“Xây” thương hiệu quốc gia: Không thể mãi an tâm với “phở”
Ghi nhận từ hội thảo “Vị thế thương hiệu Việt sau một năm gia nhập WTO”, diễn ra ngày 24/3 tại Tp.HCM
Thương hiệu quốc gia sẽ có tác động lớn đến sự phát triển và hội nhập nền kinh tế.
>>Thương hiệu quốc gia?!
Đó là một ý kiến chung được thống nhất tại hội thảo “Vị thế thương hiệu Việt sau một năm gia nhập WTO”, diễn ra ngày 24/3 tại Tp.HCM, do Thời báo Kinh tế Việt Nam và Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp tổ chức.
Phải gắn liền thực tế đất nước
Phát biểu tại hội thảo, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cho rằng thương hiệu quốc gia là tập hợp các liên tưởng của cộng đồng về bản sắc và hình ảnh của quốc gia, thông qua các đối tượng mà quốc gia đó sở hữu như lịch sử, sự phát triển về kinh tế xã hội, con người, điều kiện địa lý đặc thù, điểm đến, môi trường kinh doanh, sự vận động và năng động của quốc gia, các giá trị như thân thiện, chất lượng, sáng tạo…
Trong đó, hình ảnh quốc gia là nhận thức của cộng đồng về các dữ liệu quá khứ của quốc gia, còn bản sắc quốc gia là nhận thức của cộng đồng về định hướng hình ảnh mong ước của quốc gia đó trong tương lai.
Đồng tình với ý kiến đó, TS. Lê Đăng Doanh nhận xét thương hiệu quốc gia là một khái niệm phức hợp, có sự liên quan mật thiết với thương hiệu công ty và thương hiệu sản phẩm, đồng thời là kết quả của chính sách ngọai giao của chính phủ với các nước khác, chính sách của chính phủ đối với doanh nghiệp và người dân, và thái độ của người dân đối với người dân.
Ông nhấn mạnh: “Hình ảnh và thương hiệu quốc gia phải luôn gắn liền với thực tế của đất nước, không thể tạo ra những hình ảnh giả tạo và che dấu sự thật trong thời đại công nghệ thông tin và thế giới hội nhập với tính công khai minh bạch ngày càng tăng lên”.
Xây dựng thương hiệu quốc gia cũng như việc xây dựng thương hiệu của mỗi doanh nghiệp, nhất thiết phải có đường lối chiến lược và phương châm rõ ràng. Thế nhưng, như phân tích của ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) thì dường như Việt Nam vẫn chưa có một đường lối quảng bá thương hiệu quốc gia rõ ràng.
Tuy vậy, các ý kiến tại hội thảo đều có chung nhận định, sau năm đầu tiên gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến thêm được một bước quan trọng trong cải thiện hình ảnh và xây dựng thương hiệu quốc gia trên thế giới.
Cùng bắt tay xây dựng
Trình độ phát triển thực của nền kinh tế Việt Nam vẫn đang rất thấp, với hơn 60% giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn là nhiên liệu, nông sản sơ chế hay những mặt hàng gia công, chế biến với giá trị gia tăng rất thấp. Tỷ lệ sản phẩm dựa vào công nghệ chế tác sâu rất ít, trong khi các sản phẩm có hàm lượng trí tuệ và sáng tạo cao còn chiếm tỷ trọng rất hạn chế.
Trong điều kiện như vậy, hình ảnh và thương hiệu của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào lịch sử, đất nước con người, du lịch, ẩm thực… là điều dễ hiểu.
“Chỉ khi nào Việt Nam có những doanh nghiệp mạnh, sản phẩm công nghệ cao có năng lực cạnh tranh quốc tế thì lúc đó mới có thể gắn thương hiệu Việt Nam với những tên tuổi lớn như Toyota của Nhật Bản hay Samsung của Hàn Quốc”, TS. Lê Đăng Doanh nói.
Song ông cũng nhấn mạnh: “Không thể an tâm mãi với thương hiệu “phở” mà phải tiếp tục phấn đấu mạnh mẽ để có những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn được thiết kế, sản xuất tại Việt Nam. Việc duy trì và cải thiện hình ảnh, sức hấp dẫn của một đất nước đòi hỏi nhưng nỗ lực tổng hợp của tòan thể đất nước, trong đó Chính phủ phải là đầu tàu thúc đẩy”.
Ông Trương Đình Tuyển bày tỏ ý kiến: “Bản thân thương hiệu quốc gia Việt Nam không có tính thương mại trực tiếp, tuy nhiên, thương hiệu quốc gia Việt Nam hấp dẫn và thu hút sẽ khuyến khích quốc gia đó thu hút đầu tư, thu hút du lịch, thu hút nhân tài đến sống và làm việc tại quốc gia, tăng trưởng xuất khẩu theo hướng giảm chi phí biên trong ngành thấp hơn mức chi phí biên thế giới.”
>>Thương hiệu quốc gia?!
Đó là một ý kiến chung được thống nhất tại hội thảo “Vị thế thương hiệu Việt sau một năm gia nhập WTO”, diễn ra ngày 24/3 tại Tp.HCM, do Thời báo Kinh tế Việt Nam và Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp tổ chức.
Phải gắn liền thực tế đất nước
Phát biểu tại hội thảo, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cho rằng thương hiệu quốc gia là tập hợp các liên tưởng của cộng đồng về bản sắc và hình ảnh của quốc gia, thông qua các đối tượng mà quốc gia đó sở hữu như lịch sử, sự phát triển về kinh tế xã hội, con người, điều kiện địa lý đặc thù, điểm đến, môi trường kinh doanh, sự vận động và năng động của quốc gia, các giá trị như thân thiện, chất lượng, sáng tạo…
Trong đó, hình ảnh quốc gia là nhận thức của cộng đồng về các dữ liệu quá khứ của quốc gia, còn bản sắc quốc gia là nhận thức của cộng đồng về định hướng hình ảnh mong ước của quốc gia đó trong tương lai.
Đồng tình với ý kiến đó, TS. Lê Đăng Doanh nhận xét thương hiệu quốc gia là một khái niệm phức hợp, có sự liên quan mật thiết với thương hiệu công ty và thương hiệu sản phẩm, đồng thời là kết quả của chính sách ngọai giao của chính phủ với các nước khác, chính sách của chính phủ đối với doanh nghiệp và người dân, và thái độ của người dân đối với người dân.
Ông nhấn mạnh: “Hình ảnh và thương hiệu quốc gia phải luôn gắn liền với thực tế của đất nước, không thể tạo ra những hình ảnh giả tạo và che dấu sự thật trong thời đại công nghệ thông tin và thế giới hội nhập với tính công khai minh bạch ngày càng tăng lên”.
Xây dựng thương hiệu quốc gia cũng như việc xây dựng thương hiệu của mỗi doanh nghiệp, nhất thiết phải có đường lối chiến lược và phương châm rõ ràng. Thế nhưng, như phân tích của ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) thì dường như Việt Nam vẫn chưa có một đường lối quảng bá thương hiệu quốc gia rõ ràng.
Tuy vậy, các ý kiến tại hội thảo đều có chung nhận định, sau năm đầu tiên gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến thêm được một bước quan trọng trong cải thiện hình ảnh và xây dựng thương hiệu quốc gia trên thế giới.
Cùng bắt tay xây dựng
Trình độ phát triển thực của nền kinh tế Việt Nam vẫn đang rất thấp, với hơn 60% giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn là nhiên liệu, nông sản sơ chế hay những mặt hàng gia công, chế biến với giá trị gia tăng rất thấp. Tỷ lệ sản phẩm dựa vào công nghệ chế tác sâu rất ít, trong khi các sản phẩm có hàm lượng trí tuệ và sáng tạo cao còn chiếm tỷ trọng rất hạn chế.
Trong điều kiện như vậy, hình ảnh và thương hiệu của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào lịch sử, đất nước con người, du lịch, ẩm thực… là điều dễ hiểu.
“Chỉ khi nào Việt Nam có những doanh nghiệp mạnh, sản phẩm công nghệ cao có năng lực cạnh tranh quốc tế thì lúc đó mới có thể gắn thương hiệu Việt Nam với những tên tuổi lớn như Toyota của Nhật Bản hay Samsung của Hàn Quốc”, TS. Lê Đăng Doanh nói.
Song ông cũng nhấn mạnh: “Không thể an tâm mãi với thương hiệu “phở” mà phải tiếp tục phấn đấu mạnh mẽ để có những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn được thiết kế, sản xuất tại Việt Nam. Việc duy trì và cải thiện hình ảnh, sức hấp dẫn của một đất nước đòi hỏi nhưng nỗ lực tổng hợp của tòan thể đất nước, trong đó Chính phủ phải là đầu tàu thúc đẩy”.
Ông Trương Đình Tuyển bày tỏ ý kiến: “Bản thân thương hiệu quốc gia Việt Nam không có tính thương mại trực tiếp, tuy nhiên, thương hiệu quốc gia Việt Nam hấp dẫn và thu hút sẽ khuyến khích quốc gia đó thu hút đầu tư, thu hút du lịch, thu hút nhân tài đến sống và làm việc tại quốc gia, tăng trưởng xuất khẩu theo hướng giảm chi phí biên trong ngành thấp hơn mức chi phí biên thế giới.”