Xây bảo tàng, đẳng cấp mới của đại gia châu Á
Với người giàu châu Á, thể hiện đẳng cấp bằng máy bay riêng, du thuyền xa xỉ đã là "chuyện xưa như diễm"
Qua rồi cái thời "đã gọi là nhà giàu thì phải có máy bay riêng, du thuyền xa xỉ", hiện tầng lớp tỷ phú mới nổi ở châu Á đang có một kiểu thể hiện đẳng cấp mới. Đó là đầu tư xây dựng các bảo tàng theo cách của riêng mình, bài viết của Helmi Yosof trên trang Business Times cho biết.
Wang Wei rất thích kể lể với mọi người rằng, "tôi từng là một bà nội trợ bình thường, nhưng vài năm trước tôi tiếp cận với thế giới nghệ thuật và trở thành một người sưu tầm. Sau đó, tôi quyết định xây dựng một bảo tàng của riêng mình. Khi nào mở cửa, bảo tàng của tôi sẽ làm phong phú thêm đời sống bình nhật của các bà nội trợ khác, và họ cũng trở nên hiểu biết hơn giống như tôi".
Nếu không biết rõ về Wang Wei, có lẽ nhiều người sẽ tưởng người phụ nữ khả ái và cởi mở này là "dệt mộng giữa ban ngày", nếu không nói là dở dở ương ương. Thực tế, Wang không hề bốc đồng tẹo nào. Bà ấy đang xây dựng một bảo tàng rộng 11.000 m2 ở Thượng Hải cho riêng mình và có thể trong tương lai sẽ làm phong phú thêm đời sống của các bà nội trợ như Wang mơ ước.
Wang Wei kết hôn với Liu Yiqian, một tỷ phú trong lĩnh vực tài chính và là người giàu thứ 172 ở Trung Quốc. Dự kiến, bảo tàng nghệ thuật của Wang Wei sau khi khánh thành sẽ mang tên "Bảo tàng Trường thọ". Có thể nhiều người sẽ cảm thấy lạ lẫm về ý tưởng xây bảo tàng của Wang Wei. Tuy nhiên, xin đừng ngạc nhiên, bởi Wang không phải là người duy nhất đang làm như thế.
Hiện trên khắp Á lục địa, những người siêu, siêu giàu đang dựng lên các bảo tàng và coi chúng là một biểu tượng mới cho cái sự "giàu nứt đố đổ vách" của họ. Và trong cái vòng tròn riêng biệt đó, những từ như máy bay riêng, du thuyền xa xỉ đã trở thành câu chuyện của quá khứ, những thứ của ngày hôm qua.
Những tác phẩm nghệ thuật chất lượng hàng đầu là độc nhất vô nhị và không phải ai cũng có thể sở hữu. Chúng không giống như chiếc xe Rolls-Royce hay một món trang sức Cartier. Do đó, chi hàng triệu đôla cho một tác phẩm nghệ thuật được giải, mà giá trị của nó có lẽ không ai biết rõ (cũng có thể rất lớn), thì ngoại trừ người am hiểu nghệ thuật, còn không thì là những người thích khoe giàu.
Tại Trung Quốc, nơi người giàu luôn háo hức thể hiện đẳng cấp, các bảo tàng tư được mở ra ngày càng nhiều, ngang với các công viên giải trí. "Trùm" địa ốc Dai Zhikang đang xây dựng Bảo tàng Nghệ thuật Himalayas ở Thượng Hải, "đại gia" điện tử Chen Yung-tai vừa mới mở rộng Bảo tàng Aurora tại Thượng Hải, còn Chen Dongsheng của Hãng Bảo hiểm Taiking Life bắt đầu mở Không gian Taiking ở Bắc Kinh.
Li Bing, người sở hữu Bảo tàng Nghệ thuật He Jing Yuan tại Bắc Kinh, cho rằng cuộc cải cách kinh tế và xã hội từ cuối những năm 1970 đã tạo điều kiện cho các nhà sưu tập theo đuổi đam mê của họ. "Trong 30 năm cải cách, người Trung Quốc lại có thói quen sưu tầm các món đồ nghệ thuật và các sản phẩm có giá trị", ông nói.
Trong cuộc Triển lãm Nghệ thuật quốc tế năm 2012 tại Hồng Kông mới đây, một diễn đàn riêng đã được mở cho những người siêu giàu ở châu Á để bàn về việc làm thế nào để xây dựng và quản lý các viện bảo tàng tư của nhóm người này. Dù các phóng viên không được tham dự, nhưng một câu chuyện cười về cái gọi là bí quyết vẫn bị lọt ra ngoài: "Bước 1: Có thật nhiều tiền; bước 2: Có nhiều tiền hơn nữa...".
Philip Dodd, cố vấn của cuộc triển lãm kiêm chủ trì diễn đàn trên cho biết, "họ đang học hỏi về vấn đề này, cũng như chúng tôi từng làm như vậy ở phương Tây". Ông ví xu hướng hiện nay ở châu Á với Mỹ hồi đầu thế kỷ 20, khi các bảo tàng được những người giàu lòng bác ái lập nên.
Đặt sang một bên cơ hội thể hiện sự giàu có và học vấn cao siêu của một ai đó, thì động cơ xây dựng bảo tàng riêng của mỗi người là khác nhau. Ví dụ như với Oei Hong Djien, tỷ phú ngành thuốc lá ở Indonesia đồng thời là nhà sưu tầm nghệ thuật đầy đam mê, việc xây dựng một bảo tàng tư đơn giản là vì muốn lưu giữ những di sản đầy tính nghệ thuật của nước nhà.
"Indonesia là quốc gia đông dân số thứ tư trên thế giới. Chúng tôi có nhiều họa sỹ tài ba, nhưng lại không có một bảo tàng quốc gia và chính phủ lại không có ý định xây dựng một bảo tàng như vậy. Do đó, những người dân như chúng tôi phải nhận lãnh vai trò này thay cho chính phủ, nhất là khi thế giới đang nhìn vào châu Á như lúc này", Oei Hong Djien cho biết.
Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại và đương đại của Oei mang tên OHD (được viết tắt từ tên của tỷ phú này). Bảo tàng đặt tại Java với 2.000 tác phẩm nghệ thuật, trong đó có cả những kiệt tác của Affandi và Widayat. Những hiện vật này đã được doanh nhân 74 tuổi sưu tập trong hơn 5 thập niên.
Một người Indonesia khác, tỷ phú nông nghiệp Budi Tek, đã xây dựng bảo tàng Yuz ở Jakartar vào năm 2008 và dự định xây cái thứ hai với tên gọi bảo tàng De tại Thượng Hải vào năm tới.
Trong khi đó, ở Ấn Độ, Kiran Nadar, vợ của tỷ phú công nghiệp Shiv Nadar đã khánh thành một bảo tàng ở New Delhi mang tên của chính bà. Còn vợ tỷ phú ngành sản xuất đường Rajshree Pathy đang xây dựng một bảo tàng tư ở Coimbatore tại Tamil Nadu. Ấn Độ là nước có số tỷ phú nhiều thứ nhì châu Á, chỉ sau Trung Quốc.
Tại Singapore, quy mô của các bảo tàng tư nhân nhỏ hơn nhiều so với ở Trung Quốc, Ấn Độ hay Indonesia. Khoảng 1/3 trong số hơn 50 bảo tàng ở quốc gia Đông Nam Á này là thuộc quyền sở hữu của tư nhân. Phần lớn chúng tập trung giới thiệu tác phẩm của một số nghệ sỹ nhất định, hoặc chạy theo một loại hình nghệ thuật cụ thể.
Theo Lars Nittve, cựu giám đốc một triển lãm ở London hiện đứng đầu dự án phát triển một bảo tàng nghệ thuật đương đại tại Hồng Kông, số lượng các bảo tàng tư nhân ở châu Á đã "tăng trưởng theo cấp số nhân", với hàng trăm không gian mới cho nghệ thuật được mở tại khu vực này những năm gần đây. Hồng Kông xếp thứ ba chỉ sau New York và London trong danh sách những trung tâm đấu giá nghệ thuật hàng đầu thế giới.
Wang Wei rất thích kể lể với mọi người rằng, "tôi từng là một bà nội trợ bình thường, nhưng vài năm trước tôi tiếp cận với thế giới nghệ thuật và trở thành một người sưu tầm. Sau đó, tôi quyết định xây dựng một bảo tàng của riêng mình. Khi nào mở cửa, bảo tàng của tôi sẽ làm phong phú thêm đời sống bình nhật của các bà nội trợ khác, và họ cũng trở nên hiểu biết hơn giống như tôi".
Nếu không biết rõ về Wang Wei, có lẽ nhiều người sẽ tưởng người phụ nữ khả ái và cởi mở này là "dệt mộng giữa ban ngày", nếu không nói là dở dở ương ương. Thực tế, Wang không hề bốc đồng tẹo nào. Bà ấy đang xây dựng một bảo tàng rộng 11.000 m2 ở Thượng Hải cho riêng mình và có thể trong tương lai sẽ làm phong phú thêm đời sống của các bà nội trợ như Wang mơ ước.
Wang Wei kết hôn với Liu Yiqian, một tỷ phú trong lĩnh vực tài chính và là người giàu thứ 172 ở Trung Quốc. Dự kiến, bảo tàng nghệ thuật của Wang Wei sau khi khánh thành sẽ mang tên "Bảo tàng Trường thọ". Có thể nhiều người sẽ cảm thấy lạ lẫm về ý tưởng xây bảo tàng của Wang Wei. Tuy nhiên, xin đừng ngạc nhiên, bởi Wang không phải là người duy nhất đang làm như thế.
Hiện trên khắp Á lục địa, những người siêu, siêu giàu đang dựng lên các bảo tàng và coi chúng là một biểu tượng mới cho cái sự "giàu nứt đố đổ vách" của họ. Và trong cái vòng tròn riêng biệt đó, những từ như máy bay riêng, du thuyền xa xỉ đã trở thành câu chuyện của quá khứ, những thứ của ngày hôm qua.
Những tác phẩm nghệ thuật chất lượng hàng đầu là độc nhất vô nhị và không phải ai cũng có thể sở hữu. Chúng không giống như chiếc xe Rolls-Royce hay một món trang sức Cartier. Do đó, chi hàng triệu đôla cho một tác phẩm nghệ thuật được giải, mà giá trị của nó có lẽ không ai biết rõ (cũng có thể rất lớn), thì ngoại trừ người am hiểu nghệ thuật, còn không thì là những người thích khoe giàu.
Tại Trung Quốc, nơi người giàu luôn háo hức thể hiện đẳng cấp, các bảo tàng tư được mở ra ngày càng nhiều, ngang với các công viên giải trí. "Trùm" địa ốc Dai Zhikang đang xây dựng Bảo tàng Nghệ thuật Himalayas ở Thượng Hải, "đại gia" điện tử Chen Yung-tai vừa mới mở rộng Bảo tàng Aurora tại Thượng Hải, còn Chen Dongsheng của Hãng Bảo hiểm Taiking Life bắt đầu mở Không gian Taiking ở Bắc Kinh.
Li Bing, người sở hữu Bảo tàng Nghệ thuật He Jing Yuan tại Bắc Kinh, cho rằng cuộc cải cách kinh tế và xã hội từ cuối những năm 1970 đã tạo điều kiện cho các nhà sưu tập theo đuổi đam mê của họ. "Trong 30 năm cải cách, người Trung Quốc lại có thói quen sưu tầm các món đồ nghệ thuật và các sản phẩm có giá trị", ông nói.
Trong cuộc Triển lãm Nghệ thuật quốc tế năm 2012 tại Hồng Kông mới đây, một diễn đàn riêng đã được mở cho những người siêu giàu ở châu Á để bàn về việc làm thế nào để xây dựng và quản lý các viện bảo tàng tư của nhóm người này. Dù các phóng viên không được tham dự, nhưng một câu chuyện cười về cái gọi là bí quyết vẫn bị lọt ra ngoài: "Bước 1: Có thật nhiều tiền; bước 2: Có nhiều tiền hơn nữa...".
Philip Dodd, cố vấn của cuộc triển lãm kiêm chủ trì diễn đàn trên cho biết, "họ đang học hỏi về vấn đề này, cũng như chúng tôi từng làm như vậy ở phương Tây". Ông ví xu hướng hiện nay ở châu Á với Mỹ hồi đầu thế kỷ 20, khi các bảo tàng được những người giàu lòng bác ái lập nên.
Đặt sang một bên cơ hội thể hiện sự giàu có và học vấn cao siêu của một ai đó, thì động cơ xây dựng bảo tàng riêng của mỗi người là khác nhau. Ví dụ như với Oei Hong Djien, tỷ phú ngành thuốc lá ở Indonesia đồng thời là nhà sưu tầm nghệ thuật đầy đam mê, việc xây dựng một bảo tàng tư đơn giản là vì muốn lưu giữ những di sản đầy tính nghệ thuật của nước nhà.
"Indonesia là quốc gia đông dân số thứ tư trên thế giới. Chúng tôi có nhiều họa sỹ tài ba, nhưng lại không có một bảo tàng quốc gia và chính phủ lại không có ý định xây dựng một bảo tàng như vậy. Do đó, những người dân như chúng tôi phải nhận lãnh vai trò này thay cho chính phủ, nhất là khi thế giới đang nhìn vào châu Á như lúc này", Oei Hong Djien cho biết.
Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại và đương đại của Oei mang tên OHD (được viết tắt từ tên của tỷ phú này). Bảo tàng đặt tại Java với 2.000 tác phẩm nghệ thuật, trong đó có cả những kiệt tác của Affandi và Widayat. Những hiện vật này đã được doanh nhân 74 tuổi sưu tập trong hơn 5 thập niên.
Một người Indonesia khác, tỷ phú nông nghiệp Budi Tek, đã xây dựng bảo tàng Yuz ở Jakartar vào năm 2008 và dự định xây cái thứ hai với tên gọi bảo tàng De tại Thượng Hải vào năm tới.
Trong khi đó, ở Ấn Độ, Kiran Nadar, vợ của tỷ phú công nghiệp Shiv Nadar đã khánh thành một bảo tàng ở New Delhi mang tên của chính bà. Còn vợ tỷ phú ngành sản xuất đường Rajshree Pathy đang xây dựng một bảo tàng tư ở Coimbatore tại Tamil Nadu. Ấn Độ là nước có số tỷ phú nhiều thứ nhì châu Á, chỉ sau Trung Quốc.
Tại Singapore, quy mô của các bảo tàng tư nhân nhỏ hơn nhiều so với ở Trung Quốc, Ấn Độ hay Indonesia. Khoảng 1/3 trong số hơn 50 bảo tàng ở quốc gia Đông Nam Á này là thuộc quyền sở hữu của tư nhân. Phần lớn chúng tập trung giới thiệu tác phẩm của một số nghệ sỹ nhất định, hoặc chạy theo một loại hình nghệ thuật cụ thể.
Theo Lars Nittve, cựu giám đốc một triển lãm ở London hiện đứng đầu dự án phát triển một bảo tàng nghệ thuật đương đại tại Hồng Kông, số lượng các bảo tàng tư nhân ở châu Á đã "tăng trưởng theo cấp số nhân", với hàng trăm không gian mới cho nghệ thuật được mở tại khu vực này những năm gần đây. Hồng Kông xếp thứ ba chỉ sau New York và London trong danh sách những trung tâm đấu giá nghệ thuật hàng đầu thế giới.