Xuất khẩu 3-5 tỷ USD hàng điện tử vào năm 2010
Đó là một trong những mục tiêu quan trọng tại Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam
Đó là một trong những mục tiêu quan trọng tại Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 75/2007/QĐ-TTg.
Cụ thể, mục tiêu đến năm 2010 ngành công nghiệp điện tử Việt Nam sẽ đạt doanh số khoảng 4-6 tỷ USD và kim ngạch xuất khẩu đạt 3-5 tỷ USD, đạt tốc độ tăng trưởng 2-30%/năm.
Đồng thời, ngành công nghiệp điện tử cũng sẽ hoàn thành nhiệm vụ tạo khoảng 300.000 việc làm.
Ngoài ra, cơ cấu của ngành này cũng được thay đổi cho phù hợp với sở trường của Việt Nam và thích ứng một cách tốt nhất với môi trường hội nhập sâu rộng.
Theo đó, sẽ tiến hành chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển điện tử chuyên dùng, bao gồm sản xuất sản phẩm, linh kiện, phụ tùng và sản phẩm phụ trợ cho các lĩnh vực tin học, viễn thông, điện tử y tế, điện tử công nghiệp, cơ điện tử, đo lường, tự động hóa.
Đối với các sản phẩm điện tử chuyên dùng và phụ tùng linh kiện, các doanh nghiệp cần có biện pháp nâng cao chất lượng, tăng cường tính năng sản phẩm để đạt được giá trị gia tăng cao.
Nhóm sản phẩm điện tử dân dụng sẽ áp dụng các biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, cải thiện mẫu mã để tăng thị phần và thị trường trong nước.
Riêng với mục tiêu xuất khẩu, các doanh nghiệp trong ngành phải nghiên cứu để đưa ra được những sản phẩm điện tử phù hợp với nhu cầu thị trường, giá cả cạnh tranh và đặc biệt là chất lượng cao. Ngoài ra, công tác xúc tiến thương mại cũng cần được chú ý với sự phối hợp và giúp đỡ từ phía cơ quan xúc tiến thương mại thuộc Bộ Thương mại.
Để đạt được những mục tiêu đó, Chính phủ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoặc các trung tâm thương mại ở nước ngoài tìm hiểu về nhu cầu, thị hiếu của thị trường, quảng bá sản phẩm, thương hiệu và ký kết hợp đồng, tổ chức tiêu thụ sản phẩm.
Đồng thời, Chính phủ cũng khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào ngành này, đặc biệt là thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ các tập đoàn lớn, tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Ưu tiên sử dụng vốn ODA vay lại của Chính phủ đối với các dự án phát triển công nghiệp điện tử.
Cụ thể, mục tiêu đến năm 2010 ngành công nghiệp điện tử Việt Nam sẽ đạt doanh số khoảng 4-6 tỷ USD và kim ngạch xuất khẩu đạt 3-5 tỷ USD, đạt tốc độ tăng trưởng 2-30%/năm.
Đồng thời, ngành công nghiệp điện tử cũng sẽ hoàn thành nhiệm vụ tạo khoảng 300.000 việc làm.
Ngoài ra, cơ cấu của ngành này cũng được thay đổi cho phù hợp với sở trường của Việt Nam và thích ứng một cách tốt nhất với môi trường hội nhập sâu rộng.
Theo đó, sẽ tiến hành chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển điện tử chuyên dùng, bao gồm sản xuất sản phẩm, linh kiện, phụ tùng và sản phẩm phụ trợ cho các lĩnh vực tin học, viễn thông, điện tử y tế, điện tử công nghiệp, cơ điện tử, đo lường, tự động hóa.
Đối với các sản phẩm điện tử chuyên dùng và phụ tùng linh kiện, các doanh nghiệp cần có biện pháp nâng cao chất lượng, tăng cường tính năng sản phẩm để đạt được giá trị gia tăng cao.
Nhóm sản phẩm điện tử dân dụng sẽ áp dụng các biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, cải thiện mẫu mã để tăng thị phần và thị trường trong nước.
Riêng với mục tiêu xuất khẩu, các doanh nghiệp trong ngành phải nghiên cứu để đưa ra được những sản phẩm điện tử phù hợp với nhu cầu thị trường, giá cả cạnh tranh và đặc biệt là chất lượng cao. Ngoài ra, công tác xúc tiến thương mại cũng cần được chú ý với sự phối hợp và giúp đỡ từ phía cơ quan xúc tiến thương mại thuộc Bộ Thương mại.
Để đạt được những mục tiêu đó, Chính phủ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoặc các trung tâm thương mại ở nước ngoài tìm hiểu về nhu cầu, thị hiếu của thị trường, quảng bá sản phẩm, thương hiệu và ký kết hợp đồng, tổ chức tiêu thụ sản phẩm.
Đồng thời, Chính phủ cũng khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào ngành này, đặc biệt là thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ các tập đoàn lớn, tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Ưu tiên sử dụng vốn ODA vay lại của Chính phủ đối với các dự án phát triển công nghiệp điện tử.