Xu hướng 24 tháng tới của thị trường chứng khoán?
Nhận định của ông Peter R. Ryder, Tổng giám đốc Indochina Capital về xu hướng 24 tháng tới của thị trường chứng khoán Việt Nam
Nhận định của ông Peter R. Ryder, Tổng giám đốc Indochina Capital về xu hướng 24 tháng tới của thị trường chứng khoán Việt Nam.
“Do thành công kinh tế của Việt Nam và các bước phát triển hệ thống pháp luật những năm qua, thị trường vốn tăng cao kịch điểm cả về cung lẫn cầu trong mấy tuần gần đây của năm 2006.
Về phía cung, những thay đổi luật lệ ngừng khuyến khích thuế dành cho các công ty niêm yết sau 31/12 đã cho phép ra đời 125 công ty mới niêm yết với tổng số vốn mới trên thị trường chứng khoán là 7 tỷ USD ở cả Hà Nội và Tp.HCM trong 6 tuần năm 2006.
Về phía cầu, dòng vốn đầu tư nước ngoài mới đến từ: (1) các quỹ tập trung vào Việt Nam, (2) các thể chế lớn tập trung hơn vào cổ phần các công ty lớn, và (3) các quỹ/nhà đầu tư châu Á cá nhân, chẳng hạn đến từ Hàn Quốc và Đài Loan, không chỉ làm tăng nhu cầu thị trường một cách trực tiếp mà còn gây tăng vốn mới “điên loạn” từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước. Việc tăng nhu cầu làm thị trường tăng mạnh cả về mức thanh khoản và giá trị.
Chúng tôi tin rằng thị trường đang bị quá nóng và những sửa chữa trong ngắn hạn sẽ phải xảy ra.
Thị trường nói chung bị đánh giá quá mức với chỉ số P/E của các công ty giao dịch trên sàn giao dịch Tp.HCM tăng hơn 29 lần, dẫn đầu là hai công ty lớn nhất là FPT và VNM tăng lần lượt là 79 lần và 28,5 lần.
Với mức đánh giá hiện nay, hầu hết các nhà đầu tư thể chế nước ngoài sẽ không mua và một số nhà đầu tư nước ngoài chỉ đứng xem và quan sát những gì đang và sẽ diễn ra.
Nhìn về triển vọng dài hạn, năm 2007 và 2008 sẽ tiếp tục là năm sôi động cả từ phía cung và cầu đối với thị trường chứng khoán. Cùng với một số lượng đáng kể các công ty nhà nước sẽ được cổ phần hóa và sẽ có nhiều vốn trong nước và nước ngoài đổ vào Việt Nam, chúng ta sẽ thấy xu hướng trong 24 tháng tới như sau:
- Các nhà đầu tư có tổ chức sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trên thị trường, trong khi các nhà đầu tư cá nhân sẽ có kiến thức nhiều hơn và chắt lọc hơn trong các hoạt động buôn bán của họ.
- Các nhà đầu tư sẽ chuyển chú ý của họ từ các công ty niêm yết bị định giá quá cao và thị trường OTC hiện tại sang quan tâm đến các sản phẩm mới, rẻ hơn sẽ được tung ra thị trường.
- Các sản phẩm mới nằm ngoài luồng cổ phần hóa truyền thống kéo dài sẽ ra đời.
Tất cả các nhân tố này sẽ góp phần phát triển thị trường về chiều sâu và chiều rộng và giảm sự biến động lớn như hiện nay và những bất hiệu quả trong hệ thống.”
“Do thành công kinh tế của Việt Nam và các bước phát triển hệ thống pháp luật những năm qua, thị trường vốn tăng cao kịch điểm cả về cung lẫn cầu trong mấy tuần gần đây của năm 2006.
Về phía cung, những thay đổi luật lệ ngừng khuyến khích thuế dành cho các công ty niêm yết sau 31/12 đã cho phép ra đời 125 công ty mới niêm yết với tổng số vốn mới trên thị trường chứng khoán là 7 tỷ USD ở cả Hà Nội và Tp.HCM trong 6 tuần năm 2006.
Về phía cầu, dòng vốn đầu tư nước ngoài mới đến từ: (1) các quỹ tập trung vào Việt Nam, (2) các thể chế lớn tập trung hơn vào cổ phần các công ty lớn, và (3) các quỹ/nhà đầu tư châu Á cá nhân, chẳng hạn đến từ Hàn Quốc và Đài Loan, không chỉ làm tăng nhu cầu thị trường một cách trực tiếp mà còn gây tăng vốn mới “điên loạn” từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước. Việc tăng nhu cầu làm thị trường tăng mạnh cả về mức thanh khoản và giá trị.
Chúng tôi tin rằng thị trường đang bị quá nóng và những sửa chữa trong ngắn hạn sẽ phải xảy ra.
Thị trường nói chung bị đánh giá quá mức với chỉ số P/E của các công ty giao dịch trên sàn giao dịch Tp.HCM tăng hơn 29 lần, dẫn đầu là hai công ty lớn nhất là FPT và VNM tăng lần lượt là 79 lần và 28,5 lần.
Với mức đánh giá hiện nay, hầu hết các nhà đầu tư thể chế nước ngoài sẽ không mua và một số nhà đầu tư nước ngoài chỉ đứng xem và quan sát những gì đang và sẽ diễn ra.
Nhìn về triển vọng dài hạn, năm 2007 và 2008 sẽ tiếp tục là năm sôi động cả từ phía cung và cầu đối với thị trường chứng khoán. Cùng với một số lượng đáng kể các công ty nhà nước sẽ được cổ phần hóa và sẽ có nhiều vốn trong nước và nước ngoài đổ vào Việt Nam, chúng ta sẽ thấy xu hướng trong 24 tháng tới như sau:
- Các nhà đầu tư có tổ chức sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trên thị trường, trong khi các nhà đầu tư cá nhân sẽ có kiến thức nhiều hơn và chắt lọc hơn trong các hoạt động buôn bán của họ.
- Các nhà đầu tư sẽ chuyển chú ý của họ từ các công ty niêm yết bị định giá quá cao và thị trường OTC hiện tại sang quan tâm đến các sản phẩm mới, rẻ hơn sẽ được tung ra thị trường.
- Các sản phẩm mới nằm ngoài luồng cổ phần hóa truyền thống kéo dài sẽ ra đời.
Tất cả các nhân tố này sẽ góp phần phát triển thị trường về chiều sâu và chiều rộng và giảm sự biến động lớn như hiện nay và những bất hiệu quả trong hệ thống.”