Xuân mới, trời quang, gió lộng
Xin tạm dùng đầu đề trên để hình dung con thuyền Đổi mới của Việt Nam đang lướt tới giữa mùa Xuân Đinh Hợi này
Xin tạm dùng đầu đề trên để hình dung con thuyền Đổi mới của Việt Nam đang lướt tới giữa mùa Xuân Đinh Hợi này.
Lướt tới đâu? Tới cái đích của 5 năm trước mắt mà Đại hội X của Đảng đã nêu lên: trước năm 2010, đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển rồi tiến lên, đến năm 2020, cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Kiểm lại hành trang trên con thuyền ấy ta thấy toàn bộ sức mạnh tích tụ được từ những thành tựu của 20 năm đổi mới, những thành tựu được khẳng định là to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Trong những thành tựu ấy, có cả những thành tựu đất nước đạt được trong năm Bính Tuất 2006 vừa qua, một năm ăm ắp những sự kiện chính trị và kinh tế lớn. Nổi bật nhất là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng thành công tốt đẹp và việc triển khai thực hiện nghị quyết của Đại hội cũng đã đạt được những kết quả đầy ấn tượng ngay từ năm đầu.
Đối nội: nền kinh tế tiếp tục duy trì nhịp độ tăng trưởng cao. Hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt hoặc vượt mức kế hoạch: GDP tăng gần 8,2%; xuất khẩu gần 40 tỷ USD, đầu tư trực tiếp và tài trợ nước ngoài gần 15 tỷ USD. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các lĩnh vực văn hoá xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị nói chung đều có những tiến bộ mới.
Đối ngoại: bốn sự kiện lớn dồn dập diễn ra vào những tháng cuối năm làm phấn chấn lòng người: Việt Nam gia nhập WTO, tổ chức và chủ trì thành công Hội nghị APEC 14, được các nước châu Á giới thiệu vào ghế uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Mỹ cũng đã thông qua Quy chế Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) và rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách các nước đặc biệt quan tâm về tôn giáo.
Với những cung bậc khác nhau, nhiều sự đánh giá, nhận định và lời dự báo được đưa ra: Việt Nam là một nền kinh tế phát triển năng động, là một con hổ mới, một ngôi sao đang lên ở châu Á. Việt Nam là điểm đến đầy hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và của các nhà du lịch. Việt Nam là một dân tộc văn hoá và văn hiến. Người Việt Nam cởi mở, ham học hỏi, cầu tiến bộ, luôn luôn tỏ rõ tinh thần thân thiện và lòng mến khách, giang rộng đôi tay đón bạn bè năm châu. Chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước Việt Nam là thức thời, khôn ngoan và sáng tạo...
Chúng ta nói cơ hội lớn của phát triển đã đến! Vận hội mới của dân tộc đã mở ra! Không bao giờ chỉ có một mặt. Nói trời quang không nhất định sẽ không có mây mù. Nói lộng gió không thể không lường trước bão giông. Nói buồm căng không thể không đề phòng lúc dừng lại do bất trắc.
Nhịp độ tăng trưởng GDP của ta trong mấy năm liền gần đây có xu hướng tăng cao đều tạo nên khả năng vượt cái ngưỡng 8%/năm mà Đại hội X của Đảng đòi hỏi phải phấn đấu đạt tới. Năm Giáp Thân 2004: 7,8%; năm Ất Dậu 2005: 8,4%; năm Bính Tuất 2006: gần 8,2%; năm Đinh Hợi 2007: dự kiến 8,2% đến 8,5% nhưng phấn đấu đạt bằng được 8,5%.
GDP bình quân đầu người trong một năm của ta cũng theo đó mà tăng lên: 2005 là 540 USD (theo giá quy đổi với VND); năm 2006 là 720 USD và năm 2007 là 820 USD. Nếu theo dự báo của Ngân hàng thế giới (WB), cái ngưỡng nước có thu nhập thấp năm 2010 được nâng lên đến 950 USD/người thì với đà tăng trưởng như mấy năm nay, từ năm 2009, nước ta không chỉ đạt mà còn có thể vượt qua cái ngưỡng ấy.
Có người cho rằng, đo sức lớn mà chỉ so ta với ta thì dễ tự bằng lòng, còn so ta với người đâu có gì đáng để nói. Lại có ý kiến khác đo lường tiến bộ về kinh tế, không chỉ căn cứ vào GDP mà còn phải xem xét nhiều chỉ số khác nữa như PPP, HDI và HPI...
Xin thử ngoái lại nhìn năm Ất Dậu 2005, năm nước ta kết thúc kế hoạch 5 năm đầu thế kỷ (2001-2005) để xem với những chỉ số ấy, người ta xếp loại nước ta như thế nào. Năm ấy, theo IMF, nếu tính theo GDP đầu người thì Việt Nam (618 USD), xếp thứ 143/181 nước. Còn nếu xếp theo PPP – sức mua tương đương – thì Việt Nam với 3.025 USD (1 USD theo PPP của Việt Nam gấp 5 lần của Mỹ), được xếp thứ 123/181 nước (cách 20 bậc).
Một chỉ số khác, HDI chỉ số phát triển con người (thu nhập bình quân + tuổi thọ + trình độ giáo dục) cho thấy: Việt Nam xếp thứ 109/177 quốc gia (trên GDP 34 bậc). Riêng về HPI, chỉ số đói nghèo, Việt Nam được xếp thứ hạng khá cao: 33/102 nước đang phát triển. Việt Nam được Liên hợp quốc đánh giá là điển hình thành công nhất trong công cuộc xoá đói giảm nghèo và đã về đích trước 10 năm trong việc thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ.
Vậy là, từ GDP sang PPP đến HDI rồi HPI, trong cái đồ thị chung của thế giới, thứ bậc của Việt Nam cứ tăng dần lên. Còn tính từng chỉ số, thứ bậc của Việt Nam cũng được cải thiện qua mỗi kỳ kế hoạch 5 năm. Mình tiến người ta cũng tiến. Song nhịp độ và chất lượng của ta trong mười năm qua, nhất là từ đầu thế kỷ đến nay, há chẳng phải đáng được nói lắm sao?
Cái nhìn của thế giới đối với Việt Nam vào năm Bính Tuất, sau khi ta gia nhập WTO, như đã nói trên, tự bản thân nó đã chứa đựng một sự đánh giá lạc quan. Không phải ngẫu nhiên mà kết quả điều tra của một tổ chức quốc tế mới đây đã xếp Việt Nam vào hạng cao trong tốp 10 nước dẫn đầu về tỷ lệ người dân lạc quan và tin tưởng ở tương lai của đất nước mình.
Chào Xuân Đinh Hợi, chúng ta có thể tự hào về vóc dáng, phong độ và sức lướt của con thuyền đổi mới Việt Nam.
Lướt tới đâu? Tới cái đích của 5 năm trước mắt mà Đại hội X của Đảng đã nêu lên: trước năm 2010, đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển rồi tiến lên, đến năm 2020, cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Kiểm lại hành trang trên con thuyền ấy ta thấy toàn bộ sức mạnh tích tụ được từ những thành tựu của 20 năm đổi mới, những thành tựu được khẳng định là to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Trong những thành tựu ấy, có cả những thành tựu đất nước đạt được trong năm Bính Tuất 2006 vừa qua, một năm ăm ắp những sự kiện chính trị và kinh tế lớn. Nổi bật nhất là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng thành công tốt đẹp và việc triển khai thực hiện nghị quyết của Đại hội cũng đã đạt được những kết quả đầy ấn tượng ngay từ năm đầu.
Đối nội: nền kinh tế tiếp tục duy trì nhịp độ tăng trưởng cao. Hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt hoặc vượt mức kế hoạch: GDP tăng gần 8,2%; xuất khẩu gần 40 tỷ USD, đầu tư trực tiếp và tài trợ nước ngoài gần 15 tỷ USD. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các lĩnh vực văn hoá xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị nói chung đều có những tiến bộ mới.
Đối ngoại: bốn sự kiện lớn dồn dập diễn ra vào những tháng cuối năm làm phấn chấn lòng người: Việt Nam gia nhập WTO, tổ chức và chủ trì thành công Hội nghị APEC 14, được các nước châu Á giới thiệu vào ghế uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Mỹ cũng đã thông qua Quy chế Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) và rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách các nước đặc biệt quan tâm về tôn giáo.
Với những cung bậc khác nhau, nhiều sự đánh giá, nhận định và lời dự báo được đưa ra: Việt Nam là một nền kinh tế phát triển năng động, là một con hổ mới, một ngôi sao đang lên ở châu Á. Việt Nam là điểm đến đầy hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và của các nhà du lịch. Việt Nam là một dân tộc văn hoá và văn hiến. Người Việt Nam cởi mở, ham học hỏi, cầu tiến bộ, luôn luôn tỏ rõ tinh thần thân thiện và lòng mến khách, giang rộng đôi tay đón bạn bè năm châu. Chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước Việt Nam là thức thời, khôn ngoan và sáng tạo...
Chúng ta nói cơ hội lớn của phát triển đã đến! Vận hội mới của dân tộc đã mở ra! Không bao giờ chỉ có một mặt. Nói trời quang không nhất định sẽ không có mây mù. Nói lộng gió không thể không lường trước bão giông. Nói buồm căng không thể không đề phòng lúc dừng lại do bất trắc.
Nhịp độ tăng trưởng GDP của ta trong mấy năm liền gần đây có xu hướng tăng cao đều tạo nên khả năng vượt cái ngưỡng 8%/năm mà Đại hội X của Đảng đòi hỏi phải phấn đấu đạt tới. Năm Giáp Thân 2004: 7,8%; năm Ất Dậu 2005: 8,4%; năm Bính Tuất 2006: gần 8,2%; năm Đinh Hợi 2007: dự kiến 8,2% đến 8,5% nhưng phấn đấu đạt bằng được 8,5%.
GDP bình quân đầu người trong một năm của ta cũng theo đó mà tăng lên: 2005 là 540 USD (theo giá quy đổi với VND); năm 2006 là 720 USD và năm 2007 là 820 USD. Nếu theo dự báo của Ngân hàng thế giới (WB), cái ngưỡng nước có thu nhập thấp năm 2010 được nâng lên đến 950 USD/người thì với đà tăng trưởng như mấy năm nay, từ năm 2009, nước ta không chỉ đạt mà còn có thể vượt qua cái ngưỡng ấy.
Có người cho rằng, đo sức lớn mà chỉ so ta với ta thì dễ tự bằng lòng, còn so ta với người đâu có gì đáng để nói. Lại có ý kiến khác đo lường tiến bộ về kinh tế, không chỉ căn cứ vào GDP mà còn phải xem xét nhiều chỉ số khác nữa như PPP, HDI và HPI...
Xin thử ngoái lại nhìn năm Ất Dậu 2005, năm nước ta kết thúc kế hoạch 5 năm đầu thế kỷ (2001-2005) để xem với những chỉ số ấy, người ta xếp loại nước ta như thế nào. Năm ấy, theo IMF, nếu tính theo GDP đầu người thì Việt Nam (618 USD), xếp thứ 143/181 nước. Còn nếu xếp theo PPP – sức mua tương đương – thì Việt Nam với 3.025 USD (1 USD theo PPP của Việt Nam gấp 5 lần của Mỹ), được xếp thứ 123/181 nước (cách 20 bậc).
Một chỉ số khác, HDI chỉ số phát triển con người (thu nhập bình quân + tuổi thọ + trình độ giáo dục) cho thấy: Việt Nam xếp thứ 109/177 quốc gia (trên GDP 34 bậc). Riêng về HPI, chỉ số đói nghèo, Việt Nam được xếp thứ hạng khá cao: 33/102 nước đang phát triển. Việt Nam được Liên hợp quốc đánh giá là điển hình thành công nhất trong công cuộc xoá đói giảm nghèo và đã về đích trước 10 năm trong việc thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ.
Vậy là, từ GDP sang PPP đến HDI rồi HPI, trong cái đồ thị chung của thế giới, thứ bậc của Việt Nam cứ tăng dần lên. Còn tính từng chỉ số, thứ bậc của Việt Nam cũng được cải thiện qua mỗi kỳ kế hoạch 5 năm. Mình tiến người ta cũng tiến. Song nhịp độ và chất lượng của ta trong mười năm qua, nhất là từ đầu thế kỷ đến nay, há chẳng phải đáng được nói lắm sao?
Cái nhìn của thế giới đối với Việt Nam vào năm Bính Tuất, sau khi ta gia nhập WTO, như đã nói trên, tự bản thân nó đã chứa đựng một sự đánh giá lạc quan. Không phải ngẫu nhiên mà kết quả điều tra của một tổ chức quốc tế mới đây đã xếp Việt Nam vào hạng cao trong tốp 10 nước dẫn đầu về tỷ lệ người dân lạc quan và tin tưởng ở tương lai của đất nước mình.
Chào Xuân Đinh Hợi, chúng ta có thể tự hào về vóc dáng, phong độ và sức lướt của con thuyền đổi mới Việt Nam.