Xuất khẩu lao động: Thấy gì từ luật mới?
Từ 1/7, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Luật Xuất khẩu lao động) đã có hiệu lực
Từ 1/7, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Luật Xuất khẩu lao động) đã có hiệu lực.
Luật được đánh giá là thông thoáng khi quy định Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người lao động; hỗ trợ đầu tư mở thị trường lao động mới, có chính sách tín dụng ưu đãi, khuyến khích đưa nhiều lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài, nhất là thị trường thu nhập cao; chấp nhận nhiều hình thức đưa lao động đi (thông qua hợp đồng của doanh nghiệp, đấu thầu công trình ở nước ngoài, thực tập nâng cao tay nghề và hợp đồng cá nhân).
Mở rộng loại hình tham gia xuất khẩu lao động
So với quy định cũ, Luật Xuất khẩu lao động điều chỉnh và mở rộng tới 5 loại hình tham gia xuất khẩu lao động.
Đó là: doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu đưa người đi làm việc ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa lao động đi làm việc; doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề; tổ chức sự nghiệp của Nhà nước đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Một điểm mới khác nữa là đối với doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động theo hình thức dịch vụ, để được cấp giấy phép, thay vì phải ký quỹ tại ngân hàng vốn pháp định 500 triệu đồng thì nay tăng lên 1 tỷ đồng. Luật cũng quy định những nguyên tắc chung về tiền môi giới và tiền dịch vụ mà doanh nghiệp dịch vụ xuất khẩu lao động được sử dụng.
Nếu như trước đây, doanh nghiệp dịch vụ xuất khẩu lao động chỉ được ủy quyền cho 2 đơn vị trực thuộc đóng tại 2 địa bàn tỉnh, thành phố khác nhau nhưng theo luật mới thì doanh nghiệp được ủy quyền cho 3 đầu mối và 3 chi nhánh đóng tại 3 thành phố khác nhau.
Tuy nhiên, Luật cũng quy định, chi nhánh không được thực hiện các ký kết hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; không được thu tiền dịch vụ, tiền môi giới và tiền ký quỹ của người lao động.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày giao nhiệm vụ cho chi nhánh, doanh nghiệp dịch vụ xuất khẩu lao động phải thông báo cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, sở lao động - thương binh và xã hội sở tại. Chi nhánh phải báo cáo định kỳ, đột xuất và chịu sự thanh kiểm tra của sở lao động nơi chi nhánh đặt trụ sở...
Luật cũng quy định rất rõ, nếu doanh nghiệp xuất khẩu lao động vi phạm pháp luật phải bị xử lý nghiêm minh, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc thu hồi giấy phép xuất khẩu lao động.
Lao động được bảo vệ quyền lợi
Đối với người lao động, Luật bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, được thông tin về chính sách, hưởng tiền lương, tiền công, thu nhập khác, chế độ khám chữa bệnh, bảo hiểm xã hội... đồng thời nêu rõ các nghĩa vụ người lao động phải thực hiện, trong đó phải “tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động”, nếu vi phạm pháp luật, nhất là lao động tự ý bỏ hợp đồng, ở lại nước ngoài trái phép sẽ bị xử lý nghiêm minh bằng xử phạt hành chính hoặc buộc về nước.
Đặc biệt, Luật quy định minh bạch vấn đề bảo lãnh, tiền môi giới, tiền dịch vụ, tiền ký quỹ. Theo Luật, người lao động phải nộp tiền ký quỹ vào tài khoản riêng được doanh nghiệp mở tại ngân hàng thương mại. Tiền ký quỹ của người lao động được hoàn cả gốc và lãi cho người lao động khi thanh lý hợp đồng.
Trường hợp người lao động vi phạm hợp đồng, tiền ký quỹ của người lao động được doanh nghiệp dịch vụ sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra cho doanh nghiệp. Nếu tiền ký quỹ không đủ thì người lao động phải nộp bổ sung.
Nhằm đưa Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sớm đi vào cuộc sống, theo ông Nguyễn Thanh Hòa, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ đã tích cực xây dựng các văn bản dưới luật để hướng dẫn thi hành luật, hướng dẫn cấp đổi giấy phép, mẫu hợp đồng lao động, tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước, cán bộ doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
Luật được đánh giá là thông thoáng khi quy định Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người lao động; hỗ trợ đầu tư mở thị trường lao động mới, có chính sách tín dụng ưu đãi, khuyến khích đưa nhiều lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài, nhất là thị trường thu nhập cao; chấp nhận nhiều hình thức đưa lao động đi (thông qua hợp đồng của doanh nghiệp, đấu thầu công trình ở nước ngoài, thực tập nâng cao tay nghề và hợp đồng cá nhân).
Mở rộng loại hình tham gia xuất khẩu lao động
So với quy định cũ, Luật Xuất khẩu lao động điều chỉnh và mở rộng tới 5 loại hình tham gia xuất khẩu lao động.
Đó là: doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu đưa người đi làm việc ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa lao động đi làm việc; doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề; tổ chức sự nghiệp của Nhà nước đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Một điểm mới khác nữa là đối với doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động theo hình thức dịch vụ, để được cấp giấy phép, thay vì phải ký quỹ tại ngân hàng vốn pháp định 500 triệu đồng thì nay tăng lên 1 tỷ đồng. Luật cũng quy định những nguyên tắc chung về tiền môi giới và tiền dịch vụ mà doanh nghiệp dịch vụ xuất khẩu lao động được sử dụng.
Nếu như trước đây, doanh nghiệp dịch vụ xuất khẩu lao động chỉ được ủy quyền cho 2 đơn vị trực thuộc đóng tại 2 địa bàn tỉnh, thành phố khác nhau nhưng theo luật mới thì doanh nghiệp được ủy quyền cho 3 đầu mối và 3 chi nhánh đóng tại 3 thành phố khác nhau.
Tuy nhiên, Luật cũng quy định, chi nhánh không được thực hiện các ký kết hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; không được thu tiền dịch vụ, tiền môi giới và tiền ký quỹ của người lao động.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày giao nhiệm vụ cho chi nhánh, doanh nghiệp dịch vụ xuất khẩu lao động phải thông báo cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, sở lao động - thương binh và xã hội sở tại. Chi nhánh phải báo cáo định kỳ, đột xuất và chịu sự thanh kiểm tra của sở lao động nơi chi nhánh đặt trụ sở...
Luật cũng quy định rất rõ, nếu doanh nghiệp xuất khẩu lao động vi phạm pháp luật phải bị xử lý nghiêm minh, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc thu hồi giấy phép xuất khẩu lao động.
Lao động được bảo vệ quyền lợi
Đối với người lao động, Luật bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, được thông tin về chính sách, hưởng tiền lương, tiền công, thu nhập khác, chế độ khám chữa bệnh, bảo hiểm xã hội... đồng thời nêu rõ các nghĩa vụ người lao động phải thực hiện, trong đó phải “tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động”, nếu vi phạm pháp luật, nhất là lao động tự ý bỏ hợp đồng, ở lại nước ngoài trái phép sẽ bị xử lý nghiêm minh bằng xử phạt hành chính hoặc buộc về nước.
Đặc biệt, Luật quy định minh bạch vấn đề bảo lãnh, tiền môi giới, tiền dịch vụ, tiền ký quỹ. Theo Luật, người lao động phải nộp tiền ký quỹ vào tài khoản riêng được doanh nghiệp mở tại ngân hàng thương mại. Tiền ký quỹ của người lao động được hoàn cả gốc và lãi cho người lao động khi thanh lý hợp đồng.
Trường hợp người lao động vi phạm hợp đồng, tiền ký quỹ của người lao động được doanh nghiệp dịch vụ sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra cho doanh nghiệp. Nếu tiền ký quỹ không đủ thì người lao động phải nộp bổ sung.
Nhằm đưa Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sớm đi vào cuộc sống, theo ông Nguyễn Thanh Hòa, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ đã tích cực xây dựng các văn bản dưới luật để hướng dẫn thi hành luật, hướng dẫn cấp đổi giấy phép, mẫu hợp đồng lao động, tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước, cán bộ doanh nghiệp xuất khẩu lao động.