Xuất khẩu nông sản 2011: Viết tiếp những kỳ tích?
Những ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu nông sản trong năm 2010 có thể sẽ tiếp nối ở năm nay
Những ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu nông sản trong năm 2010 có thể sẽ tiếp nối ở năm nay, trước tình hình thị trường thế giới thuận lợi với thủy sản, cà phê, cao su. Nhưng ngược lai, kim ngạch xuất khẩu gạo có thể giảm.
Nhận định trên được rút ra từ bản tin thị trường nông sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa được công bố, đưa ra dự báo về sản xuất và xuất khẩu một số sản phẩm chủ yếu ngành nông nghiệp trong năm tới.
Dẫn dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), bản tin cho biết tiêu thụ lúa gạo toàn cầu trong niên vụ 2010/2011 sẽ tăng khoảng 420 nghìn tấn, đạt mức cao kỷ lục 453 triệu tấn. Trong khi đó, dự báo thương mại gạo toàn cầu trong năm 2011 ở mức khoảng 30,3 triệu tấn, tăng 1% so với năm trước.
Ở trong nước, sản xuất lúa gạo năm nay dự kiến đạt 7.548 nghìn ha diện tích gieo trồng, với sản lượng có thể lên đến 39,75 triệu tấn.
Phân tích tình hình cung cầu thế giới và khả năng cung ứng của Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo khối lượng gạo xuất khẩu năm 2011 cả nước ước đạt mức 5,5-6,1 triệu tấn.
Như vậy, xuất khẩu gạo năm nay có thể thấp hơn khoảng 10-15% so với năm 2010 (so với trên 6,8 triệu tấn), tùy thuộc vào biến động của thời tiết, chính sách an ninh lương thực quốc gia và biến động từ các thị trường nhập khẩu…
Đối với mặt hàng thủy sản, bất chấp các vụ kiện bán phá giá, các rào cản phi thuế áp đặt với Việt Nam trong thời gian gần đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn nhìn nhận đây là nhóm hàng còn khả năng tăng trưởng tiếp trong năm nay.
Cơ quan này dự báo giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2011 có thể đạt gần 5,5 tỷ USD, tăng khoảng 500 triệu USD so với năm 2010.
Với mặt hàng cà phê, dự báo gần đây của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho rằng, sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2010/2011 đạt khoảng 133 triệu bao. USDA cũng cho rằng, dự trữ toàn cầu niên vụ 2010/2011 đối với hạt cà phê xanh sẽ giảm so với niên vụ trước, đạt 4,9 triệu bao. Tiêu thụ cà phê toàn thế giới niên vụ 2010/2011 có thể đạt khoảng 131,03 triệu bao, giảm 5,564 triệu bao.
Tuy nhiên, sản xuất cà phê Việt Nam được dự báo sẽ phục hồi. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích cà phê niên vụ 2010/2011 của nước ta ước đạt 548,2 nghìn ha, tăng 1,8% so với niên vụ trước. Sản lượng cà phê ước đạt 1.105,7 nghìn tấn, tăng 4,6%.
Bộ dự báo khối lượng xuất khẩu cà phê của năm 2011 của Việt Nam ước đạt hơn 1,28 triệu tấn với kim ngạch hơn 2 tỷ USD (năm 2010 ước đạt 1.173 nghìn tấn với kim ngạch 1,763 tỷ USD).
Đáng chú ý là những phân tích khả quan về thị trường cao su trong năm nay. Việc giá cao su tăng gần gấp đôi trong năm 2010 đã thắp lên động lực cho việc mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp này ở nhiều nước trên thế giới.
Ủy ban Cao su Ấn Độ dự đoán diện tích cao su của nước này có thể mở rộng 14 nghìn ha trong năm 2011, làm sản lượng tăng thêm 5,3% so với năm 2010, đạt 890 nghìn tấn. Sản lượng cao su của Trung Quốc cũng được dự báo tăng 6,6% và đạt 690 nghìn tấn trong năm 2011 do diện tích được mở rộng thêm 19 nghìn ha.
Trong khi đó, theo Tổng cục Thống kê, năm 2011 sản lượng cao su của Việt Nam có thể tăng khoảng 4%, đạt 780 nghìn tấn do diện tích được mở rộng thêm 5 nghìn ha.
Các dự báo gần đây đều cho rằng, giá cao su đến quý 1/2011 dự báo sẽ tiếp tục ở mức cao do nguồn cung tiếp tục thiếu hụt trong khi nhu cầu nguyên liệu cho các ngành sản xuất săm lốp ôtô, nệm… trong nước ngày càng cao. Từ nay đến giữa năm 2011, giá cao su xuất khẩu có thể sẽ dao động trong khoảng 5.000 USD/tấn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, khối lượng xuất khẩu cao su năm 2011 của Việt Nam có thể đạt hơn 760 nghìn tấn với giá trị đạt gần 3 tỷ USD (năm 2010 ước đạt 783 nghìn tấn và gần 2,38 tỷ USD).
Riêng mặt hàng hồ tiêu được nhận định sẽ tiếp tục có một năm kinh doanh thuận lợi, do nhu cầu tiêu thụ thế giới tăng cao nhưng khả năng cung ứng hạn hẹp. Tổng sản lượng hồ tiêu toàn cầu năm 2011 dự báo đạt khoảng 310 nghìn tấn, giảm 6,5 nghìn tấn (tương đương 2%) so với năm 2010.
Việt Nam có tỷ trọng 44,2% tổng lượng hồ tiêu xuất khẩu toàn cầu sẽ tiếp tục giữ vị thế hàng đầu trong các nhà xuất khẩu hồ tiêu lớn trên thế giới.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho rằng, năm 2011 sản lượng nông sản này có khả năng đạt và vượt năm 2010. Năng suất tiêu năm nay có thể đạt khoảng 22,5 tạ/ha, tổng sản lượng tiêu của cả nước dự báo đạt khoảng 100 nghìn tấn, tăng 5,3% so với năm 2010.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo khối lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam năm nay ước đạt hơn 115 nghìn tấn, tương đương năm 2010.
Nhận định trên được rút ra từ bản tin thị trường nông sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa được công bố, đưa ra dự báo về sản xuất và xuất khẩu một số sản phẩm chủ yếu ngành nông nghiệp trong năm tới.
Dẫn dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), bản tin cho biết tiêu thụ lúa gạo toàn cầu trong niên vụ 2010/2011 sẽ tăng khoảng 420 nghìn tấn, đạt mức cao kỷ lục 453 triệu tấn. Trong khi đó, dự báo thương mại gạo toàn cầu trong năm 2011 ở mức khoảng 30,3 triệu tấn, tăng 1% so với năm trước.
Ở trong nước, sản xuất lúa gạo năm nay dự kiến đạt 7.548 nghìn ha diện tích gieo trồng, với sản lượng có thể lên đến 39,75 triệu tấn.
Phân tích tình hình cung cầu thế giới và khả năng cung ứng của Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo khối lượng gạo xuất khẩu năm 2011 cả nước ước đạt mức 5,5-6,1 triệu tấn.
Như vậy, xuất khẩu gạo năm nay có thể thấp hơn khoảng 10-15% so với năm 2010 (so với trên 6,8 triệu tấn), tùy thuộc vào biến động của thời tiết, chính sách an ninh lương thực quốc gia và biến động từ các thị trường nhập khẩu…
Đối với mặt hàng thủy sản, bất chấp các vụ kiện bán phá giá, các rào cản phi thuế áp đặt với Việt Nam trong thời gian gần đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn nhìn nhận đây là nhóm hàng còn khả năng tăng trưởng tiếp trong năm nay.
Cơ quan này dự báo giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2011 có thể đạt gần 5,5 tỷ USD, tăng khoảng 500 triệu USD so với năm 2010.
Với mặt hàng cà phê, dự báo gần đây của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho rằng, sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2010/2011 đạt khoảng 133 triệu bao. USDA cũng cho rằng, dự trữ toàn cầu niên vụ 2010/2011 đối với hạt cà phê xanh sẽ giảm so với niên vụ trước, đạt 4,9 triệu bao. Tiêu thụ cà phê toàn thế giới niên vụ 2010/2011 có thể đạt khoảng 131,03 triệu bao, giảm 5,564 triệu bao.
Tuy nhiên, sản xuất cà phê Việt Nam được dự báo sẽ phục hồi. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích cà phê niên vụ 2010/2011 của nước ta ước đạt 548,2 nghìn ha, tăng 1,8% so với niên vụ trước. Sản lượng cà phê ước đạt 1.105,7 nghìn tấn, tăng 4,6%.
Bộ dự báo khối lượng xuất khẩu cà phê của năm 2011 của Việt Nam ước đạt hơn 1,28 triệu tấn với kim ngạch hơn 2 tỷ USD (năm 2010 ước đạt 1.173 nghìn tấn với kim ngạch 1,763 tỷ USD).
Đáng chú ý là những phân tích khả quan về thị trường cao su trong năm nay. Việc giá cao su tăng gần gấp đôi trong năm 2010 đã thắp lên động lực cho việc mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp này ở nhiều nước trên thế giới.
Ủy ban Cao su Ấn Độ dự đoán diện tích cao su của nước này có thể mở rộng 14 nghìn ha trong năm 2011, làm sản lượng tăng thêm 5,3% so với năm 2010, đạt 890 nghìn tấn. Sản lượng cao su của Trung Quốc cũng được dự báo tăng 6,6% và đạt 690 nghìn tấn trong năm 2011 do diện tích được mở rộng thêm 19 nghìn ha.
Trong khi đó, theo Tổng cục Thống kê, năm 2011 sản lượng cao su của Việt Nam có thể tăng khoảng 4%, đạt 780 nghìn tấn do diện tích được mở rộng thêm 5 nghìn ha.
Các dự báo gần đây đều cho rằng, giá cao su đến quý 1/2011 dự báo sẽ tiếp tục ở mức cao do nguồn cung tiếp tục thiếu hụt trong khi nhu cầu nguyên liệu cho các ngành sản xuất săm lốp ôtô, nệm… trong nước ngày càng cao. Từ nay đến giữa năm 2011, giá cao su xuất khẩu có thể sẽ dao động trong khoảng 5.000 USD/tấn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, khối lượng xuất khẩu cao su năm 2011 của Việt Nam có thể đạt hơn 760 nghìn tấn với giá trị đạt gần 3 tỷ USD (năm 2010 ước đạt 783 nghìn tấn và gần 2,38 tỷ USD).
Riêng mặt hàng hồ tiêu được nhận định sẽ tiếp tục có một năm kinh doanh thuận lợi, do nhu cầu tiêu thụ thế giới tăng cao nhưng khả năng cung ứng hạn hẹp. Tổng sản lượng hồ tiêu toàn cầu năm 2011 dự báo đạt khoảng 310 nghìn tấn, giảm 6,5 nghìn tấn (tương đương 2%) so với năm 2010.
Việt Nam có tỷ trọng 44,2% tổng lượng hồ tiêu xuất khẩu toàn cầu sẽ tiếp tục giữ vị thế hàng đầu trong các nhà xuất khẩu hồ tiêu lớn trên thế giới.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho rằng, năm 2011 sản lượng nông sản này có khả năng đạt và vượt năm 2010. Năng suất tiêu năm nay có thể đạt khoảng 22,5 tạ/ha, tổng sản lượng tiêu của cả nước dự báo đạt khoảng 100 nghìn tấn, tăng 5,3% so với năm 2010.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo khối lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam năm nay ước đạt hơn 115 nghìn tấn, tương đương năm 2010.