Xuất khẩu gạo: "Có thể tính đến mốc 7 triệu tấn"
Khả năng xuất khẩu gạo năm 2010 có thể đạt mức 6,5 triệu tấn, thậm chí có thể tính đến mốc 7 triệu tấn
Hiện nay sản lượng gạo trong nước tiếp tục tăng, lượng gạo dự trữ trong kho của các doanh nghiệp vẫn dồi dào....
Đây chính là cơ sở để ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng khả năng năm nay xuất khẩu gạo có thể đạt mức 6,5 triệu tấn, thậm chí có thể tính đến mốc 7 triệu tấn.
Mới đây, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã đột ngột kiến nghị cho xuất khẩu gạo tăng khoảng 0,5 triệu tấn so với năm ngoái. Vậy tình hình sản xuất trong nước có đủ đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước và xuất khẩu hay không, thưa ông?
Đến nay, cả nước đã thu hoạch được hơn 26 triệu tấn thóc của vụ đông xuân và vụ hè thu, và từ nay đến cuối năm sẽ cố gắng đạt sản lượng 13 triệu tấn thóc nữa ở vụ hè thu và vụ mùa. Khả năng năm nay xuất khẩu gạo có thể đạt mức 6,5 triệu tấn, thậm chí có thể tính đến mốc 7 triệu tấn.
Năm ngoái xuất khẩu 6 triệu tấn, chúng ta vẫn còn dư gần 1 triệu tấn gạo chủ động nguồn cung cho xuất khẩu những tháng đầu năm 2010. Năm nay, sản lượng lúa gạo thu hoạch tiếp tục tăng, đấy là chưa kể nguồn bổ sung do nông dân của chúng ta sang thuê ruộng ở Campuchia để trồng lúa và đưa thóc về nước. Các năm trước, lượng thóc này đem từ Campuchia về khoảng 300-400 nghìn tấn, thì năm nay sẽ có khoảng 1 triệu tấn thóc từ nguồn này.
Hiện chúng ta đã xuất hơn 4 triệu tấn gạo, nhưng dự trữ gạo trong kho của các doanh nghiệp thuộc 2 tổng công ty (lương thực miền Bắc; lương thực miền Nam) vẫn còn hơn 1,1 triệu tấn, cộng với các doanh nghiệp khác khoảng 300 nghìn tấn nữa. Từ nay đến cuối năm, tháng nào chúng ta có từ 300.0000 - 500.000 ha lúa cho thu hoạch. Bởi vậy, dù cho lượng gạo xuất khẩu lên đến 6,5-7 triệu tấn thì nguồn cung vẫn đáp ứng đủ.
Tuy nhiên, cũng phải cân nhắc thời tiết của những tháng còn lại là mùa mưa bão. Trung bình mỗi năm có 7-9 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta, nhưng từ đầu năm đến nay mới có 2 cơn bão, vì vậy cần phải tính đến sự ảnh hưởng của 5 cơn bão nữa. Chúng tôi sẽ hợp tác với Bộ Công Thương, VFA bám sát tình hình sản xuất, thu hoạch để kịp thời có những định hướng cho xuất khẩu.
Xin ông cho biết những vấn đề nào đang đặt ra cho sản xuất lúa gạo vào thời điểm này?
Những năm qua, Cục Trồng trọt đã cùng với các địa phương thúc đẩy xây dựng những vùng lúa gạo chất lượng cao nhằm phục vụ xuất khẩu, gia tăng giá trị. Đặc biệt, cả VFA và Cục Trồng trọt đều quyết liệt nhằm làm giảm diện tích lúa IR 50404, vì loại lúa này rất khó tiêu thụ. Thế nhưng, giống lúa này đang chiếm tỷ lệ khá cao ở hầu hết các tỉnh trong vùng. Mặc dù gạo phẩm cấp thấp hiện cũng dễ tiêu thụ do thương lái Trung Quốc vẫn thu mua, nhưng đó chỉ là nhất thời. Sau đó, nếu tiếp tục sản xuất thì sẽ lại xảy ra tình trạng ế không bán được. Bởi vậy, chúng tôi khuyến cáo nông dân vẫn phải hạn chế trồng loại lúa cho gạo phẩm cấp thấp.
Trước kia, trồng lúa nước ta chủ yếu chỉ 2 vụ: chiêm xuân và vụ mùa. Nhưng hiện nay ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đã tăng lên ba vụ, rồi gieo trồng cứ nối tiếp nhau không ra thời vụ nữa, ở thời điểm nào cũng có ruộng lúa đang thu hoạch và có ruộng đang gieo trồng. Thành ra, hiện có rất nhiều vụ lúa đan xen: đông xuân, xuân hè, hè thu, thu đông. Chính bởi vậy, tình trạng sâu bệnh gây hại ngày càng nhiều, sản xuất không tính tới thời gian vụ gặt tránh mưa bão, ngập úng nên rủi ro rất cao. Nếu chúng ta không tính tới những tác động này, ắt sẽ phải trả giá. Bởi vậy, cần phải sắp xếp lại thời vụ để hạn chế tác động của sâu bệnh và thời tiết.
Chúng tôi đang có chủ trương vận động nông dân bỏ vụ lúa xuân hè, nhằm “cắt cầu” nối sâu bệnh từ vụ đông xuân sang vụ hè thu, nâng cao được hiệu quả cho sản xuất lúa hè thu. Đồng thời, chuyển dần một phần diện tích lúa hè thu sang vụ thu đông cho sản xuất thuận lợi hơn. Đối với vụ thu đông, phải tính đến việc đắp các bờ bao để hạn chế ngập úng. Chúng ta đang trong giai đoạn phải “cách mạng” cả về cơ cấu giống và về thời vụ sản xuất, mục tiêu là nâng cao lợi nhuận cho nông dân, vừa đủ gạo cho xuất khẩu, vừa đảm bảo an ninh lương thực.
Nguy cơ thiếu lương thực có thể xảy ra trên thế giới trong thời gian tới, Việt Nam có lo lắng về vấn đề này không thưa ông?
Ở nước ta, hiện nay chưa phải lo lắng về nguồn cung gạo, nhưng thiếu hụt nhiều loại sản phẩm ngũ cốc khác để làm thức ăn cho gia súc. Chúng ta hiện vẫn phải nhập một lượng rất lớn ngô và khô dầu đậu tương, nếu không đẩy mạnh được thâm canh, giảm giá thành ngô, đậu tương thì áp lực đối với ngành chăn nuôi sẽ ngày càng trầm trọng.
Vì vậy bên cạnh sản xuất lúa gạo, ngành nông nghiệp sẽ thúc đẩy mạnh sản xuất các loại lương thực khác, đặc biệt sẽ nâng diện tích cây vụ đông từ 450 nghìn ha của năm ngoái lên 500 nghìn ha trong vụ đông năm nay. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang khuyến khích các doanh nghiệp cùng với các cơ quan nghiên cứu khoa học khảo nghiệm trên đồng ruộng các giống ngô biến đổi gen do các doanh nghiệp nước ngoài đưa vào nước ta.
Năm nay đã bắt đầu đánh giá rủi ro của giống ngô biến đổi gen ở trên đồng ruộng các tỉnh phía Bắc, để sang năm 2011 trở đi sẽ đưa vào sản xuất đại trà. Hiện năng suất ngô ở nước ta mới đạt 4,3 tấn/ha, hy vọng những năm tới với ngô biến đổi gen sẽ đưa năng suất lên 5-6 tấn/ha, có như vậy nước ta mới có thể đạt sản lượng 6-7 triệu tấn ngô/năm.
Đây chính là cơ sở để ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng khả năng năm nay xuất khẩu gạo có thể đạt mức 6,5 triệu tấn, thậm chí có thể tính đến mốc 7 triệu tấn.
Mới đây, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã đột ngột kiến nghị cho xuất khẩu gạo tăng khoảng 0,5 triệu tấn so với năm ngoái. Vậy tình hình sản xuất trong nước có đủ đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước và xuất khẩu hay không, thưa ông?
Đến nay, cả nước đã thu hoạch được hơn 26 triệu tấn thóc của vụ đông xuân và vụ hè thu, và từ nay đến cuối năm sẽ cố gắng đạt sản lượng 13 triệu tấn thóc nữa ở vụ hè thu và vụ mùa. Khả năng năm nay xuất khẩu gạo có thể đạt mức 6,5 triệu tấn, thậm chí có thể tính đến mốc 7 triệu tấn.
Năm ngoái xuất khẩu 6 triệu tấn, chúng ta vẫn còn dư gần 1 triệu tấn gạo chủ động nguồn cung cho xuất khẩu những tháng đầu năm 2010. Năm nay, sản lượng lúa gạo thu hoạch tiếp tục tăng, đấy là chưa kể nguồn bổ sung do nông dân của chúng ta sang thuê ruộng ở Campuchia để trồng lúa và đưa thóc về nước. Các năm trước, lượng thóc này đem từ Campuchia về khoảng 300-400 nghìn tấn, thì năm nay sẽ có khoảng 1 triệu tấn thóc từ nguồn này.
Hiện chúng ta đã xuất hơn 4 triệu tấn gạo, nhưng dự trữ gạo trong kho của các doanh nghiệp thuộc 2 tổng công ty (lương thực miền Bắc; lương thực miền Nam) vẫn còn hơn 1,1 triệu tấn, cộng với các doanh nghiệp khác khoảng 300 nghìn tấn nữa. Từ nay đến cuối năm, tháng nào chúng ta có từ 300.0000 - 500.000 ha lúa cho thu hoạch. Bởi vậy, dù cho lượng gạo xuất khẩu lên đến 6,5-7 triệu tấn thì nguồn cung vẫn đáp ứng đủ.
Tuy nhiên, cũng phải cân nhắc thời tiết của những tháng còn lại là mùa mưa bão. Trung bình mỗi năm có 7-9 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta, nhưng từ đầu năm đến nay mới có 2 cơn bão, vì vậy cần phải tính đến sự ảnh hưởng của 5 cơn bão nữa. Chúng tôi sẽ hợp tác với Bộ Công Thương, VFA bám sát tình hình sản xuất, thu hoạch để kịp thời có những định hướng cho xuất khẩu.
Xin ông cho biết những vấn đề nào đang đặt ra cho sản xuất lúa gạo vào thời điểm này?
Những năm qua, Cục Trồng trọt đã cùng với các địa phương thúc đẩy xây dựng những vùng lúa gạo chất lượng cao nhằm phục vụ xuất khẩu, gia tăng giá trị. Đặc biệt, cả VFA và Cục Trồng trọt đều quyết liệt nhằm làm giảm diện tích lúa IR 50404, vì loại lúa này rất khó tiêu thụ. Thế nhưng, giống lúa này đang chiếm tỷ lệ khá cao ở hầu hết các tỉnh trong vùng. Mặc dù gạo phẩm cấp thấp hiện cũng dễ tiêu thụ do thương lái Trung Quốc vẫn thu mua, nhưng đó chỉ là nhất thời. Sau đó, nếu tiếp tục sản xuất thì sẽ lại xảy ra tình trạng ế không bán được. Bởi vậy, chúng tôi khuyến cáo nông dân vẫn phải hạn chế trồng loại lúa cho gạo phẩm cấp thấp.
Trước kia, trồng lúa nước ta chủ yếu chỉ 2 vụ: chiêm xuân và vụ mùa. Nhưng hiện nay ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đã tăng lên ba vụ, rồi gieo trồng cứ nối tiếp nhau không ra thời vụ nữa, ở thời điểm nào cũng có ruộng lúa đang thu hoạch và có ruộng đang gieo trồng. Thành ra, hiện có rất nhiều vụ lúa đan xen: đông xuân, xuân hè, hè thu, thu đông. Chính bởi vậy, tình trạng sâu bệnh gây hại ngày càng nhiều, sản xuất không tính tới thời gian vụ gặt tránh mưa bão, ngập úng nên rủi ro rất cao. Nếu chúng ta không tính tới những tác động này, ắt sẽ phải trả giá. Bởi vậy, cần phải sắp xếp lại thời vụ để hạn chế tác động của sâu bệnh và thời tiết.
Chúng tôi đang có chủ trương vận động nông dân bỏ vụ lúa xuân hè, nhằm “cắt cầu” nối sâu bệnh từ vụ đông xuân sang vụ hè thu, nâng cao được hiệu quả cho sản xuất lúa hè thu. Đồng thời, chuyển dần một phần diện tích lúa hè thu sang vụ thu đông cho sản xuất thuận lợi hơn. Đối với vụ thu đông, phải tính đến việc đắp các bờ bao để hạn chế ngập úng. Chúng ta đang trong giai đoạn phải “cách mạng” cả về cơ cấu giống và về thời vụ sản xuất, mục tiêu là nâng cao lợi nhuận cho nông dân, vừa đủ gạo cho xuất khẩu, vừa đảm bảo an ninh lương thực.
Nguy cơ thiếu lương thực có thể xảy ra trên thế giới trong thời gian tới, Việt Nam có lo lắng về vấn đề này không thưa ông?
Ở nước ta, hiện nay chưa phải lo lắng về nguồn cung gạo, nhưng thiếu hụt nhiều loại sản phẩm ngũ cốc khác để làm thức ăn cho gia súc. Chúng ta hiện vẫn phải nhập một lượng rất lớn ngô và khô dầu đậu tương, nếu không đẩy mạnh được thâm canh, giảm giá thành ngô, đậu tương thì áp lực đối với ngành chăn nuôi sẽ ngày càng trầm trọng.
Vì vậy bên cạnh sản xuất lúa gạo, ngành nông nghiệp sẽ thúc đẩy mạnh sản xuất các loại lương thực khác, đặc biệt sẽ nâng diện tích cây vụ đông từ 450 nghìn ha của năm ngoái lên 500 nghìn ha trong vụ đông năm nay. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang khuyến khích các doanh nghiệp cùng với các cơ quan nghiên cứu khoa học khảo nghiệm trên đồng ruộng các giống ngô biến đổi gen do các doanh nghiệp nước ngoài đưa vào nước ta.
Năm nay đã bắt đầu đánh giá rủi ro của giống ngô biến đổi gen ở trên đồng ruộng các tỉnh phía Bắc, để sang năm 2011 trở đi sẽ đưa vào sản xuất đại trà. Hiện năng suất ngô ở nước ta mới đạt 4,3 tấn/ha, hy vọng những năm tới với ngô biến đổi gen sẽ đưa năng suất lên 5-6 tấn/ha, có như vậy nước ta mới có thể đạt sản lượng 6-7 triệu tấn ngô/năm.