Xử phạt giao dịch chứng khoán: Chẳng ai sợ!
Suốt từ cuối năm 2006 đến nay, liên tiếp xảy ra các vụ vi phạm trong lĩnh vực giao dịch chứng khoán
Suốt từ cuối năm 2006 đến nay, liên tiếp xảy ra các vụ vi phạm trong lĩnh vực giao dịch chứng khoán.
Tuy nhiên, mức xử phạt quá nhẹ, thường là nhắc nhở và chỉ phạt hơn vài chục triệu đồng, ngay cả đối với những công ty chứng khoán lớn lãi hàng trăm tỷ đồng/năm. Xử phạt như vậy chẳng làm ai sợ mà vô tình khuyến khích các tổ chức, cá nhân vi phạm thêm.
Chánh thanh tra Ủy ban Chứng khoán đã ký nhiều quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một số tổ chức tham gia thị trường do đã vi phạm các quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, kể cả các công ty nước ngoài, như Công ty Indochina Capital Corporation (ICC) bị phạt 10 triệu đồng vì vi phạm quy định về giao dịch nội bộ, thực hiện giao dịch cổ phiếu VNM trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM mà không báo cáo theo quy định.
Citigroup Global Ltd cũng bị Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM gửi văn bản nhắc nhở về việc giao dịch cổ phiếu NKD đạt tỷ lệ sở hữu 5,48% mà không công bố thông tin, vi phạm quy định báo cáo về sở hữu của cổ đông lớn.
Đặc biệt, hành vi giả tạo hồ sơ cũng chỉ bị phạt vi phạm hành chính. Đó là Công ty Cổ phần Vận tải xăng dầu đường thuỷ Petrolimex (Pjtaco) bị phạt 50 triệu đồng vì có hành vi nhằm “hợp thức hoá” đợt phát hành và có sự giả tạo trong hồ sơ đăng ký phát hành thêm và hồ sơ đăng ký niêm yết. Một chuyên gia chứng khoán cho biết, hành vi giả tạo 2 hồ sơ trên ở thị trường chứng khoán New York và London sẽ bị “bóc lịch” từ vài năm đến hàng chục năm và bị tịch thu toàn bộ các khoản thu trái pháp luật.
Những công ty chứng khoán “đại gia” cũng vi phạm pháp luật về thị trường chứng khoán nhưng chỉ bị phạt tiền vài chục triệu đồng giống như xoa dầu chống hắt hơi xổ mũi.
Chẳng hạn như Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam bị phạt 20 triệu đồng do vi phạm các quy định về việc quản lý tiền, chứng khoán của khách hàng, công ty và chế độ đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán.
Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam bị phạt 10 triệu đồng vì vi phạm các quy định về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) bị phạt 10 triệu đồng vì đã thực hiện 3 đợt tăng vốn điều lệ trong năm 2006 từ 52 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng mà không báo cáo Ủy ban Chứng khoán kịp thời.
Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cũng bị phạt 10 triệu đồng do vi phạm quy định về quy trình nhận lệnh khách hàng và quy định ưu tiên lệnh khách hàng trước lệnh tự doanh (điều này làm thiệt hại đến các nhà đầu tư do lệnh của họ bị nhập sau lệnh tự doanh của các công ty chứng khoán và lệnh mua bán của chính nhân viên công ty chứng khoán).
Những vi phạm ngày càng “đa dạng và phong phú” đều bị Ủy ban Chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán công bố “xử lý nghiêm khắc” nhưng vi phạm lại ngày càng tăng và nghiêm trọng hơn do xử lý như “gãi ngứa ngoài da”.
Mới đây nhất, giữa tháng 6/2007, ông Trần Lê Việt Hùng, kiểm soát viên Công ty Cổ phần BIBICA và ông Lưu Tấn Khoa, kiểm soát viên Công ty Cổ phần Thủy điện Ry Ninh II đã giao dịch cổ phiếu BBC và RHC trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM mà không công bố thông tin. Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM đã có văn bản yêu cầu 2 ông này giải trình đối với việc giao dịch cổ phiếu mà không công bố thông tin và đã nhận được công văn giải trình, nhận khuyết điểm vi phạm.
Tuy nhiên, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM không xử phạt mà chỉ nhắc nhở người vi phạm tuân thủ đúng qui định về công bố thông tin.
Mức độ nghiêm trọng đã lên tới cao trào khi ngày 28/6/2007, lần đầu tiên Thanh tra Ủy ban Chứng khoán ra quyết định phạt tiền đến 30 triệu đồng vì hành vi “thông đồng trong giao dịch chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo” đối với một cá nhân, bà Nguyễn Diễm Phương Khanh ở địa chỉ số 31 Trương Định, quận 3, Tp.HCM.
Như vậy, lần đầu tiên trên thị trường chứng khoán đã phát hiện một hành vi làm giá để trục lợi bị chỉ đích danh và điều này chứng tỏ Thanh tra Ủy ban Chứng khoán hoàn toàn có thể tìm ra ai đã làm giá, cấu kết để nâng hay dìm giá, lũng đoạn thị trường và tính ra được bằng tiền những lợi lộc người vi phạm "gặt hái" được.
Chẳng hạn như giao dịch lượng cổ phiếu lớn của cổ đông lớn thành viên hội đồng quản trị và ban giám đốc cùng những người có liên quan (vợ chồng, con...) mà không công bố thì giá cổ phiếu của công ty người giao dịch sẽ không bị ảnh hưởng. Việc thông đồng với nhau ào ạt mua vào, bán ra một cổ phiếu nào đó với số lượng đủ để đẩy giá cổ phiếu đó lên tục tăng lên trần hoặc liên tiếp bị “dìm” xuống mức giá sàn sẽ làm cho nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ khuynh gia bại sản.
Tuy nhiên, mức xử phạt quá nhẹ, thường là nhắc nhở và chỉ phạt hơn vài chục triệu đồng, ngay cả đối với những công ty chứng khoán lớn lãi hàng trăm tỷ đồng/năm. Xử phạt như vậy chẳng làm ai sợ mà vô tình khuyến khích các tổ chức, cá nhân vi phạm thêm.
Chánh thanh tra Ủy ban Chứng khoán đã ký nhiều quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một số tổ chức tham gia thị trường do đã vi phạm các quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, kể cả các công ty nước ngoài, như Công ty Indochina Capital Corporation (ICC) bị phạt 10 triệu đồng vì vi phạm quy định về giao dịch nội bộ, thực hiện giao dịch cổ phiếu VNM trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM mà không báo cáo theo quy định.
Citigroup Global Ltd cũng bị Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM gửi văn bản nhắc nhở về việc giao dịch cổ phiếu NKD đạt tỷ lệ sở hữu 5,48% mà không công bố thông tin, vi phạm quy định báo cáo về sở hữu của cổ đông lớn.
Đặc biệt, hành vi giả tạo hồ sơ cũng chỉ bị phạt vi phạm hành chính. Đó là Công ty Cổ phần Vận tải xăng dầu đường thuỷ Petrolimex (Pjtaco) bị phạt 50 triệu đồng vì có hành vi nhằm “hợp thức hoá” đợt phát hành và có sự giả tạo trong hồ sơ đăng ký phát hành thêm và hồ sơ đăng ký niêm yết. Một chuyên gia chứng khoán cho biết, hành vi giả tạo 2 hồ sơ trên ở thị trường chứng khoán New York và London sẽ bị “bóc lịch” từ vài năm đến hàng chục năm và bị tịch thu toàn bộ các khoản thu trái pháp luật.
Những công ty chứng khoán “đại gia” cũng vi phạm pháp luật về thị trường chứng khoán nhưng chỉ bị phạt tiền vài chục triệu đồng giống như xoa dầu chống hắt hơi xổ mũi.
Chẳng hạn như Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam bị phạt 20 triệu đồng do vi phạm các quy định về việc quản lý tiền, chứng khoán của khách hàng, công ty và chế độ đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán.
Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam bị phạt 10 triệu đồng vì vi phạm các quy định về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) bị phạt 10 triệu đồng vì đã thực hiện 3 đợt tăng vốn điều lệ trong năm 2006 từ 52 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng mà không báo cáo Ủy ban Chứng khoán kịp thời.
Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cũng bị phạt 10 triệu đồng do vi phạm quy định về quy trình nhận lệnh khách hàng và quy định ưu tiên lệnh khách hàng trước lệnh tự doanh (điều này làm thiệt hại đến các nhà đầu tư do lệnh của họ bị nhập sau lệnh tự doanh của các công ty chứng khoán và lệnh mua bán của chính nhân viên công ty chứng khoán).
Những vi phạm ngày càng “đa dạng và phong phú” đều bị Ủy ban Chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán công bố “xử lý nghiêm khắc” nhưng vi phạm lại ngày càng tăng và nghiêm trọng hơn do xử lý như “gãi ngứa ngoài da”.
Mới đây nhất, giữa tháng 6/2007, ông Trần Lê Việt Hùng, kiểm soát viên Công ty Cổ phần BIBICA và ông Lưu Tấn Khoa, kiểm soát viên Công ty Cổ phần Thủy điện Ry Ninh II đã giao dịch cổ phiếu BBC và RHC trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM mà không công bố thông tin. Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM đã có văn bản yêu cầu 2 ông này giải trình đối với việc giao dịch cổ phiếu mà không công bố thông tin và đã nhận được công văn giải trình, nhận khuyết điểm vi phạm.
Tuy nhiên, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM không xử phạt mà chỉ nhắc nhở người vi phạm tuân thủ đúng qui định về công bố thông tin.
Mức độ nghiêm trọng đã lên tới cao trào khi ngày 28/6/2007, lần đầu tiên Thanh tra Ủy ban Chứng khoán ra quyết định phạt tiền đến 30 triệu đồng vì hành vi “thông đồng trong giao dịch chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo” đối với một cá nhân, bà Nguyễn Diễm Phương Khanh ở địa chỉ số 31 Trương Định, quận 3, Tp.HCM.
Như vậy, lần đầu tiên trên thị trường chứng khoán đã phát hiện một hành vi làm giá để trục lợi bị chỉ đích danh và điều này chứng tỏ Thanh tra Ủy ban Chứng khoán hoàn toàn có thể tìm ra ai đã làm giá, cấu kết để nâng hay dìm giá, lũng đoạn thị trường và tính ra được bằng tiền những lợi lộc người vi phạm "gặt hái" được.
Chẳng hạn như giao dịch lượng cổ phiếu lớn của cổ đông lớn thành viên hội đồng quản trị và ban giám đốc cùng những người có liên quan (vợ chồng, con...) mà không công bố thì giá cổ phiếu của công ty người giao dịch sẽ không bị ảnh hưởng. Việc thông đồng với nhau ào ạt mua vào, bán ra một cổ phiếu nào đó với số lượng đủ để đẩy giá cổ phiếu đó lên tục tăng lên trần hoặc liên tiếp bị “dìm” xuống mức giá sàn sẽ làm cho nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ khuynh gia bại sản.