Xuất khẩu lao động sang Nga nhiều rủi ro
Nhiều lao động sang đến Nga nhưng không có việc, phải sống vạ vật, chui lủi khắp nơi trong thời gian gần đây
Nhiều lao động sang đến Nga nhưng không có việc, phải sống vạ vật, chui lủi khắp nơi trong thời gian gần đây.
Tiền phạt quá tiền lương
Gần đây nhất, ngày 12/6, báo chí trong nước đã nhận được đơn “kêu cứu” của 36 lao động xuất khẩu sang Nga của Trung tâm Hợp tác lao động với nước ngoài của Tổng công ty Thép. Hiện tại, 36 lao động này phải đang tạm trú ở Trung tâm Thương mại Emeral (Moskva) để chờ được về nước.
Số lao động này được Tổng công ty Thép đưa sang Nga thành hai đợt vào thời điểm cuối tháng 12/2008 và đầu tháng 1/2009. Theo hợp đồng, 36 lao động này được Tổng công ty thép ký với Công ty TNHH APC tại Nga làm việc trong ngành xây dựng.
Trong đơn gửi từ Moskva của mình, anh Chu Văn Quân (Yên Phong, Bắc Ninh) kể, từ tháng 1 đến tháng 5/2009, Công ty APC không thanh toán tiền lương cho lao động. Trong khi đó lao động làm việc không có bảo hiểm y tế và bảo hiểm lao động…
Cũng theo trong đơn thư của người lao động, ngày 29/5/2009, Công ty APC đã có thư gửi 36 lao động nêu rõ APC chấp nhận hủy bỏ hợp động, và ngày 30/5 là APC đơn phương chấm dứt hợp đồng…
Nguyên nhân đơn phương hủy hợp đồng lao động của 36 lao động theo phía APC đưa ra là không tuân thủ hợp đồng lao động. Nhưng theo phản ánh từ lao động, phía APC đã tìm mọi cách bắt lỗi, quy trách nhiệm và phạt tiền thật nặng nhằm nhanh chấm dứt hợp đồng của người lao động.
Một người lao động trong số này, anh Nguyễn Hùng Vỹ, cho biết, có những tháng lao động không những không được nhận lương mà còn bị tiền phạt lên đến 1443 USD, “Đại diện APC nói với chúng tôi rằng đây là tiền phạt do làm hỏng công trình xây dựng biệt thự 5022”, anh Vỹ nói.
Cụ thể, số tiền làm việc từ tháng 2 đến tháng 4 của anh Vỹ sau khi bị trừ tiền phạt mỗi tháng là 1.500 USD lại bị trừ tiền phạt tháng 1 là 1.143 USD thì tổng thu nhập sau 5 tháng lao động bên Nga chỉ còn… 67 USD!
Doanh nghiệp chịu trách nhiệm
Trao đổi với báo chí sau khi có đơn kêu cứu của người lao động, ông Đặng Văn Việt, Giám đốc Trung tâm Hợp tác lao động với nước ngoài thuộc Tổng công ty Thép đã thừa nhận những thiếu sót của doanh nghiệp.
Những thiếu sót ở đây, theo ông Việt, là doanh nghiệp đã không kiểm tra lại thông tin trước khi đưa lao động đi. Tuy nhiên , như đơn thư phản ánh thì vấn đề ở đây là trong số 36 lao động đi Nga nói trên đều không được đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, đào tạo tiếng, và không được học giáo dục định hướng.
Trước sự việc của 36 lao động nói trên, ông Đào Công Hải, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, Cục mới nhận được thông tin và sẽ có công văn yêu cầu bên Trung tâm Hợp tác lao động với nước ngoài của Tổng công ty Thép xử lý kịp thời. Trong một tuần kể từ ngày nhận được công văn của Cục, phía doanh nghiệp phải có công văn trả lời.
Với thị trường Nga nói chung, trước đó người đứng đầu Cục Quản lý lao động ngoài nước, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, cũng cho rằng, từ cuối năm 2008 tới nay có những hợp đồng cung ứng lao động sang Nga đã được thẩm định nhưng vẫn rủi ro.
Lý do theo ông Quỳnh là, tại thời điểm thẩm định thì hợp đồng đó vẫn có thể thực hiện được, nhưng do khủng hoảng kinh tế, chỉ vài tháng sau đó lúc doanh nghiệp đưa lao động đi thì chủ sử dụng lao động lại lâm vào hoàn cảnh khó khăn, hoặc là không còn nhu cầu nhận lao động, hoặc là bố trí cho lao động làm những công việc không đúng như trong hợp đồng.
Trong trường hợp này, không kiểm tra lại thông tin thị trường thuộc lỗi của doanh nghiệp. Vì thế, nếu xảy ra "sự cố" doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Với những trường hợp cụ thể, theo ông Quỳnh, trước hết doanh nghiệp phải cử đại diện sang Nga tìm việc làm mới cho lao động để tránh thiệt hại cho cả hai bên. Còn nếu lao động chỉ muốn vê nước thì trách nhiệm của doanh nghiệp phải đưa lao động về.
Theo một cán bộ của Cục, hiện tại có trên 1.000 lao động Việt Nam phải chuyển việc tại Nga do khủng hoảng kinh tế, chủ yếu trong các ngành như công nghiệp ôtô, xây dựng, dệt may…
Trong nước, tuy không ban hành văn bản nhưng Cục cũng đã tạm dừng thẩm định các hợp đồng cung ứng lao động sang Nga. Ngay cả những hợp đồng đã thẩm định từ cuối năm 2008 nhưng doanh nghiệp chưa đưa lao động đi thì cũng phải tạm dừng lại, ông Quỳnh khẳng định.
Tiền phạt quá tiền lương
Gần đây nhất, ngày 12/6, báo chí trong nước đã nhận được đơn “kêu cứu” của 36 lao động xuất khẩu sang Nga của Trung tâm Hợp tác lao động với nước ngoài của Tổng công ty Thép. Hiện tại, 36 lao động này phải đang tạm trú ở Trung tâm Thương mại Emeral (Moskva) để chờ được về nước.
Số lao động này được Tổng công ty Thép đưa sang Nga thành hai đợt vào thời điểm cuối tháng 12/2008 và đầu tháng 1/2009. Theo hợp đồng, 36 lao động này được Tổng công ty thép ký với Công ty TNHH APC tại Nga làm việc trong ngành xây dựng.
Trong đơn gửi từ Moskva của mình, anh Chu Văn Quân (Yên Phong, Bắc Ninh) kể, từ tháng 1 đến tháng 5/2009, Công ty APC không thanh toán tiền lương cho lao động. Trong khi đó lao động làm việc không có bảo hiểm y tế và bảo hiểm lao động…
Cũng theo trong đơn thư của người lao động, ngày 29/5/2009, Công ty APC đã có thư gửi 36 lao động nêu rõ APC chấp nhận hủy bỏ hợp động, và ngày 30/5 là APC đơn phương chấm dứt hợp đồng…
Nguyên nhân đơn phương hủy hợp đồng lao động của 36 lao động theo phía APC đưa ra là không tuân thủ hợp đồng lao động. Nhưng theo phản ánh từ lao động, phía APC đã tìm mọi cách bắt lỗi, quy trách nhiệm và phạt tiền thật nặng nhằm nhanh chấm dứt hợp đồng của người lao động.
Một người lao động trong số này, anh Nguyễn Hùng Vỹ, cho biết, có những tháng lao động không những không được nhận lương mà còn bị tiền phạt lên đến 1443 USD, “Đại diện APC nói với chúng tôi rằng đây là tiền phạt do làm hỏng công trình xây dựng biệt thự 5022”, anh Vỹ nói.
Cụ thể, số tiền làm việc từ tháng 2 đến tháng 4 của anh Vỹ sau khi bị trừ tiền phạt mỗi tháng là 1.500 USD lại bị trừ tiền phạt tháng 1 là 1.143 USD thì tổng thu nhập sau 5 tháng lao động bên Nga chỉ còn… 67 USD!
Doanh nghiệp chịu trách nhiệm
Trao đổi với báo chí sau khi có đơn kêu cứu của người lao động, ông Đặng Văn Việt, Giám đốc Trung tâm Hợp tác lao động với nước ngoài thuộc Tổng công ty Thép đã thừa nhận những thiếu sót của doanh nghiệp.
Những thiếu sót ở đây, theo ông Việt, là doanh nghiệp đã không kiểm tra lại thông tin trước khi đưa lao động đi. Tuy nhiên , như đơn thư phản ánh thì vấn đề ở đây là trong số 36 lao động đi Nga nói trên đều không được đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, đào tạo tiếng, và không được học giáo dục định hướng.
Trước sự việc của 36 lao động nói trên, ông Đào Công Hải, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, Cục mới nhận được thông tin và sẽ có công văn yêu cầu bên Trung tâm Hợp tác lao động với nước ngoài của Tổng công ty Thép xử lý kịp thời. Trong một tuần kể từ ngày nhận được công văn của Cục, phía doanh nghiệp phải có công văn trả lời.
Với thị trường Nga nói chung, trước đó người đứng đầu Cục Quản lý lao động ngoài nước, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, cũng cho rằng, từ cuối năm 2008 tới nay có những hợp đồng cung ứng lao động sang Nga đã được thẩm định nhưng vẫn rủi ro.
Lý do theo ông Quỳnh là, tại thời điểm thẩm định thì hợp đồng đó vẫn có thể thực hiện được, nhưng do khủng hoảng kinh tế, chỉ vài tháng sau đó lúc doanh nghiệp đưa lao động đi thì chủ sử dụng lao động lại lâm vào hoàn cảnh khó khăn, hoặc là không còn nhu cầu nhận lao động, hoặc là bố trí cho lao động làm những công việc không đúng như trong hợp đồng.
Trong trường hợp này, không kiểm tra lại thông tin thị trường thuộc lỗi của doanh nghiệp. Vì thế, nếu xảy ra "sự cố" doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Với những trường hợp cụ thể, theo ông Quỳnh, trước hết doanh nghiệp phải cử đại diện sang Nga tìm việc làm mới cho lao động để tránh thiệt hại cho cả hai bên. Còn nếu lao động chỉ muốn vê nước thì trách nhiệm của doanh nghiệp phải đưa lao động về.
Theo một cán bộ của Cục, hiện tại có trên 1.000 lao động Việt Nam phải chuyển việc tại Nga do khủng hoảng kinh tế, chủ yếu trong các ngành như công nghiệp ôtô, xây dựng, dệt may…
Trong nước, tuy không ban hành văn bản nhưng Cục cũng đã tạm dừng thẩm định các hợp đồng cung ứng lao động sang Nga. Ngay cả những hợp đồng đã thẩm định từ cuối năm 2008 nhưng doanh nghiệp chưa đưa lao động đi thì cũng phải tạm dừng lại, ông Quỳnh khẳng định.