Xuất khẩu cà phê có lặp lại bài học cá tra?
Giá cà phê đột ngột giảm mạnh, nhiều người mất trắng hàng trăm triệu đồng chỉ sau một đêm chậm chân không bán ra
Giá cà phê thị trường thế giới và trong nước vừa qua đã bị đẩy lên rất cao.
Một kg cà phê ở Gia Lai có lúc đạt 42.000 đồng/kg, mức kỷ lục. Vậy nên, thay vì bán ra, nhiều nhà vườn đã găm hàng lại. Nhiều người bắt đầu mơ về thời hoàng kim của cà phê những năm 1990.
Tuy nhiên, "nhân tính không bằng trời tính", khi giá cà phê thế giới bỗng đột ngột giảm mạnh, nhiều người đã mất trắng hàng trăm triệu đồng chỉ sau một đêm chậm chân không bán ra.
Thời "một mình một chợ"
Lâu lắm rồi cà phê Việt Nam mới có cơ hội… “một mình một chợ”. Thời vụ thu hoạch cà phê ở phía Bắc bán cầu là từ tháng 10 đến hết tháng 12, vì vậy niên vụ tiêu thụ được tính từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 9 năm sau. Ở phía Nam bán cầu thời vụ thu hoạch cà phê từ tháng 4 đến hết tháng 7, niên vụ tiêu thụ được tính từ tháng 4 năm trước đến hết tháng 3 năm sau.
Việt Nam chiếm vị trí độc tôn về sản xuất cà phê ở phía Bắc bán cầu, trong khi các đối thủ cạnh tranh đều nằm ở phía Nam bán cầu, đây là một ưu thế của cà phê Việt Nam. Nhất là trong niên vụ 2007-2008, các nước phía Nam bán cầu bị mất mùa cà phê trong đó Brazil giảm tới 23%, Indonesia giảm 19%...
Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng tại các nước sản xuất cà phê cũng đang tăng cao khiến một số nước như Indonesia dự kiến phải nhập khẩu khoảng 60.000 tấn cà phê trong quý 1/2008. Sản lượng thiếu cũng dẫn đến nhiều quỹ đầu tư và các nhà rang xay sẽ tăng mua để dự trữ.
Là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với vị trí đầu bảng của Brazil về xuất khẩu cà phê trên thế giới với sản lượng 800.000 tấn/năm, đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê robusta, cà phê Việt Nam hiện đang chi phối thị trường thế giới.
Việc thiếu hụt cà phê do sản lượng giảm sút mạnh trong niên vụ này đã đẩy giá thị trường cà phê thế giới lên rất cao. Đã vậy, thấy giá cao, nhiều hộ kinh doanh cà phê “găm” hàng không bán. Theo đà, giá cà phê trong nước cũng tăng lên mức kỷ lục.
Tuần trước ở Tây Nguyên, giá mua vào cà phê rubusta nhân có lúc đạt mức 42.000 đồng/kg, đạt mức giá cao nhất trong 14 năm qua. Trong khi đó, giá cà phê robusta trên sàn London vào ngày 3/3 ở mức 2.757 USD/tấn, tăng 34 USD/tấn so với cuối tuần trước; giá cà phê robusta giao tại cảng Tp.HCM đạt mức 2.635 USD/tấn, tăng 30 USD/tấn so với cuối tuần trước đó.
Giá cà phê như giá cổ phiếu một thời, tăng dần lên từng ngày.
Liệu có lặp lại bài học cá tra?
Nhưng việc “một mình một chợ” của cà phê Việt Nam không còn bao lâu khi tháng 4 đang tới gần, trong khi số lượng dự trữ của các hộ trồng cà phê còn rất nhiều, tới 2/3 sản lượng niên vụ. Liệu cái sự “khôn” người nông dân khi đã biết “găm” hàng chờ giá cao có lặp lại bài học cá tra ở ĐBSCL: đầu năm giá cá lên, nông dân không bán, nay thì giá đang tụt dốc!
Đầu tiên là việc giá cà phê thế giới bất ngờ giảm. Chỉ sau một đêm, giá cà phê giao dịch tại London đã bất ngờ giảm 146 USD/tấn từ 2.774 USD/tấn xuống còn 2.628 USD/tấn, từ đó kéo theo giá xuất khẩu tại cảng Tp.HCM cũng đã giảm mạnh gần 190 USD/tấn từ 2.635 USD/tấn xuống còn 2.445 USD/tấn.
Theo đà giảm, giá cà phê trên địa bàn Gia Lai đã giảm mạnh chỉ trong vòng 4 ngày, từ mức cao kỷ lục 42.000 đồng/kg trong ngày 6/3 về mức 34.000 đồng/kg trong ngày hôm qua, khiến các chủ cơ sở kinh doanh cà phê dao động, lúng túng.
Lo lắng, nhiều người dân đã ồ ạt bán ra làm cho thị trường càng trở nên khó dự đoán và đặc biệt, trong thời gian này, hầu hết các ngân hàng thương mại đang thắt chặt họat động cho vay dẫn đến tình trạng thiếu tiền mặt trong thu mua cà phê.
Nhiều người dân ở thành phố Buôn Ma Thuột khi thấy giá cà phê chững lại ở mức cao và bắt đầu có dấu hiệu giảm vội vàng bán ra với mức giá 39.500 đồng/kg nhưng nhiều đại lý không mua với lý do không có tiền mặt. Và chỉ sau một đêm không kịp bán họ đã mất trắng 2,5 triệu đồng/tấn.
Dự báo, trước tình hình người dân ồ ạt bán cà phê như hiện nay thì giá cà phê trong những ngày tới chắc chắn sẽ tiếp tục giảm. Sáng 9/3, tại Đắk Lắk, giá cà phê nhân xô Robusta mua vào là 36.200 đồng/kg, giảm 200 đồng so với hôm trước. Tại Lâm Đồng, giá mua vào sáng 9/3 chỉ còn 35.000 đồng – 35.600 đồng, bằng với giá của 2 ngày trước đó. Nhiều nhà kinh doanh ngao ngán đã ví thị trường cà phê giống như thị trường chứng khoán đang bị màu đỏ rực thiêu đốt.
Theo ông Đoàn Triệu Nhạn, cố vấn Hiệp hội Cà phê Việt Nam, việc người dân biết giữ hàng là việc đáng mừng, tuy nhiên việc làm đó đều là tự phát. Nhất là việc mỗi người nông dân không có thông tin cụ thể về số lượng cung - cầu dẫn tới nguy cơ số lượng hàng trữ lại quá nhiều, giá cao không bán, đến khi giá xuống phải ào ạt bán ra thì sẽ hối tiếc. Các nước sản xuất cà phê lớn như Brazil, Columbia đều có chính sách điều hành toàn ngành rất tốt.
Khi mọi thứ đều tự phát, Nhà nước không thể điều tiết được nên khi giá cà phê đột ngột giảm, người dân trở tay không kịp cũng là điều dễ hiểu. Vì thế, để xuất khẩu cà phê thắng lớn, việc quan trọng nhất là phải biết lựa chọn thời điểm “vàng” để bán ra.
Một kg cà phê ở Gia Lai có lúc đạt 42.000 đồng/kg, mức kỷ lục. Vậy nên, thay vì bán ra, nhiều nhà vườn đã găm hàng lại. Nhiều người bắt đầu mơ về thời hoàng kim của cà phê những năm 1990.
Tuy nhiên, "nhân tính không bằng trời tính", khi giá cà phê thế giới bỗng đột ngột giảm mạnh, nhiều người đã mất trắng hàng trăm triệu đồng chỉ sau một đêm chậm chân không bán ra.
Thời "một mình một chợ"
Lâu lắm rồi cà phê Việt Nam mới có cơ hội… “một mình một chợ”. Thời vụ thu hoạch cà phê ở phía Bắc bán cầu là từ tháng 10 đến hết tháng 12, vì vậy niên vụ tiêu thụ được tính từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 9 năm sau. Ở phía Nam bán cầu thời vụ thu hoạch cà phê từ tháng 4 đến hết tháng 7, niên vụ tiêu thụ được tính từ tháng 4 năm trước đến hết tháng 3 năm sau.
Việt Nam chiếm vị trí độc tôn về sản xuất cà phê ở phía Bắc bán cầu, trong khi các đối thủ cạnh tranh đều nằm ở phía Nam bán cầu, đây là một ưu thế của cà phê Việt Nam. Nhất là trong niên vụ 2007-2008, các nước phía Nam bán cầu bị mất mùa cà phê trong đó Brazil giảm tới 23%, Indonesia giảm 19%...
Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng tại các nước sản xuất cà phê cũng đang tăng cao khiến một số nước như Indonesia dự kiến phải nhập khẩu khoảng 60.000 tấn cà phê trong quý 1/2008. Sản lượng thiếu cũng dẫn đến nhiều quỹ đầu tư và các nhà rang xay sẽ tăng mua để dự trữ.
Là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với vị trí đầu bảng của Brazil về xuất khẩu cà phê trên thế giới với sản lượng 800.000 tấn/năm, đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê robusta, cà phê Việt Nam hiện đang chi phối thị trường thế giới.
Việc thiếu hụt cà phê do sản lượng giảm sút mạnh trong niên vụ này đã đẩy giá thị trường cà phê thế giới lên rất cao. Đã vậy, thấy giá cao, nhiều hộ kinh doanh cà phê “găm” hàng không bán. Theo đà, giá cà phê trong nước cũng tăng lên mức kỷ lục.
Tuần trước ở Tây Nguyên, giá mua vào cà phê rubusta nhân có lúc đạt mức 42.000 đồng/kg, đạt mức giá cao nhất trong 14 năm qua. Trong khi đó, giá cà phê robusta trên sàn London vào ngày 3/3 ở mức 2.757 USD/tấn, tăng 34 USD/tấn so với cuối tuần trước; giá cà phê robusta giao tại cảng Tp.HCM đạt mức 2.635 USD/tấn, tăng 30 USD/tấn so với cuối tuần trước đó.
Giá cà phê như giá cổ phiếu một thời, tăng dần lên từng ngày.
Liệu có lặp lại bài học cá tra?
Nhưng việc “một mình một chợ” của cà phê Việt Nam không còn bao lâu khi tháng 4 đang tới gần, trong khi số lượng dự trữ của các hộ trồng cà phê còn rất nhiều, tới 2/3 sản lượng niên vụ. Liệu cái sự “khôn” người nông dân khi đã biết “găm” hàng chờ giá cao có lặp lại bài học cá tra ở ĐBSCL: đầu năm giá cá lên, nông dân không bán, nay thì giá đang tụt dốc!
Đầu tiên là việc giá cà phê thế giới bất ngờ giảm. Chỉ sau một đêm, giá cà phê giao dịch tại London đã bất ngờ giảm 146 USD/tấn từ 2.774 USD/tấn xuống còn 2.628 USD/tấn, từ đó kéo theo giá xuất khẩu tại cảng Tp.HCM cũng đã giảm mạnh gần 190 USD/tấn từ 2.635 USD/tấn xuống còn 2.445 USD/tấn.
Theo đà giảm, giá cà phê trên địa bàn Gia Lai đã giảm mạnh chỉ trong vòng 4 ngày, từ mức cao kỷ lục 42.000 đồng/kg trong ngày 6/3 về mức 34.000 đồng/kg trong ngày hôm qua, khiến các chủ cơ sở kinh doanh cà phê dao động, lúng túng.
Lo lắng, nhiều người dân đã ồ ạt bán ra làm cho thị trường càng trở nên khó dự đoán và đặc biệt, trong thời gian này, hầu hết các ngân hàng thương mại đang thắt chặt họat động cho vay dẫn đến tình trạng thiếu tiền mặt trong thu mua cà phê.
Nhiều người dân ở thành phố Buôn Ma Thuột khi thấy giá cà phê chững lại ở mức cao và bắt đầu có dấu hiệu giảm vội vàng bán ra với mức giá 39.500 đồng/kg nhưng nhiều đại lý không mua với lý do không có tiền mặt. Và chỉ sau một đêm không kịp bán họ đã mất trắng 2,5 triệu đồng/tấn.
Dự báo, trước tình hình người dân ồ ạt bán cà phê như hiện nay thì giá cà phê trong những ngày tới chắc chắn sẽ tiếp tục giảm. Sáng 9/3, tại Đắk Lắk, giá cà phê nhân xô Robusta mua vào là 36.200 đồng/kg, giảm 200 đồng so với hôm trước. Tại Lâm Đồng, giá mua vào sáng 9/3 chỉ còn 35.000 đồng – 35.600 đồng, bằng với giá của 2 ngày trước đó. Nhiều nhà kinh doanh ngao ngán đã ví thị trường cà phê giống như thị trường chứng khoán đang bị màu đỏ rực thiêu đốt.
Theo ông Đoàn Triệu Nhạn, cố vấn Hiệp hội Cà phê Việt Nam, việc người dân biết giữ hàng là việc đáng mừng, tuy nhiên việc làm đó đều là tự phát. Nhất là việc mỗi người nông dân không có thông tin cụ thể về số lượng cung - cầu dẫn tới nguy cơ số lượng hàng trữ lại quá nhiều, giá cao không bán, đến khi giá xuống phải ào ạt bán ra thì sẽ hối tiếc. Các nước sản xuất cà phê lớn như Brazil, Columbia đều có chính sách điều hành toàn ngành rất tốt.
Khi mọi thứ đều tự phát, Nhà nước không thể điều tiết được nên khi giá cà phê đột ngột giảm, người dân trở tay không kịp cũng là điều dễ hiểu. Vì thế, để xuất khẩu cà phê thắng lớn, việc quan trọng nhất là phải biết lựa chọn thời điểm “vàng” để bán ra.