Xuất khẩu chưa tận dụng thời cơ
Cánh cửa WTO đã rộng mở, nhưng xuất khẩu của Việt Nam chưa tận dụng triệt để thời cơ này
Cánh cửa WTO đã rộng mở, nhưng xuất khẩu của Việt Nam chưa tận dụng triệt để thời cơ này.
Do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức, Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2008 với chủ đề “Xuất khẩu Việt Nam – một năm sau khi gia nhập WTO” đã diễn ra sáng 10/4 tại Hà Nội.
Diễn đàn này đã trở thành “sân khấu” để các diễn giả, chuyên gia kinh tế phân tích, “lột tả” về hoạt động xuất khẩu, xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua.
Chủ yếu cạnh tranh bằng giá
Phát biểu mở đầu khai mạc, ông Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Công Thương nói: "Sau một năm gia nhập WTO, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đã đạt cao nhất trong 10 năm qua (năm 2007 GDP tăng 8,5%). Chúng ta đã có một hành lang pháp lý, môi trường đầu tư không ngừng cải thiện, thông thoáng, trở thành điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài".
Nhưng Việt Nam cũng đang gặp nhiều thách thức, đó là tình hình lạm phát, nhập siêu... liên tục tăng. Quý 1/2008, nhập khẩu tăng 62,5% dẫn đến nhập siêu tăng 56,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Võ Trí Thành, Trưởng ban Nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tế quốc tế (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) cho biết: với giá trị xuất khẩu tăng năm 2007 không đáng kể so với năm 2006, trong khi nhập khẩu tăng mạnh dẫn đến nhập siêu quá lớn (hơn 14 tỷ USD năm 2007 so với hơn 5 tỷ năm 2006). Điều đó chứng tỏ cán cân thương mại của Việt Nam hiện không ổn định và đang đứng trước nhiều thách thức.
Ông Thành phân tích thêm, nhiều hàng hóa chủ lực của Việt Nam chủ yếu cạnh tranh bằng giá mà không chú trọng nhiều đến chất lượng. Trong khi đó, các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, điều kiện làm việc... thì dường như ít được các doanh nghiệp chú ý, hoặc được thực hiện thiếu chuyên nghiệp.
“Các hàng rào kỹ thuật đang được sử dụng triệt để tại các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản... Vì vậy sẽ là vô vọng, nếu chỉ coi giá rẻ, giá thấp là yếu tố then chốt trong cạnh tranh quốc tế”, ông kết luận.
Cùng chung quan điểm này với ông Võ Trí Thành, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, cũng đánh giá: mặc dù cơ chế, chính sách xuất khẩu đã có nhiều thông thoáng nhưng trên thực tế, cơ cấu hàng xuất khẩu của chúng ta còn hết sức lạc hậu.
Ông dẫn chứng: “Ở những nước phát triển trong khu vực như Singapore, Malaisia, Thái Lan…, người ta đã đầu tư đẩy mạnh phát triển những mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao trong các ngành điện tử, bán dẫn... Trong khi đó, chúng ta vẫn “dậm chân tại chỗ”. Hiện lượng mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chỉ bằng Thái Lan 20 năm về trước”.
Doanh nghiệp còn thụ động
Hầu hết các diễn giả, chuyên gia tại Diễn đàn cho rằng, để giảm tỷ lệ nhập siêu, góp phần làm tăng tốc độ phát triển kinh tế, cách tốt nhất là đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, xuất khẩu cũng phải có chiến lược, kế hoạch cụ thể và thậm chí phải khôn khéo.
Trong khi đó, công tác xúc tiến thương mại trong những năm qua còn nhiều điểm chưa đạt yêu cầu. “Tôi cảm thấy chưa hoàn toàn hài lòng về công tác xúc tiến thương mại trong thời gian làm Bộ trưởng Bộ Thương mại. Tôi mong trong thời gian tới, công tác này sẽ phát huy triệt để vai trò của mình để xúc tiến thương mại trở thành yếu tố tiên phong, góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu”, ông Trương Đình Tuyển thẳng thắn góp ý.
Khi đề cập tới đến những hạn chế của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, ông Tuyển phân tích: nhìn chung các doanh nghiệp vẫn còn thụ động, phần lớn mới chỉ làm theo đơn đặt hàng của đối tác, ít chịu tìm hiểu nhu cầu thị trường, tiêu chuẩn kĩ thuật, nhãn mác... của hàng hóa.
Cũng theo ý kiến một số đại biểu, các doanh nghiệp xuất khẩu hiện chưa quan tâm nhiều tới các công cụ phái sinh như nghiệp vụ quyền chọn (option), hoán đổi (swap)…, để đảm bảo quyền lợi, tránh thiệt hại khi tỷ giá tiền đồng so với ngoại tệ có những biến động. Đặc biệt, một số doanh nghiệp còn “ngại” sử dụng đồng Euro, làm giảm hiệu quả giao dịch trong xuất khẩu.
Do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức, Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2008 với chủ đề “Xuất khẩu Việt Nam – một năm sau khi gia nhập WTO” đã diễn ra sáng 10/4 tại Hà Nội.
Diễn đàn này đã trở thành “sân khấu” để các diễn giả, chuyên gia kinh tế phân tích, “lột tả” về hoạt động xuất khẩu, xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua.
Chủ yếu cạnh tranh bằng giá
Phát biểu mở đầu khai mạc, ông Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Công Thương nói: "Sau một năm gia nhập WTO, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đã đạt cao nhất trong 10 năm qua (năm 2007 GDP tăng 8,5%). Chúng ta đã có một hành lang pháp lý, môi trường đầu tư không ngừng cải thiện, thông thoáng, trở thành điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài".
Nhưng Việt Nam cũng đang gặp nhiều thách thức, đó là tình hình lạm phát, nhập siêu... liên tục tăng. Quý 1/2008, nhập khẩu tăng 62,5% dẫn đến nhập siêu tăng 56,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Võ Trí Thành, Trưởng ban Nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tế quốc tế (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) cho biết: với giá trị xuất khẩu tăng năm 2007 không đáng kể so với năm 2006, trong khi nhập khẩu tăng mạnh dẫn đến nhập siêu quá lớn (hơn 14 tỷ USD năm 2007 so với hơn 5 tỷ năm 2006). Điều đó chứng tỏ cán cân thương mại của Việt Nam hiện không ổn định và đang đứng trước nhiều thách thức.
Ông Thành phân tích thêm, nhiều hàng hóa chủ lực của Việt Nam chủ yếu cạnh tranh bằng giá mà không chú trọng nhiều đến chất lượng. Trong khi đó, các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, điều kiện làm việc... thì dường như ít được các doanh nghiệp chú ý, hoặc được thực hiện thiếu chuyên nghiệp.
“Các hàng rào kỹ thuật đang được sử dụng triệt để tại các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản... Vì vậy sẽ là vô vọng, nếu chỉ coi giá rẻ, giá thấp là yếu tố then chốt trong cạnh tranh quốc tế”, ông kết luận.
Cùng chung quan điểm này với ông Võ Trí Thành, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, cũng đánh giá: mặc dù cơ chế, chính sách xuất khẩu đã có nhiều thông thoáng nhưng trên thực tế, cơ cấu hàng xuất khẩu của chúng ta còn hết sức lạc hậu.
Ông dẫn chứng: “Ở những nước phát triển trong khu vực như Singapore, Malaisia, Thái Lan…, người ta đã đầu tư đẩy mạnh phát triển những mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao trong các ngành điện tử, bán dẫn... Trong khi đó, chúng ta vẫn “dậm chân tại chỗ”. Hiện lượng mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chỉ bằng Thái Lan 20 năm về trước”.
Doanh nghiệp còn thụ động
Hầu hết các diễn giả, chuyên gia tại Diễn đàn cho rằng, để giảm tỷ lệ nhập siêu, góp phần làm tăng tốc độ phát triển kinh tế, cách tốt nhất là đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, xuất khẩu cũng phải có chiến lược, kế hoạch cụ thể và thậm chí phải khôn khéo.
Trong khi đó, công tác xúc tiến thương mại trong những năm qua còn nhiều điểm chưa đạt yêu cầu. “Tôi cảm thấy chưa hoàn toàn hài lòng về công tác xúc tiến thương mại trong thời gian làm Bộ trưởng Bộ Thương mại. Tôi mong trong thời gian tới, công tác này sẽ phát huy triệt để vai trò của mình để xúc tiến thương mại trở thành yếu tố tiên phong, góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu”, ông Trương Đình Tuyển thẳng thắn góp ý.
Khi đề cập tới đến những hạn chế của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, ông Tuyển phân tích: nhìn chung các doanh nghiệp vẫn còn thụ động, phần lớn mới chỉ làm theo đơn đặt hàng của đối tác, ít chịu tìm hiểu nhu cầu thị trường, tiêu chuẩn kĩ thuật, nhãn mác... của hàng hóa.
Cũng theo ý kiến một số đại biểu, các doanh nghiệp xuất khẩu hiện chưa quan tâm nhiều tới các công cụ phái sinh như nghiệp vụ quyền chọn (option), hoán đổi (swap)…, để đảm bảo quyền lợi, tránh thiệt hại khi tỷ giá tiền đồng so với ngoại tệ có những biến động. Đặc biệt, một số doanh nghiệp còn “ngại” sử dụng đồng Euro, làm giảm hiệu quả giao dịch trong xuất khẩu.