“Xu hướng giảm sút vốn đầu tư nước ngoài là rõ ràng”
Hỏi chuyện ông Jim Hassett, Chủ tịch Tập đoàn Ernst & Young khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Việt Nam đã và đang tiếp tục chịu tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong đó, sự giảm sút của dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài là một xu hướng rõ ràng.
Nhận định này được ông Jim Hassett, Chủ tịch Tập đoàn Ernst & Young khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đưa ra trong cuộc trao đổi mới đây với VnEconomy.
Điều then chốt là duy trì sự ổn định
Đánh giá về khả năng tác động tới Việt Nam của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, ông Jim Hassett nói:
- Nền kinh tế thế giới đã thay đổi ghê gớm từ nhiều tháng qua. Cuộc khủng hoảng tài chính đã biến thành khủng hoảng toàn cầu. Trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, không có một quốc gia nào có thể thoát khỏi sự tác động của nó.
Các nước đang phát triển đứng trước nguy cơ bị hạn chế tiếp cận các nguồn vốn cho thuơng mại và đầu tư. Sau gần 3 thập kỷ, ngành thuơng mại thế giới đuợc dự báo sẽ lần đầu tiên sụt giảm trong năm 2009. Mức tăng trưởng GDP thực đuợc uớc tính sẽ chững lại trên toàn thế giới. Cứ giảm 1% tăng trưởng có thể dẫn tới 20 triệu nguời lâm vào cảnh nghèo, theo ước tính của Ngân hàng Thế giới.
Mức độ tác động sẽ thay đổi theo từng quốc gia, những cuối cùng đều dẫn đến hậu quả là giảm nguồn thu và kim ngạch xuất khẩu, cũng như giảm nguồn vốn đầu tư nhất là của nước ngoài.
Doanh thu xuất khẩu của Việt Nam chiếm khoảng 80% tổng nguồn thu của cả nước, trong đó sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là hàng hóa. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) lên đến hơn 64 tỷ USD vốn đăng ký trong năm 2008 là nhân tố then chốt thúc đẩy mức tăng truởng kinh tế của Việt Nam đạt mức trung bình 7,5% trong thập niên vừa qua.
Thị truờng chứng khoán Việt Nam năm 2008 giảm tới 70%, là sự suy giảm rõ rệt nhất trong các thị truờng châu Á hiện nay. Tất cả những điều này đều khẳng định một sự thật là Việt Nam đã và đang tiếp tục bị tác động bởi cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu này.
Đáng chú ý là ngành tài chính Việt Nam lại không bị ảnh hưởng nhiều, bởi chưa hội nhập nhiều vào thị truờng tài chính thế giới. Nhưng trước hết, chúng ta sẽ chứng kiến sự ảnh hưởng đến nền kinh tế thông qua những khó khăn trong xuất khẩu, du lịch, nguồn vốn và việc làm.
Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có dấu hiệu chậm lại hoặc rút bớt. Ông nhận định thế nào về xu hướng này trong năm 2009?
Tôi cho rằng xu hướng giảm sút vốn FDI và FII là rõ ràng trong năm 2009. Tuy nhiên, mức độ giảm sút sẽ phụ thuộc vào phản ứng của Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam trước sự suy giảm kinh tế toàn cầu và kinh tế trong nước.
Việc duy trì mức vốn FDI đăng ký là 64 tỷ USD mà Việt Nam đã thu hút trong năm 2008 là một thách thức quá lớn.
Việt Nam cần nhìn nhận đây là thời điểm mà các nhà đầu tư trên toàn thế giới phải xem xét danh mục đầu tư và địa điểm đầu tư của mình. Do niềm tin của nhà đầu tư vẫn còn rất quan trọng, thì một điều then chốt đối với Việt Nam là duy trì sự ổn định kinh tế - xã hội và tránh sụp đổ thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản và hệ thống ngân hàng.
Chính phủ Việt Nam đã có một số bước đi khôn ngoan
Ông đã quan sát các chính phủ và các công ty trong khu vực đối phó với tình trạng suy thoái này như thế nào?
Tôi đã chứng kiến hầu hết các chính phủ ở khu vực châu Á đang áp dụng những chính sách khuyến khích như giảm thuế, bơm tiền vào nền kinh tế thông qua các gói kích cầu…
Tôi nghĩ rằng Chính phủ Việt Nam đã có một số bước đi khôn ngoan, bao gồm cả gói kích thích kinh tế trị giá 1 tỷ USD thông qua bù lãi suất cho doanh nghiệp vay vốn đuợc công bố gần đây.
Tôi nghĩ sự hỗ trợ đó là rất sáng suốt và cách tiếp cận cũng phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay. Các ngân hàng Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiều, mà là các doanh nghiệp vừa và nhỏ là bộ phận lớn nhất trong khối doanh nghiệp Việt Nam; theo đó, Chính phủ đã trực tiếp hỗ trợ cho khối này.
Hỗ trợ họ trong xuất khẩu, kinh doanh cũng chính là tạo việc làm. Việc Chính phủ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận tín dụng trong điều kiện khó khăn hiện nay là cách làm sáng suốt, khác với cách làm ở Mỹ là khối ngân hàng tài chính bị khủng hoảng trước tiên và Chính phủ Mỹ đã hỗ trợ cho khối này.
Tất nhiên ở đây có khía cạnh rủi ro của nó. Chính phủ là người tung ra tiền, khi có sự can thiệp như vậy có thể dẫn đến rủi ro trong những năm tới mà khó có thể tiên liệu được.
Tôi nghĩ rằng do sự thiếu hụt nguồn tín dụng, nên những vấn đề như hiệu quả về chi phí, quản lý rủi ro... sẽ đựợc xem là trọng điểm quan trọng.
Tính minh bạch là nền tảng quyết định niềm tin
Theo ông, khả năng phục hồi của kinh tế toàn cầu sẽ như thế nào và đâu là những nhân tố then chốt?
Chúng tôi hy vọng rằng nền kinh tế sẽ phục hồi vào cuối năm 2009 và cho đến truớc năm 2010 sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu sẽ bắt đầu trở lại.
Tuy nhiên, điều này còn phụ thuốc nhiều vào việc nhà nuớc và doanh nghiệp đối phó như thế nào với tình hình suy thoái hiện nay.
Tôi nghĩ có ba nhân tố then chốt để giúp nền kinh tế phục hồi. Truớc tiên, cần phải tập trung đổi mới phương thức mà các doanh nghiệp quản trị rủi ro khi họ phải đương đầu với tình trạng suy thoái tài chính.
Thứ hai, tính minh bạch là nền tảng quyết định niềm tin của nhà đầu tư. Ở đây là thông tin chính xác hơn và nhiều hơn nguồn thông tin có liên quan - không nhất thiết khối lượng thông tin phải nhiều hơn.
Các nhà đầu tư cần có khả năng hiểu được rõ ràng quan điểm của ban lãnh đạo, để kết nối các điểm và xem xét thông tin bao quát. Báo cáo tài chính minh bạch sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư và các bên liên quan một hình ảnh đáng tin cậy, rõ ràng và thích hợp về các điều kiện kinh tế hiện tại và rủi ro mà công ty phải đối mặt…
Thứ ba, hợp tác toàn cầu là một điều cần thiết, không phải là một thứ xa xỉ, trong bối cảnh các thị trường kết nối và phụ thuộc lẫn nhau như hiện nay.
Cuộc khủng hoảng đã càng khẳng định tầm quan trọng của hợp tác và phối hợp quốc tế. Chúng tôi đã chứng kiến các ngân hàng trung ương hành động nhịp nhàng, phối hợp với nhau để cắt giảm lãi suất và nâng cao tính thanh khoản của tất cả các đồng tiền chủ yếu và chính phủ các nước trong nhóm kinh tế G-20 đã nhóm họp trong tháng 11/2008 để thống nhất các nguyên tắc chung thực hiện phục hồi kinh tế và một kế hoạch chung cho các hành động tức thời và trong trung hạn.
Điều này là rất quan trọng bởi các biện pháp giải cứu áp dụng ở duy nhất một quốc gia không thể giải quyết được tất cả các vấn đề toàn cầu mang tính hệ thống và có mối liên kết chặt chẽ.
Việt Nam cần đẩy mạnh cổ phần hóa
Về thị trường vốn của Việt Nam hiện nay, ông có đánh giá gì không?
Đó là một thị trường còn rất non trẻ tại Việt Nam, do đó nó rất dễ bị tác động bởi biến động trong kinh tế trong nước và toàn cầu.
Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam suy giảm gần 70% trong năm ngoái là một ví dụ. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài trong thời điểm hiện nay có xu hướng co lại và có thể sẽ giảm xuống hơn nữa trong năm 2009 và thậm chí là năm 2010, nếu tốc độ phục hồi của nền kinh tế thế giới chậm hơn dự kiến.
Trong dài hạn, khi tỷ lệ tăng trưởng GDP được các tổ chức kinh tế quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự đoán là khả quan, tôi tin tưởng rằng Việt Nam có rất nhiều cơ hội thu hút vốn FDI và FII và phát triển thị trường vốn lên cấp độ cao hơn.
Với thị trường chứng khoán Việt Nam, ông nhận định thế nào về khả năng phát triển trong những năm tới?
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua một giai đoạn phát triển quá nóng như Trung Quốc. Tuy nhiên, sự suy giảm của thị trường lại sâu nhất tại khu vực châu Á năm 2008.
Tôi cho rằng, để tạo điều kiện cho thị trường phục hồi trong năm 2009, cũng như sự phát triển trong dài hạn, Chính phủ cần đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá.
Hiện tại, không có công ty niêm yết nào của Việt Nam có giá trị vốn hoá thị trường trên 1 tỷ USD mà các nhà đầu tư nước ngoài có thể mua được cổ phần. Trên thực tế, chỉ có 5 công ty niêm yết là có giá trị vốn hoá thị trường trên 500 triệu USD trở lên và vẫn còn chỗ cho họ, nhưng chỉ phù hợp với các quỹ đầu tư nhỏ.
IPO các tập đoàn, công ty lớn trong các lĩnh vực chủ chốt của Việt Nam, bao gồm dầu khí, viễn thông và ngân hàng, nếu được tổ chức tốt, sẽ thu hút mức độ quan tâm rất cao từ các nhà đầu tư nước ngoài, nhờ vậy mà làm cho thị trường thành công hơn.
Thêm nữa, các cơ quan quản lý thị trường phải tăng cường sự minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết. Một trong những vấn đề chính của thị trường chứng khoán Việt Nam chính là thiếu sự minh bạch của các báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, chỉ có báo cáo tài chính năm là được kiểm toán và sự mất mát bất ngờ các tài sản quan trọng chỉ được thông báo vào thời điểm cuối năm.
Ông có nói đến yêu cầu thúc đẩy cổ phần hóa, IPO doanh nghiệp lớn… Nhưng nhiều nhận định cho rằng bối cảnh hiện nay rất khó để thực hiện?
Đúng là hoạt động IPO đã giảm sút hơn một nửa kể từ năm 2007. Trong 11 tháng đầu năm 2008, có 745 đợt IPO trên toàn thế giới đã thu được số vốn là 95,3 tỷ USD. Trong khi đó, cùng kỳ năm 2007, 1.790 đợt IPO đã thu được 256,9 tỷ USD.
Số liệu thống kê cho cả năm 2008 được dự đoán là cũng chung với xu thế giảm sút này trong tương quan so sánh với số đợt IPO kỷ lục là 1.979 đợt với tổng số vốn huy động là 287,1 tỷ USD trong năm 2007. Ước tính trong năm 2008 có 298 vụ IPO đã hoãn hoặc rút giấy phép thực hiện so với con số 167 trong năm 2007…
Tôi cho rằng hiện nay, các điều kiện thử thách trên thị trường tác động đến niềm tin và sự tự nguyện của các nhà đầu tư để đưa cổ phiếu ra thị trường. Tuy nhiên, mặc dù có sự sụt giảm cổ phiếu niêm yết trên thực tế, việc các công ty chuẩn bị thực hiện chuyển tiếp từ công ty tư nhân thành công ty có cổ phiếu niêm yết trên thị trường vẫn còn mạnh.
Rõ ràng là chúng ta khó dự đoán khi nào hoạt động IPO sẽ phục hồi và thị trường vốn cần ổn định đầu tiên để xây dựng lại niềm tin. Tuy nhiên, nhiều công ty sẽ sử dụng các điều kiện thị trường hiện có để cơ cấu lại và chuẩn bị mọi nguồn lực sẵn sàng để tận dụng lợi ích một khi cánh cửa IPO lại mở ra.
Nhận định này được ông Jim Hassett, Chủ tịch Tập đoàn Ernst & Young khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đưa ra trong cuộc trao đổi mới đây với VnEconomy.
Điều then chốt là duy trì sự ổn định
Đánh giá về khả năng tác động tới Việt Nam của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, ông Jim Hassett nói:
- Nền kinh tế thế giới đã thay đổi ghê gớm từ nhiều tháng qua. Cuộc khủng hoảng tài chính đã biến thành khủng hoảng toàn cầu. Trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, không có một quốc gia nào có thể thoát khỏi sự tác động của nó.
Các nước đang phát triển đứng trước nguy cơ bị hạn chế tiếp cận các nguồn vốn cho thuơng mại và đầu tư. Sau gần 3 thập kỷ, ngành thuơng mại thế giới đuợc dự báo sẽ lần đầu tiên sụt giảm trong năm 2009. Mức tăng trưởng GDP thực đuợc uớc tính sẽ chững lại trên toàn thế giới. Cứ giảm 1% tăng trưởng có thể dẫn tới 20 triệu nguời lâm vào cảnh nghèo, theo ước tính của Ngân hàng Thế giới.
Mức độ tác động sẽ thay đổi theo từng quốc gia, những cuối cùng đều dẫn đến hậu quả là giảm nguồn thu và kim ngạch xuất khẩu, cũng như giảm nguồn vốn đầu tư nhất là của nước ngoài.
Doanh thu xuất khẩu của Việt Nam chiếm khoảng 80% tổng nguồn thu của cả nước, trong đó sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là hàng hóa. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) lên đến hơn 64 tỷ USD vốn đăng ký trong năm 2008 là nhân tố then chốt thúc đẩy mức tăng truởng kinh tế của Việt Nam đạt mức trung bình 7,5% trong thập niên vừa qua.
Thị truờng chứng khoán Việt Nam năm 2008 giảm tới 70%, là sự suy giảm rõ rệt nhất trong các thị truờng châu Á hiện nay. Tất cả những điều này đều khẳng định một sự thật là Việt Nam đã và đang tiếp tục bị tác động bởi cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu này.
Đáng chú ý là ngành tài chính Việt Nam lại không bị ảnh hưởng nhiều, bởi chưa hội nhập nhiều vào thị truờng tài chính thế giới. Nhưng trước hết, chúng ta sẽ chứng kiến sự ảnh hưởng đến nền kinh tế thông qua những khó khăn trong xuất khẩu, du lịch, nguồn vốn và việc làm.
Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có dấu hiệu chậm lại hoặc rút bớt. Ông nhận định thế nào về xu hướng này trong năm 2009?
Tôi cho rằng xu hướng giảm sút vốn FDI và FII là rõ ràng trong năm 2009. Tuy nhiên, mức độ giảm sút sẽ phụ thuộc vào phản ứng của Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam trước sự suy giảm kinh tế toàn cầu và kinh tế trong nước.
Việc duy trì mức vốn FDI đăng ký là 64 tỷ USD mà Việt Nam đã thu hút trong năm 2008 là một thách thức quá lớn.
Việt Nam cần nhìn nhận đây là thời điểm mà các nhà đầu tư trên toàn thế giới phải xem xét danh mục đầu tư và địa điểm đầu tư của mình. Do niềm tin của nhà đầu tư vẫn còn rất quan trọng, thì một điều then chốt đối với Việt Nam là duy trì sự ổn định kinh tế - xã hội và tránh sụp đổ thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản và hệ thống ngân hàng.
Chính phủ Việt Nam đã có một số bước đi khôn ngoan
Ông đã quan sát các chính phủ và các công ty trong khu vực đối phó với tình trạng suy thoái này như thế nào?
Tôi đã chứng kiến hầu hết các chính phủ ở khu vực châu Á đang áp dụng những chính sách khuyến khích như giảm thuế, bơm tiền vào nền kinh tế thông qua các gói kích cầu…
Tôi nghĩ rằng Chính phủ Việt Nam đã có một số bước đi khôn ngoan, bao gồm cả gói kích thích kinh tế trị giá 1 tỷ USD thông qua bù lãi suất cho doanh nghiệp vay vốn đuợc công bố gần đây.
Tôi nghĩ sự hỗ trợ đó là rất sáng suốt và cách tiếp cận cũng phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay. Các ngân hàng Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiều, mà là các doanh nghiệp vừa và nhỏ là bộ phận lớn nhất trong khối doanh nghiệp Việt Nam; theo đó, Chính phủ đã trực tiếp hỗ trợ cho khối này.
Hỗ trợ họ trong xuất khẩu, kinh doanh cũng chính là tạo việc làm. Việc Chính phủ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận tín dụng trong điều kiện khó khăn hiện nay là cách làm sáng suốt, khác với cách làm ở Mỹ là khối ngân hàng tài chính bị khủng hoảng trước tiên và Chính phủ Mỹ đã hỗ trợ cho khối này.
Tất nhiên ở đây có khía cạnh rủi ro của nó. Chính phủ là người tung ra tiền, khi có sự can thiệp như vậy có thể dẫn đến rủi ro trong những năm tới mà khó có thể tiên liệu được.
Tôi nghĩ rằng do sự thiếu hụt nguồn tín dụng, nên những vấn đề như hiệu quả về chi phí, quản lý rủi ro... sẽ đựợc xem là trọng điểm quan trọng.
Tính minh bạch là nền tảng quyết định niềm tin
Theo ông, khả năng phục hồi của kinh tế toàn cầu sẽ như thế nào và đâu là những nhân tố then chốt?
Chúng tôi hy vọng rằng nền kinh tế sẽ phục hồi vào cuối năm 2009 và cho đến truớc năm 2010 sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu sẽ bắt đầu trở lại.
Tuy nhiên, điều này còn phụ thuốc nhiều vào việc nhà nuớc và doanh nghiệp đối phó như thế nào với tình hình suy thoái hiện nay.
Tôi nghĩ có ba nhân tố then chốt để giúp nền kinh tế phục hồi. Truớc tiên, cần phải tập trung đổi mới phương thức mà các doanh nghiệp quản trị rủi ro khi họ phải đương đầu với tình trạng suy thoái tài chính.
Thứ hai, tính minh bạch là nền tảng quyết định niềm tin của nhà đầu tư. Ở đây là thông tin chính xác hơn và nhiều hơn nguồn thông tin có liên quan - không nhất thiết khối lượng thông tin phải nhiều hơn.
Các nhà đầu tư cần có khả năng hiểu được rõ ràng quan điểm của ban lãnh đạo, để kết nối các điểm và xem xét thông tin bao quát. Báo cáo tài chính minh bạch sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư và các bên liên quan một hình ảnh đáng tin cậy, rõ ràng và thích hợp về các điều kiện kinh tế hiện tại và rủi ro mà công ty phải đối mặt…
Thứ ba, hợp tác toàn cầu là một điều cần thiết, không phải là một thứ xa xỉ, trong bối cảnh các thị trường kết nối và phụ thuộc lẫn nhau như hiện nay.
Cuộc khủng hoảng đã càng khẳng định tầm quan trọng của hợp tác và phối hợp quốc tế. Chúng tôi đã chứng kiến các ngân hàng trung ương hành động nhịp nhàng, phối hợp với nhau để cắt giảm lãi suất và nâng cao tính thanh khoản của tất cả các đồng tiền chủ yếu và chính phủ các nước trong nhóm kinh tế G-20 đã nhóm họp trong tháng 11/2008 để thống nhất các nguyên tắc chung thực hiện phục hồi kinh tế và một kế hoạch chung cho các hành động tức thời và trong trung hạn.
Điều này là rất quan trọng bởi các biện pháp giải cứu áp dụng ở duy nhất một quốc gia không thể giải quyết được tất cả các vấn đề toàn cầu mang tính hệ thống và có mối liên kết chặt chẽ.
Việt Nam cần đẩy mạnh cổ phần hóa
Về thị trường vốn của Việt Nam hiện nay, ông có đánh giá gì không?
Đó là một thị trường còn rất non trẻ tại Việt Nam, do đó nó rất dễ bị tác động bởi biến động trong kinh tế trong nước và toàn cầu.
Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam suy giảm gần 70% trong năm ngoái là một ví dụ. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài trong thời điểm hiện nay có xu hướng co lại và có thể sẽ giảm xuống hơn nữa trong năm 2009 và thậm chí là năm 2010, nếu tốc độ phục hồi của nền kinh tế thế giới chậm hơn dự kiến.
Trong dài hạn, khi tỷ lệ tăng trưởng GDP được các tổ chức kinh tế quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự đoán là khả quan, tôi tin tưởng rằng Việt Nam có rất nhiều cơ hội thu hút vốn FDI và FII và phát triển thị trường vốn lên cấp độ cao hơn.
Với thị trường chứng khoán Việt Nam, ông nhận định thế nào về khả năng phát triển trong những năm tới?
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua một giai đoạn phát triển quá nóng như Trung Quốc. Tuy nhiên, sự suy giảm của thị trường lại sâu nhất tại khu vực châu Á năm 2008.
Tôi cho rằng, để tạo điều kiện cho thị trường phục hồi trong năm 2009, cũng như sự phát triển trong dài hạn, Chính phủ cần đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá.
Hiện tại, không có công ty niêm yết nào của Việt Nam có giá trị vốn hoá thị trường trên 1 tỷ USD mà các nhà đầu tư nước ngoài có thể mua được cổ phần. Trên thực tế, chỉ có 5 công ty niêm yết là có giá trị vốn hoá thị trường trên 500 triệu USD trở lên và vẫn còn chỗ cho họ, nhưng chỉ phù hợp với các quỹ đầu tư nhỏ.
IPO các tập đoàn, công ty lớn trong các lĩnh vực chủ chốt của Việt Nam, bao gồm dầu khí, viễn thông và ngân hàng, nếu được tổ chức tốt, sẽ thu hút mức độ quan tâm rất cao từ các nhà đầu tư nước ngoài, nhờ vậy mà làm cho thị trường thành công hơn.
Thêm nữa, các cơ quan quản lý thị trường phải tăng cường sự minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết. Một trong những vấn đề chính của thị trường chứng khoán Việt Nam chính là thiếu sự minh bạch của các báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, chỉ có báo cáo tài chính năm là được kiểm toán và sự mất mát bất ngờ các tài sản quan trọng chỉ được thông báo vào thời điểm cuối năm.
Ông có nói đến yêu cầu thúc đẩy cổ phần hóa, IPO doanh nghiệp lớn… Nhưng nhiều nhận định cho rằng bối cảnh hiện nay rất khó để thực hiện?
Đúng là hoạt động IPO đã giảm sút hơn một nửa kể từ năm 2007. Trong 11 tháng đầu năm 2008, có 745 đợt IPO trên toàn thế giới đã thu được số vốn là 95,3 tỷ USD. Trong khi đó, cùng kỳ năm 2007, 1.790 đợt IPO đã thu được 256,9 tỷ USD.
Số liệu thống kê cho cả năm 2008 được dự đoán là cũng chung với xu thế giảm sút này trong tương quan so sánh với số đợt IPO kỷ lục là 1.979 đợt với tổng số vốn huy động là 287,1 tỷ USD trong năm 2007. Ước tính trong năm 2008 có 298 vụ IPO đã hoãn hoặc rút giấy phép thực hiện so với con số 167 trong năm 2007…
Tôi cho rằng hiện nay, các điều kiện thử thách trên thị trường tác động đến niềm tin và sự tự nguyện của các nhà đầu tư để đưa cổ phiếu ra thị trường. Tuy nhiên, mặc dù có sự sụt giảm cổ phiếu niêm yết trên thực tế, việc các công ty chuẩn bị thực hiện chuyển tiếp từ công ty tư nhân thành công ty có cổ phiếu niêm yết trên thị trường vẫn còn mạnh.
Rõ ràng là chúng ta khó dự đoán khi nào hoạt động IPO sẽ phục hồi và thị trường vốn cần ổn định đầu tiên để xây dựng lại niềm tin. Tuy nhiên, nhiều công ty sẽ sử dụng các điều kiện thị trường hiện có để cơ cấu lại và chuẩn bị mọi nguồn lực sẵn sàng để tận dụng lợi ích một khi cánh cửa IPO lại mở ra.