Xuất khẩu lao động: 61 huyện nghèo và trở ngại học vấn
Mặc dù được hỗ trợ gần như từ A đến Z, lao động huyện nghèo nhiều khả năng sẽ khó tiếp cận những thị trường thu nhập cao
Mặc dù được hỗ trợ gần như từ A đến Z, lao động huyện nghèo nhiều khả năng sẽ khó tiếp cận những thị trường thu nhập cao.
Được chủ động chọn thị trường
Theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 29/4, từ nay đến năm 2020, Nhà nước sẽ đầu tư 4.715 tỉ đồng hỗ trợ người lao động cư trú dài hạn tại 61 huyện nghèo nhất nước đi làm việc ở nước ngoài.
Đây là một trong những giải pháp của Chính phủ giúp bà con các vùng khó khăn nhanh thoát nghèo.
Báo cáo của Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, dân số của 61 huyện nghèo hiện nay khoảng 2,4 triệu người, trong đó hơn một nửa trong độ tuổi lao động, 90% là người dân tộc thiểu số; chỉ có khoảng 9% có trình độ phổ thông trung học, 60% lao động chưa học hết tiểu học và gần 10% lao động đã qua đào tạo; còn lại có trình độ học vấn thấp, không nghề.
Báo cáo cũng nói rõ, trước mắt, giai đoạn 2009-2010, sẽ thực hiện thí điểm đưa 10.000 lao động thuộc các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài. Tiếp đến, giai đoạn 2011-2015 là 50.000 lao động và giai đoạn 2016-2020: tăng 15% so với giai đoạn trước, góp phần giảm khoảng 19% số hộ nghèo của 61 huyện.
Tại buổi họp báo về vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, với chính sách này, người lao động sẽ được hỗ trợ từ A-Z, đảm bảo đủ chất lượng để đi xuất khẩu lao động theo yêu cầu của từng thị trường.
Đặc biệt, lao động sẽ được chủ động chọn thị trường phù hợp với khả năng của mình.
“Sẽ không có thị trường nào dành riêng cho lao động 61 huyện nghèo mà tuỳ thuộc vào nhu cầu và khả năng của người lao động. Ngay cả các thị trường vẫn được đánh giá là cao cấp như Hàn Quốc, Nhật Bản, người lao động cũng có thể tiếp cận”, ông Quỳnh nói.
Bên cạnh đó, Cục cũng sẽ lựa chọn những doanh nghiệp uy tín, có hợp đồng chắc chắn, đã được thẩm định, đơn hàng phù hợp với người lao động, đủ năng lực giải quyết khi người lao động gặp rủi ro.
Trường hợp lao động muốn vay vốn, Cục Quản lý lao động ngoài nước và Ngân hàng sẽ thẩm định, cho vay tối đa theo mức chi phí tại thị trường mà người lao động sẽ tham gia.
Khó tiếp cận thị trường thu nhập cao?
Mặc dù người đứng đầu Cục Quản lý lao động ngoài nước đã khẳng định sẽ hỗ trợ tạo điều kiện để cho người có khả năng ở các huyện nghèo đi lao động ở Hàn Quốc và Nhật Bản, những thị trường có tính ổn định cao và thu nhập khá.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng trình độ học vẫn thấp, chỉ có khoảng 9% lao động có trình độ phổ thông trung học, 60% lao động chưa học hết tiểu học, người lao động các huyện nghèo nhất cả nước rất khó để đến được 2 thị trường này.
Ông Nguyễn Xuân Vui, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ hàng không cho rằng, các thị trường này luôn có những điều kiện tuyển dụng khá cao.
Dẫn chứng là thị trường Nhận Bản thường có yêu cầu người lao động phải tốt nghiệp phổ thông trung học, có tay nghề cao. Riêng thị trường Hàn Quốc, để vượt qua kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ tiếng Hàn cũng không hề đơn giản đối với lao động.
Bộ Lao động Thương binh và xã hội cũng nhìn rõ khó khăn này.
Một cán bộ của cơ quan này lo ngại nếu không có chính sách đào tạo tiếng, đào tạo nghề hiệu quả thì rất khó có cơ hội cho lao động các vùng nghèo nhất nước sang Hàn Quốc, Nhật Bản và các thị trường thu nhập cao khác.
Trong khi đó, trình độ học vấn thấp khiến lao động gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với việc học nghề và làm việc trong môi trường công nghệ cao.
Tuy nhiên, trả lời câu hỏi làm thế nào để giúp lao động huyện nghèo tiếp cận các thị trường xuất khẩu lao động ổn định, thu nhập cao mà đòi hỏi cũng cao, Cục trưởng Cục Quản lý lao động cho rằng, đây là cả một quá trình dài hơi được thực hiện từ nay đến năm 2020 và chia thành nhiều giai đoạn, vì thế mọi vấn đề sẽ được lần lượt giải quyết chứ chưa hẳn đã nói là áp dụng ngay được.
Được chủ động chọn thị trường
Theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 29/4, từ nay đến năm 2020, Nhà nước sẽ đầu tư 4.715 tỉ đồng hỗ trợ người lao động cư trú dài hạn tại 61 huyện nghèo nhất nước đi làm việc ở nước ngoài.
Đây là một trong những giải pháp của Chính phủ giúp bà con các vùng khó khăn nhanh thoát nghèo.
Báo cáo của Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, dân số của 61 huyện nghèo hiện nay khoảng 2,4 triệu người, trong đó hơn một nửa trong độ tuổi lao động, 90% là người dân tộc thiểu số; chỉ có khoảng 9% có trình độ phổ thông trung học, 60% lao động chưa học hết tiểu học và gần 10% lao động đã qua đào tạo; còn lại có trình độ học vấn thấp, không nghề.
Báo cáo cũng nói rõ, trước mắt, giai đoạn 2009-2010, sẽ thực hiện thí điểm đưa 10.000 lao động thuộc các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài. Tiếp đến, giai đoạn 2011-2015 là 50.000 lao động và giai đoạn 2016-2020: tăng 15% so với giai đoạn trước, góp phần giảm khoảng 19% số hộ nghèo của 61 huyện.
Tại buổi họp báo về vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, với chính sách này, người lao động sẽ được hỗ trợ từ A-Z, đảm bảo đủ chất lượng để đi xuất khẩu lao động theo yêu cầu của từng thị trường.
Đặc biệt, lao động sẽ được chủ động chọn thị trường phù hợp với khả năng của mình.
“Sẽ không có thị trường nào dành riêng cho lao động 61 huyện nghèo mà tuỳ thuộc vào nhu cầu và khả năng của người lao động. Ngay cả các thị trường vẫn được đánh giá là cao cấp như Hàn Quốc, Nhật Bản, người lao động cũng có thể tiếp cận”, ông Quỳnh nói.
Bên cạnh đó, Cục cũng sẽ lựa chọn những doanh nghiệp uy tín, có hợp đồng chắc chắn, đã được thẩm định, đơn hàng phù hợp với người lao động, đủ năng lực giải quyết khi người lao động gặp rủi ro.
Trường hợp lao động muốn vay vốn, Cục Quản lý lao động ngoài nước và Ngân hàng sẽ thẩm định, cho vay tối đa theo mức chi phí tại thị trường mà người lao động sẽ tham gia.
Khó tiếp cận thị trường thu nhập cao?
Mặc dù người đứng đầu Cục Quản lý lao động ngoài nước đã khẳng định sẽ hỗ trợ tạo điều kiện để cho người có khả năng ở các huyện nghèo đi lao động ở Hàn Quốc và Nhật Bản, những thị trường có tính ổn định cao và thu nhập khá.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng trình độ học vẫn thấp, chỉ có khoảng 9% lao động có trình độ phổ thông trung học, 60% lao động chưa học hết tiểu học, người lao động các huyện nghèo nhất cả nước rất khó để đến được 2 thị trường này.
Ông Nguyễn Xuân Vui, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ hàng không cho rằng, các thị trường này luôn có những điều kiện tuyển dụng khá cao.
Dẫn chứng là thị trường Nhận Bản thường có yêu cầu người lao động phải tốt nghiệp phổ thông trung học, có tay nghề cao. Riêng thị trường Hàn Quốc, để vượt qua kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ tiếng Hàn cũng không hề đơn giản đối với lao động.
Bộ Lao động Thương binh và xã hội cũng nhìn rõ khó khăn này.
Một cán bộ của cơ quan này lo ngại nếu không có chính sách đào tạo tiếng, đào tạo nghề hiệu quả thì rất khó có cơ hội cho lao động các vùng nghèo nhất nước sang Hàn Quốc, Nhật Bản và các thị trường thu nhập cao khác.
Trong khi đó, trình độ học vấn thấp khiến lao động gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với việc học nghề và làm việc trong môi trường công nghệ cao.
Tuy nhiên, trả lời câu hỏi làm thế nào để giúp lao động huyện nghèo tiếp cận các thị trường xuất khẩu lao động ổn định, thu nhập cao mà đòi hỏi cũng cao, Cục trưởng Cục Quản lý lao động cho rằng, đây là cả một quá trình dài hơi được thực hiện từ nay đến năm 2020 và chia thành nhiều giai đoạn, vì thế mọi vấn đề sẽ được lần lượt giải quyết chứ chưa hẳn đã nói là áp dụng ngay được.