Xin đừng năm nào cũng nói tăng lương!
Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động cho rằng cần có một cách làm sáng suốt hơn khi ứng xử với tiền lương và lương tối thiểu
Theo Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng, tiền lương và lương tối thiểu là vấn đề rất quan trọng, vì nó là nguyên nhân của tất cả những nguyên nhân xảy ra tranh chấp và đình công trong suốt thời gian vừa qua.
Ứng xử với vấn đề này, do vậy, cần có một cách làm sáng suốt hơn.
Cách mạng tiền lương
Là tổ chức đại diện cho người lao động, khi nhìn vào những quy định xoay quanh vấn đề lương hiện nay, ông thấy đang tồn tại những bất hợp lý nào?
Tiền lương các doanh nghiệp trả cho người lao động, đặc biệt là ở khối các doanh nghiệp FDI, xoay quanh mốc tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Mà tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định này, ai cũng đều biết là không bám sát thực tế của xã hội, không bám sát giá cả thị trường. Bên cạnh việc các doanh nghiệp lợi dụng mức lương tối thiểu này, để trả thấp cho người lao động như nhiều ý kiến đã đề cập, thì tôi còn muốn nói đến một sự thiệt hại lớn khác của người lao động, vì mức lương tối thiểu này.
Đó là, khi các doanh nghiệp muốn thu hút thêm nhiều lao động, thì người ta sẽ trả cao hơn nhiều mức lương tối thiểu được quy định đó bằng các hình thức như trả tiền phụ cấp nhà cho người lao động 600 nghìn đồng/tháng, rồi tiền chuyên cần 300 nghìn/tháng, tiền đi lại 700 nghìn/tháng..., thực chất cũng chỉ là tiền lương thôi.
Vấn đề là khi nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động, thì họ chỉ nộp theo mức lương tối thiểu đã được quy định, chứ không nộp theo mức lương thực tế mà người lao động được nhận. Điều này thiệt hại rất lớn cho người lao động khi hưởng bảo hiểm xã hội.
Vì vậy, tôi cho rằng, dù khó đến mấy thì cũng cần phải kiến tạo lại lương tối thiểu cho sát với thực tế. Có giải quyết được vấn đề này, mới có thể lành mạnh được mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, cũng như có thể hạn chế đến mức thấp nhất tranh chấp và đình công.
Khó mà hy vọng lương tối thiểu có thể tạo được sự đột phá, khi mà bối cảnh của nền kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay. Một ứng xử sáng suốt để chúng ta có thể thích nghi ngay được là gì, thưa ông?
Tôi cho rằng Chính phủ không nên hàng năm cứ ban hành lương tối thiểu và năm nào cũng rầm rộ tuyên bố tăng lương. Chính phủ vừa mới nói tăng lương thôi thì ở ngoài giá cả đã tăng lên hết rồi. Cho nên khi người lao động lĩnh được tiền lương tăng lên thì tiền lương đó đã không còn sát với thực tế và không bù đắp mức tăng giá cả ngoài thị trường.
Chính vì vậy, tôi đề nghị, khi đã thống nhất được lương tối thiểu rồi, trên cơ sở lương tối thiểu đã được Chính phủ tính như là một loại hàng hóa đảm bảo được cuộc sống của người lao động ở mức nào đó với giá cả thị trường, thì hàng năm, cứ tính trượt giá như thế nào thì cuối năm áp dụng trượt giá đó nhân lên để áp dụng thành mức lương tối thiểu cho năm sau.
Chứ đừng có năm nào cũng nói tăng lương, như vậy thu nhập thực tế của người lao động mới lên theo được và giá cả cũng không bị xáo trộn vì đòi tăng theo lương.
Tôi nghĩ rằng, có thực hiện được như vậy, thì mới có thể thực hiện được một bước về cách mạng tiền lương. Vừa rồi, Chính phủ rất cố gắng khi tách lương của khu vực nhà nước ra khỏi khu vực doanh nghiệp, đây đã là một bước đi mạnh mẽ, nhưng Chính phủ cần mạnh mẽ hơn nữa trong việc thực hiện cuộc cách mạng tiền lương.
Hai luật “đá” nhau
Đối với vấn đề lương cho người lao động, thì trong cả hai bộ luật đang trình Quốc hội là dự án Luật Lao động và Luật Công đoàn, đều đã đề cập đến vấn đề này, nhưng có vẻ “tiếng nói” chưa trùng nhau?
Đúng là hiện nay, giữa ban soạn thảo hai dự án luật có khác nhau, Luật Lao động đưa ra tiêu chí, người sử dụng lao động tự xây dựng thang bảng lương mà không qua phê duyệt, xem đã phù hợp chưa. Còn Luật Công đoàn thì đề nghị sau khi xây dựng thang bảng lương phải báo cáo cơ quan quản lý lao động địa phương để xem đã phù hợp luật pháp chưa. Nếu không có kiểm tra, giám sát thì sẽ không bảo đảm quyền lợi cho người lao động.
Trước đây chúng ta quy định các doanh nghiệp phải xây dựng thang lương, bảng lương của doanh nghiệp mình dựa vào những quy định của Chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước về lao động duyệt thang lương, bảng lương đó xem đã phù hợp chưa, có vi phạm gì không, hay định mức lao động quá cao, người lao động có thực hiện được không? Điều đó rất tốt. Nhưng bây giờ qua dự thảo Luật Lao động lại bỏ hết, có nên như thế không?
Đồng tiền ở Việt Nam giá trị chưa ổn định do ảnh hưởng nhiều của lạm phát cao, nên quy định về tiền lương, nếu dựa vào một số cố định thì chỉ từ 1 đến 2 năm thôi là sẽ lạc hậu. Vì thế công đoàn đã kiến nghị xây dựng thang bảng lương phải đi liền với rổ hàng hóa, mà rổ hàng hóa này đảm bảo cuộc sống của người lao động. Như tôi vừa nói ở trên, lương tối thiểu phải gắn liền với nhu cầu tối thiểu của người lao động, giá lên thì lương phải điều chỉnh theo.
Tất nhiên, chúng tôi cũng có quan điểm chung với Luật Lao động là vấn đề lương, bất cập còn nhiều, nhưng giải quyết những bất cập này còn phải chịu ràng buộc, phải cân nhắc nhiều yếu tố như nếu nâng mức lương cho người lao động đến mức nào đó thì cũng phải xem doanh nghiệp có chịu nổi hay không.
Ứng xử với vấn đề này, do vậy, cần có một cách làm sáng suốt hơn.
Cách mạng tiền lương
Là tổ chức đại diện cho người lao động, khi nhìn vào những quy định xoay quanh vấn đề lương hiện nay, ông thấy đang tồn tại những bất hợp lý nào?
Tiền lương các doanh nghiệp trả cho người lao động, đặc biệt là ở khối các doanh nghiệp FDI, xoay quanh mốc tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Mà tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định này, ai cũng đều biết là không bám sát thực tế của xã hội, không bám sát giá cả thị trường. Bên cạnh việc các doanh nghiệp lợi dụng mức lương tối thiểu này, để trả thấp cho người lao động như nhiều ý kiến đã đề cập, thì tôi còn muốn nói đến một sự thiệt hại lớn khác của người lao động, vì mức lương tối thiểu này.
Đó là, khi các doanh nghiệp muốn thu hút thêm nhiều lao động, thì người ta sẽ trả cao hơn nhiều mức lương tối thiểu được quy định đó bằng các hình thức như trả tiền phụ cấp nhà cho người lao động 600 nghìn đồng/tháng, rồi tiền chuyên cần 300 nghìn/tháng, tiền đi lại 700 nghìn/tháng..., thực chất cũng chỉ là tiền lương thôi.
Vấn đề là khi nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động, thì họ chỉ nộp theo mức lương tối thiểu đã được quy định, chứ không nộp theo mức lương thực tế mà người lao động được nhận. Điều này thiệt hại rất lớn cho người lao động khi hưởng bảo hiểm xã hội.
Vì vậy, tôi cho rằng, dù khó đến mấy thì cũng cần phải kiến tạo lại lương tối thiểu cho sát với thực tế. Có giải quyết được vấn đề này, mới có thể lành mạnh được mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, cũng như có thể hạn chế đến mức thấp nhất tranh chấp và đình công.
Khó mà hy vọng lương tối thiểu có thể tạo được sự đột phá, khi mà bối cảnh của nền kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay. Một ứng xử sáng suốt để chúng ta có thể thích nghi ngay được là gì, thưa ông?
Tôi cho rằng Chính phủ không nên hàng năm cứ ban hành lương tối thiểu và năm nào cũng rầm rộ tuyên bố tăng lương. Chính phủ vừa mới nói tăng lương thôi thì ở ngoài giá cả đã tăng lên hết rồi. Cho nên khi người lao động lĩnh được tiền lương tăng lên thì tiền lương đó đã không còn sát với thực tế và không bù đắp mức tăng giá cả ngoài thị trường.
Chính vì vậy, tôi đề nghị, khi đã thống nhất được lương tối thiểu rồi, trên cơ sở lương tối thiểu đã được Chính phủ tính như là một loại hàng hóa đảm bảo được cuộc sống của người lao động ở mức nào đó với giá cả thị trường, thì hàng năm, cứ tính trượt giá như thế nào thì cuối năm áp dụng trượt giá đó nhân lên để áp dụng thành mức lương tối thiểu cho năm sau.
Chứ đừng có năm nào cũng nói tăng lương, như vậy thu nhập thực tế của người lao động mới lên theo được và giá cả cũng không bị xáo trộn vì đòi tăng theo lương.
Tôi nghĩ rằng, có thực hiện được như vậy, thì mới có thể thực hiện được một bước về cách mạng tiền lương. Vừa rồi, Chính phủ rất cố gắng khi tách lương của khu vực nhà nước ra khỏi khu vực doanh nghiệp, đây đã là một bước đi mạnh mẽ, nhưng Chính phủ cần mạnh mẽ hơn nữa trong việc thực hiện cuộc cách mạng tiền lương.
Hai luật “đá” nhau
Đối với vấn đề lương cho người lao động, thì trong cả hai bộ luật đang trình Quốc hội là dự án Luật Lao động và Luật Công đoàn, đều đã đề cập đến vấn đề này, nhưng có vẻ “tiếng nói” chưa trùng nhau?
Đúng là hiện nay, giữa ban soạn thảo hai dự án luật có khác nhau, Luật Lao động đưa ra tiêu chí, người sử dụng lao động tự xây dựng thang bảng lương mà không qua phê duyệt, xem đã phù hợp chưa. Còn Luật Công đoàn thì đề nghị sau khi xây dựng thang bảng lương phải báo cáo cơ quan quản lý lao động địa phương để xem đã phù hợp luật pháp chưa. Nếu không có kiểm tra, giám sát thì sẽ không bảo đảm quyền lợi cho người lao động.
Trước đây chúng ta quy định các doanh nghiệp phải xây dựng thang lương, bảng lương của doanh nghiệp mình dựa vào những quy định của Chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước về lao động duyệt thang lương, bảng lương đó xem đã phù hợp chưa, có vi phạm gì không, hay định mức lao động quá cao, người lao động có thực hiện được không? Điều đó rất tốt. Nhưng bây giờ qua dự thảo Luật Lao động lại bỏ hết, có nên như thế không?
Đồng tiền ở Việt Nam giá trị chưa ổn định do ảnh hưởng nhiều của lạm phát cao, nên quy định về tiền lương, nếu dựa vào một số cố định thì chỉ từ 1 đến 2 năm thôi là sẽ lạc hậu. Vì thế công đoàn đã kiến nghị xây dựng thang bảng lương phải đi liền với rổ hàng hóa, mà rổ hàng hóa này đảm bảo cuộc sống của người lao động. Như tôi vừa nói ở trên, lương tối thiểu phải gắn liền với nhu cầu tối thiểu của người lao động, giá lên thì lương phải điều chỉnh theo.
Tất nhiên, chúng tôi cũng có quan điểm chung với Luật Lao động là vấn đề lương, bất cập còn nhiều, nhưng giải quyết những bất cập này còn phải chịu ràng buộc, phải cân nhắc nhiều yếu tố như nếu nâng mức lương cho người lao động đến mức nào đó thì cũng phải xem doanh nghiệp có chịu nổi hay không.