Xu thế giá vàng năm nay và “ẩn số” Trung Quốc
Khi các nhà đầu tư tổ chức không còn hứng thú với vàng như trước, người tiêu dùng Trung Quốc nổi lên thành lực lượng cứu giá vàng
Theo một báo cáo từ ngân hàng HSBC, nhu cầu vàng vật chất của Trung Quốc và các thị trường mới nổi đã trở thành nhân tố chi phối chính đối với giá vàng thế giới, khi mà xu thế bán ròng vàng ồ ạt của các quỹ tín thác (ETF) trong năm 2014 đã chững lại.
“Nhu cầu đầu tư, nhân tố thúc đẩy giá vàng tăng trong hơn một thập kỷ qua, không còn là nhân tố quyết định đường đi của giá vàng nữa”, nhà phân tích James Steel của HSBC viết trong một báo cáo ra ngày 4/3.
“Thay vào đó, chúng tôi tin rằng, vàng đang được quyết định nhiều bởi nhu cầu vàng vật chất để sản xuất nữ trang, tiền xu vàng và vàng thỏi, nhất là của Trung Quốc. Trên thực tế, chúng tôi cho là các xu hướng nhu cầu vàng vật chất tại các thị trường mới nổi sẽ chi phối chính diễn biến của giá vàng trong năm nay”, ông Steel viết.
Giá vàng đã kết thúc chu kỳ tăng giá kéo dài 12 năm vào năm 2013. Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm gói nới lỏng định lượng QE3 đã thúc đẩy các quỹ ETF vàng xả hàng, kéo giá vàng có một năm giảm giá mạnh nhất kể từ năm 1981.
Ước tính, trong năm 2013, các quỹ ETF vàng đã bán ròng 881 tấn vàng, giảm tổng mức nắm giữ khoảng 1/3 so với mức đỉnh vào cuối năm 2012.
Theo HSBC, đến nay, tuy chưa thể kết luận là các quỹ ETF sẽ ngừng hẳn bán ròng vàng, nhưng những đợt bán quy mô lớn có vẻ như đã hoàn tất. HSBC cho rằng, nhu cầu nắm giữ vàng của các quỹ ETF sẽ tăng khoảng 90 tấn trong năm nay.
Trong bối cảnh các nhà đầu tư tổ chức không còn nhiều hứng thú với vàng như trước, người tiêu dùng Trung Quốc nổi lên thành lực lượng cứu giá vàng.
Năm ngoái, Trung Quốc vượt Ấn Độ thành nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới. HSBC dự báo, nhu cẩu vàng của thị trường Trung Quốc đại lục sẽ tiếp tục ở mức cao trong năm nay.
“Trung Quốc đã trở thành một lực lượng chính trong sự dịch chuyển của vàng từ tay các nhà đầu tư phương Tây sang người tiêu dùng phương Đông”, nhà phân tích Steel của HSBC viết. Ông Steel lưu ý rằng, chỉ riêng Trung Quốc đã hấp thụ số vàng tương đương một nửa sản lượng khai mỏ vàng trên toàn cầu.
Tốc độ tiêu thụ vàng của Trung Quốc năm nay có thể giảm nhiệt so với năm ngoái, nhưng theo ông Steel, mức giảm sẽ không lớn.
Trong bối cảnh Trung Quốc dịch chuyển mô hình tăng trưởng kinh tế từ xuất khẩu và đầu tư sang tiêu dùng nội địa, điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng nữ trang vàng tại nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới. Trên cơ sở nhu cầu vàng của Trung Quốc, HSBC dự báo nhu cầu vàng nữ trang toàn cầu sẽ tăng 5% trong nay nay so với năm ngoái, đạt mức 2.310 tấn.
Tuy nhiên, HSBC vẫn duy trì dự báo giá vàng trung bình của năm 2014 ở mức 1.292 USD/oz. Mức trung bình này thấp hơn giá vàng hiện tại ở mức dưới 1.340 USD/oz.
“Chúng tôi dự báo nguồn cung vàng từ khai quặng sẽ giảm nhẹ, nguồn cung vàng vụn tăng yếu, nhu cầu vàng của các ngân hàng trung ương không có biến động lớn, trong khi nhu cầu vàng nữ trang, tiền xu vàng và vàng thỏi tiếp tục tăng”, ông Steel viết.
Theo nhà phân tích này, việc FED tiếp tục cắt giảm QE3, khả năng đồng USD mạnh lên, và xu hướng lạm phát thấp có thể tạo ra những trở ngại cho sự tăng giá của vàng.
“Nhu cầu đầu tư, nhân tố thúc đẩy giá vàng tăng trong hơn một thập kỷ qua, không còn là nhân tố quyết định đường đi của giá vàng nữa”, nhà phân tích James Steel của HSBC viết trong một báo cáo ra ngày 4/3.
“Thay vào đó, chúng tôi tin rằng, vàng đang được quyết định nhiều bởi nhu cầu vàng vật chất để sản xuất nữ trang, tiền xu vàng và vàng thỏi, nhất là của Trung Quốc. Trên thực tế, chúng tôi cho là các xu hướng nhu cầu vàng vật chất tại các thị trường mới nổi sẽ chi phối chính diễn biến của giá vàng trong năm nay”, ông Steel viết.
Giá vàng đã kết thúc chu kỳ tăng giá kéo dài 12 năm vào năm 2013. Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm gói nới lỏng định lượng QE3 đã thúc đẩy các quỹ ETF vàng xả hàng, kéo giá vàng có một năm giảm giá mạnh nhất kể từ năm 1981.
Ước tính, trong năm 2013, các quỹ ETF vàng đã bán ròng 881 tấn vàng, giảm tổng mức nắm giữ khoảng 1/3 so với mức đỉnh vào cuối năm 2012.
Theo HSBC, đến nay, tuy chưa thể kết luận là các quỹ ETF sẽ ngừng hẳn bán ròng vàng, nhưng những đợt bán quy mô lớn có vẻ như đã hoàn tất. HSBC cho rằng, nhu cầu nắm giữ vàng của các quỹ ETF sẽ tăng khoảng 90 tấn trong năm nay.
Trong bối cảnh các nhà đầu tư tổ chức không còn nhiều hứng thú với vàng như trước, người tiêu dùng Trung Quốc nổi lên thành lực lượng cứu giá vàng.
Năm ngoái, Trung Quốc vượt Ấn Độ thành nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới. HSBC dự báo, nhu cẩu vàng của thị trường Trung Quốc đại lục sẽ tiếp tục ở mức cao trong năm nay.
“Trung Quốc đã trở thành một lực lượng chính trong sự dịch chuyển của vàng từ tay các nhà đầu tư phương Tây sang người tiêu dùng phương Đông”, nhà phân tích Steel của HSBC viết. Ông Steel lưu ý rằng, chỉ riêng Trung Quốc đã hấp thụ số vàng tương đương một nửa sản lượng khai mỏ vàng trên toàn cầu.
Tốc độ tiêu thụ vàng của Trung Quốc năm nay có thể giảm nhiệt so với năm ngoái, nhưng theo ông Steel, mức giảm sẽ không lớn.
Trong bối cảnh Trung Quốc dịch chuyển mô hình tăng trưởng kinh tế từ xuất khẩu và đầu tư sang tiêu dùng nội địa, điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng nữ trang vàng tại nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới. Trên cơ sở nhu cầu vàng của Trung Quốc, HSBC dự báo nhu cầu vàng nữ trang toàn cầu sẽ tăng 5% trong nay nay so với năm ngoái, đạt mức 2.310 tấn.
Tuy nhiên, HSBC vẫn duy trì dự báo giá vàng trung bình của năm 2014 ở mức 1.292 USD/oz. Mức trung bình này thấp hơn giá vàng hiện tại ở mức dưới 1.340 USD/oz.
“Chúng tôi dự báo nguồn cung vàng từ khai quặng sẽ giảm nhẹ, nguồn cung vàng vụn tăng yếu, nhu cầu vàng của các ngân hàng trung ương không có biến động lớn, trong khi nhu cầu vàng nữ trang, tiền xu vàng và vàng thỏi tiếp tục tăng”, ông Steel viết.
Theo nhà phân tích này, việc FED tiếp tục cắt giảm QE3, khả năng đồng USD mạnh lên, và xu hướng lạm phát thấp có thể tạo ra những trở ngại cho sự tăng giá của vàng.