công ở bất kỳ cương vị nào thì con người cần có một số phẩm chất phổ biến.
Thứ nhất là phải rất lương thiện. Con người không bắt đầu từ sự lương thiện thì không thể có động lực làm cái gì tử tế được. Phải biết yêu con người. Chẳng hạn tôi bắt đầu kinh doanh là vì yêu con. Các quy luật tinh thần của con người mách bảo các bạn cần phải làm gì, rồi các bạn sẽ tự tìm thấy sự thành đạt thích hợp của mình.
Nếu bây giờ tôi nói rằng tôi kiên quyết trở thành Bill Gates thì tôi là người ngớ ngẩn, vì tôi không có cách gì để trở thành Bill Gates ở Việt Nam được. Với tư cách là một người thông thường bạn sẽ tìm ra mức độ thành đạt mà bạn cần, quy luật riêng của bạn để trở thành một người thành đạt.
Đừng học người khác để trở thành người thành đạt, cái dở nhất của nhà trường chúng ta là dạy các tấm gương, xem các tấm gương như những ví dụ để cho các bạn vươn lên. Không một ai thành đạt được nếu người ta vươn lên để trở thành một người khác mình. Quy luật phát triển tất yếu của loài người chính là mình trở thành kẻ có giá trị cao nhất trong những khả năng của mình.
Tính pha trộn của mình với người khác càng ít bao nhiêu thì giá trị cống hiến của mình đối với xã hội càng lớn bấy nhiêu, bởi vì giá trị cống hiến của một con người cụ thể, của một cá nhân cụ thể đối với xã hội chính là nó đóng góp cái phần của nó chứ không phải cái phần nó bắt chước người ta. Nhưng nếu đem những giá trị cá nhân của mình để đối lập với những giá trị cá nhân khác thì lại là phá hoại. Hợp tác là quy luật của con người hiện đại.
Ông có nói rằng một trong những yếu tố tạo nên sự thành công là lương thiện. Nhưng nhiều người lại cho rằng trong xã hội bây giờ nhiều khi phải mưu mô một tý, phải đố kỵ, phải luồn lách thì mới sống được. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Bạn vừa nói ra một thực tế rằng ngoài phố nhiều sự lươn lẹo. Nhưng một người có tầm nhìn là một người phải giữ nguyên sự lương thiện của mình, không để cho mọi sự lươn lẹo đồng hoá mình, bởi vì đến một lúc nào đó, sự lương thiện sẽ trở thành tài sản tinh thần của bạn.