Xuất khẩu lao động sang Trung Đông: Cầu cao, cạnh tranh cũng lớn
Trung Đông là thị trường xuất khẩu lao động duy nhất không bị ảnh hưởng mấy trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu
Trung Đông là thị trường xuất khẩu lao động duy nhất không bị ảnh hưởng mấy trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới đều lên kế hoạch giảm nhu cầu tiếp nhận lao động nhập cư và ban hành một số chính sách hỗ trợ lao động nước ngoài về nước trước hạn, thì tại các nước Trung Đông, nhiều chủ sử dụng lao động vẫn có nhu cầu lớn nhận lao động nước ngoài vào làm việc.
Ông Nguyễn Quang Khai, Đại sứ Việt Nam tại các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) cho biết, UAE đang cần tuyển một số lượng lớn lao động làm bảo vệ nhà hàng, khách sạn cao cấp tại Dubai (một tiểu vương của UAE) với mức lương 400 USD/tháng.
Theo ông Khai thì đây là một đơn hàng tốt, phù hợp với lao động Việt Nam, nhất là trong khi việc làm trong nước khan hiếm, lao động xuất khẩu về nước trước hạn ngày càng nhiều.
Ông Khai cũng tính toán, trong nước, lao động không dễ dàng gì kiếm được mức thu nhập 7 đến 10 triệu đồng/tháng ở vào thời điểm này. Vì thế, nếu lao động chịu khó, sau 3 năm làm việc cũng có thể để dành được một khoản tiền không nhỏ.
Ở trong nước, ông Nguyễn Xuân Vui, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại hàng không (Airseco), một trong những doanh nghiệp đang dẫn đầu về số lượng xuất khẩu lao động sang Trung Đông khẳng định, doanh nghiệp ông vừa mới ký được hợp đồng nhận 1.000 lao động nghề xây dựng làm việc tại Dubai với tập đoàn xây dựng China State, một tập đoàn lớn thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc, với nhiều công trình đầu tư lớn tại Trung Đông.
Theo hợp đồng này, chỉ tiêu cụ thể mà Airseco sẽ tuyển là 350 thợ mộc cốp pha, 350 thợ sắt, 250 thợ nề, 50 đốc công.
Như vậy, so với nhiều thị trường, Trung Đông được đánh giá là ít chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Đặc biệt, gần như không có trường hợp lao động nào sang Trung Đông bị về nước trước hạn vì thiếu việc làm.
Theo ông Nguyễn Xuân An, Tổng thư ký Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam, trong hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ mà chúng ta đưa lao động sang làm việc thì Trung Đông là thị trường có tính ổn định cao. "Mặc dù mức lương chưa cao nhưng nếu biết cách khai thác, đây chính là thị trường tiềm năng trong thời khủng hoảng", ông An nói.
Tuy vậy, dù nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài tại các nước Trung Đông không hề giảm, song các chuyên gia cho rằng mức độ cạnh tranh lại cao hơn.
Theo ông Ngô Văn Long, Giám đốc Trung tâm phát triển việc làm Hiteco, khác với Đài Loan hay Malaysia, số lượng lao động Việt Nam tại các nước Trung Đông còn rất ít so với lao động nước ngoài khác làm việc tại khu vực này.
Ông Long cho biết, tại Qatar, thời điểm cao nhất mới có khoảng 7.000 lao động Việt Nam làm việc, trong khi đó số lao động đến từ Ấn Độ là 450.000 người, Nepal 320.000, Philippines 190 nghìn người….
Bối cảnh khủng hoảng kinh tế, thiếu việc làm khiến lao động nước ngoài làm việc ở các thị trường khác đổ dồn về Trung Đông, hiển nhiên cạnh tranh lao động giữa các nước sẽ gay gắt hơn. Trong khi đó, việc đòi hỏi chuyên môn, tay nghề của các chủ sử dựng lao động cũng ngày càng khắt khe.
Phía UAE cho biết, hiện các doanh nghiệp UAE đang sàng lọc lao động nước ngoài, kiên quyết đưa lao động kém tay nghề, thiếu ý thức kỷ luật về nước.
Giám đốc một doanh nghiệp khai thác thị trường này kể thêm, chủ sử dụng lao động Trung Đông tuyển lao động không mấy quan tâm đến bằng cấp. Phương thức tuyển dụng của họ là trực tiếp thử tay nghề, trong khi đó lao động của ta lại thường thuộc diện được "đào tạo cấp tốc", phần lớn đều biết việc nhưng không sâu. Đây là một khó khăn để lao động lọt vào mắt nhà tuyển dụng.
Trao đổi với VnEconomy, Tổng thư ký Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam cho rằng, thực tế mà các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm lúc này vẫn là nhu cầu tiếp nhận lao động có tay nghề của các thị trường này.
Nước ta đang có quan hệ ngoại giao rất tốt đẹp với Trung Đông, việc Chính phủ nước ta khai thông quan hệ lao động với một số nước Trung Đông là tín hiệu lạc quan. Tuy nhiên, nguồn lao động chất lượng mới là vấn đề mấu chốt để giữ vững và “tăng tốc” thị trường.
Nhiều chuyên gia cho rằng, với bất kỳ thị trường nào, doanh nghiệp cũng không nên "ham" mà đưa lao động đi với số lượng nhiều. Nên coi trọng chất lượng hơn số lượng, bởi mỗi rủi ro xảy ra với lao động chính là rủi ro của doanh nghiệp.
Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới đều lên kế hoạch giảm nhu cầu tiếp nhận lao động nhập cư và ban hành một số chính sách hỗ trợ lao động nước ngoài về nước trước hạn, thì tại các nước Trung Đông, nhiều chủ sử dụng lao động vẫn có nhu cầu lớn nhận lao động nước ngoài vào làm việc.
Ông Nguyễn Quang Khai, Đại sứ Việt Nam tại các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) cho biết, UAE đang cần tuyển một số lượng lớn lao động làm bảo vệ nhà hàng, khách sạn cao cấp tại Dubai (một tiểu vương của UAE) với mức lương 400 USD/tháng.
Theo ông Khai thì đây là một đơn hàng tốt, phù hợp với lao động Việt Nam, nhất là trong khi việc làm trong nước khan hiếm, lao động xuất khẩu về nước trước hạn ngày càng nhiều.
Ông Khai cũng tính toán, trong nước, lao động không dễ dàng gì kiếm được mức thu nhập 7 đến 10 triệu đồng/tháng ở vào thời điểm này. Vì thế, nếu lao động chịu khó, sau 3 năm làm việc cũng có thể để dành được một khoản tiền không nhỏ.
Ở trong nước, ông Nguyễn Xuân Vui, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại hàng không (Airseco), một trong những doanh nghiệp đang dẫn đầu về số lượng xuất khẩu lao động sang Trung Đông khẳng định, doanh nghiệp ông vừa mới ký được hợp đồng nhận 1.000 lao động nghề xây dựng làm việc tại Dubai với tập đoàn xây dựng China State, một tập đoàn lớn thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc, với nhiều công trình đầu tư lớn tại Trung Đông.
Theo hợp đồng này, chỉ tiêu cụ thể mà Airseco sẽ tuyển là 350 thợ mộc cốp pha, 350 thợ sắt, 250 thợ nề, 50 đốc công.
Như vậy, so với nhiều thị trường, Trung Đông được đánh giá là ít chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Đặc biệt, gần như không có trường hợp lao động nào sang Trung Đông bị về nước trước hạn vì thiếu việc làm.
Theo ông Nguyễn Xuân An, Tổng thư ký Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam, trong hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ mà chúng ta đưa lao động sang làm việc thì Trung Đông là thị trường có tính ổn định cao. "Mặc dù mức lương chưa cao nhưng nếu biết cách khai thác, đây chính là thị trường tiềm năng trong thời khủng hoảng", ông An nói.
Tuy vậy, dù nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài tại các nước Trung Đông không hề giảm, song các chuyên gia cho rằng mức độ cạnh tranh lại cao hơn.
Theo ông Ngô Văn Long, Giám đốc Trung tâm phát triển việc làm Hiteco, khác với Đài Loan hay Malaysia, số lượng lao động Việt Nam tại các nước Trung Đông còn rất ít so với lao động nước ngoài khác làm việc tại khu vực này.
Ông Long cho biết, tại Qatar, thời điểm cao nhất mới có khoảng 7.000 lao động Việt Nam làm việc, trong khi đó số lao động đến từ Ấn Độ là 450.000 người, Nepal 320.000, Philippines 190 nghìn người….
Bối cảnh khủng hoảng kinh tế, thiếu việc làm khiến lao động nước ngoài làm việc ở các thị trường khác đổ dồn về Trung Đông, hiển nhiên cạnh tranh lao động giữa các nước sẽ gay gắt hơn. Trong khi đó, việc đòi hỏi chuyên môn, tay nghề của các chủ sử dựng lao động cũng ngày càng khắt khe.
Phía UAE cho biết, hiện các doanh nghiệp UAE đang sàng lọc lao động nước ngoài, kiên quyết đưa lao động kém tay nghề, thiếu ý thức kỷ luật về nước.
Giám đốc một doanh nghiệp khai thác thị trường này kể thêm, chủ sử dụng lao động Trung Đông tuyển lao động không mấy quan tâm đến bằng cấp. Phương thức tuyển dụng của họ là trực tiếp thử tay nghề, trong khi đó lao động của ta lại thường thuộc diện được "đào tạo cấp tốc", phần lớn đều biết việc nhưng không sâu. Đây là một khó khăn để lao động lọt vào mắt nhà tuyển dụng.
Trao đổi với VnEconomy, Tổng thư ký Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam cho rằng, thực tế mà các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm lúc này vẫn là nhu cầu tiếp nhận lao động có tay nghề của các thị trường này.
Nước ta đang có quan hệ ngoại giao rất tốt đẹp với Trung Đông, việc Chính phủ nước ta khai thông quan hệ lao động với một số nước Trung Đông là tín hiệu lạc quan. Tuy nhiên, nguồn lao động chất lượng mới là vấn đề mấu chốt để giữ vững và “tăng tốc” thị trường.
Nhiều chuyên gia cho rằng, với bất kỳ thị trường nào, doanh nghiệp cũng không nên "ham" mà đưa lao động đi với số lượng nhiều. Nên coi trọng chất lượng hơn số lượng, bởi mỗi rủi ro xảy ra với lao động chính là rủi ro của doanh nghiệp.