Xiết chặt quản lý dịch vụ đòi nợ thuê
Thủ tướng đã quy định chặt chẽ hơn từ khâu cấp giấy phép cho đến hình thức hoạt động của loại hình dịch vụ này
Chỉ những doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ mới được phép hoạt động trong lĩnh vực này, ngoài ra không được kinh doanh bất kỳ ngành nghề nào khác.
Đây là một trong những điểm mới trong Nghị định số 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ vừa được Chính phủ ban hành nhằm quản lý chặt chẽ hơn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm này, đồng thời tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật.
Trong nền kinh tế thị trường, dịch vụ đòi nợ là một nhu cầu thiết yết của xã hội, vì nợ đã được coi như một thứ hàng hóa. Ở Việt Nam, trong thời gian qua, nhu cầu này càng trở nên thường xuyên hơn đối với nhiều tổ chức cá nhân, đặc biệt là những doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp có mạng lưới khách hàng rộng lớn.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, một số công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ đòi nợ đã thực hiện công việc theo kiểu... xã hội đen, dùng luật rừng, gây bức xúc trong dư luận.
Vì vậy, để tạo hành lang pháp lý cho loại hình dịch vụ này, đồng thời nâng cao tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp trong hoạt động này, Thủ tướng đã quy định chặt chẽ hơn từ khâu cấp giấy phép cho đến hình thức hoạt động của loại hình dịch vụ này.
Theo đó, để hoạt động trong lĩnh vực này, doanh nghiệp phải có vốn pháp định là 2 tỷ đồng. Trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải duy trì mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định.
Giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp phải có trình độ học vấn từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành: kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh.
Nghị định cũng quy định rõ đối tượng thu nợ. Theo đó, các công ty dịch vụ đòi nợ chỉ được thực hiện đối với các khoản nợ đã quá hạn thanh toán phát sinh trong giao dịch dân sự và phải có đầy đủ giấy tờ pháp lý.
Công ty dịch vụ đòi nợ không được thực hiện đối với các khoản nợ đang thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; các khoản nợ của chủ nợ hoặc khách nợ là tổ chức chính trị, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc nợ giữa Việt Nam với các tổ chức quốc tế hoặc quốc gia khác…
Ngoài ra, Nghị định cũng nghiêm cấm các hoạt động, hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, quyền tự do cá nhân... của khách nợ, chủ nợ và tổ chức, cá nhân có liên quan; tuyệt đối không được sử dụng các thông tin có được từ chủ nợ và khách nợ để gây bất lợi cho họ.
Đây là một trong những điểm mới trong Nghị định số 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ vừa được Chính phủ ban hành nhằm quản lý chặt chẽ hơn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm này, đồng thời tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật.
Trong nền kinh tế thị trường, dịch vụ đòi nợ là một nhu cầu thiết yết của xã hội, vì nợ đã được coi như một thứ hàng hóa. Ở Việt Nam, trong thời gian qua, nhu cầu này càng trở nên thường xuyên hơn đối với nhiều tổ chức cá nhân, đặc biệt là những doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp có mạng lưới khách hàng rộng lớn.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, một số công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ đòi nợ đã thực hiện công việc theo kiểu... xã hội đen, dùng luật rừng, gây bức xúc trong dư luận.
Vì vậy, để tạo hành lang pháp lý cho loại hình dịch vụ này, đồng thời nâng cao tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp trong hoạt động này, Thủ tướng đã quy định chặt chẽ hơn từ khâu cấp giấy phép cho đến hình thức hoạt động của loại hình dịch vụ này.
Theo đó, để hoạt động trong lĩnh vực này, doanh nghiệp phải có vốn pháp định là 2 tỷ đồng. Trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải duy trì mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định.
Giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp phải có trình độ học vấn từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành: kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh.
Nghị định cũng quy định rõ đối tượng thu nợ. Theo đó, các công ty dịch vụ đòi nợ chỉ được thực hiện đối với các khoản nợ đã quá hạn thanh toán phát sinh trong giao dịch dân sự và phải có đầy đủ giấy tờ pháp lý.
Công ty dịch vụ đòi nợ không được thực hiện đối với các khoản nợ đang thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; các khoản nợ của chủ nợ hoặc khách nợ là tổ chức chính trị, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc nợ giữa Việt Nam với các tổ chức quốc tế hoặc quốc gia khác…
Ngoài ra, Nghị định cũng nghiêm cấm các hoạt động, hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, quyền tự do cá nhân... của khách nợ, chủ nợ và tổ chức, cá nhân có liên quan; tuyệt đối không được sử dụng các thông tin có được từ chủ nợ và khách nợ để gây bất lợi cho họ.