Xuất khẩu nông sản sang Nhật: Cơ hội đang rộng mở
Ngoài những đơn đặt hàng ký trước, các doanh nghiệp còn được nhiều khách hàng Nhật Bản gọi điện đặt mua thêm hàng hóa
Từ năm 2010, khi Hiệp định Đối tác kinh tế Việt - Nhật (VJEPA) được triển khai đồng bộ, sẽ có trên 800 dòng sản phẩm nông sản và thủy sản Việt Nam vào Nhật với thuế suất 0%. Điều này đang mở ra những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp chế biến nông, thủy sản.
Một số doanh nghiệp chế biến thủy sản, nông sản lớn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, miền Trung cho biết, trong tháng đầu năm 2010 ngoài những đơn đặt hàng ký trước, các doanh nghiệp còn được nhiều khách hàng Nhật Bản gọi điện đặt mua thêm hàng hóa.
Tăng năng lực cạnh tranh
Theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, Việt Nam có cơ hội xuất khẩu sang Nhật Bản vì sự khác biệt giữa các mùa vụ, khác biệt về chủng loại rau quả do khác biệt về vùng khí hậu. Đáng chú ý, nhập khẩu chuối, dứa, đu đủ, xoài và bơ đã được tăng lên do nhận thức của người tiêu dùng với lợi ích sức khỏe của họ.
Ông Lê Quang Lân, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản không khó, cái chính là phải đặc biệt quan tâm tới chất lượng. Việc sản xuất theo tiêu chuẩn GAP là một tiêu chí không thể thiếu khi nông thủy sản vào Nhật.
Đặc biệt, việc giảm thuế mạnh mẽ các mặt hàng nông sản xuất khẩu vào Nhật đã mở ra cho các doanh nghiệp cơ hội tăng năng lực cạnh tranh. Cụ thể, theo các cam kết của VJEPA, Nhật Bản đã cam kết giảm thuế đối với các mặt hàng tương đương với gần 84% giá trị nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, ngay khi VJEPA có hiệu lực, trong số 2.020 dòng thuế nông sản, Nhật Bản đã xóa bỏ ngay đối với 784 dòng, chiếm 36% tổng số dòng thuế nông sản và chiếm 67,6% giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Các dòng thuế có lộ trình giảm từ 3-5 năm bao gồm 14 sản phẩm có nhiều tiềm năng xuất khẩu như mì chính, đậu tương, gừng, cùng các loại hoa quả là chuối, sầu riêng, chôm chôm... Kim ngạch xuất khẩu những sản phẩm này chiếm khoảng 14% tổng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Nhật.
Nhật Bản cũng sẽ tiếp tục giảm và loại bỏ thuế nhập khẩu đối với 72 dòng nông sản trong 7 năm và 214 dòng có lộ trình giảm và loại bỏ thuế quan trong 10 năm. Trong đó, đáng chú ý là có các mặt hàng rau, quả chế biến, ngô, sắn chế biến, các loại gia vị, nước sốt là những mặt hàng mà thời gian qua các doanh nghiệp Việt Nam có khá nhiều lợi thế khi xuất khẩu sang thị trường này.
Đối với mặt hàng thủy sản, trong số 330 mặt hàng, đã có 64 mặt hàng được giảm thuế ngay khi hiệp định được thực thi, chiếm tới 71% xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản. Riêng tôm Việt Nam vào Nhật Bản có thể được hưởng thuế 0%. Năm 2010, tôm Việt Nam sẽ là lựa chọn ưu tiên của các nhà nhập khẩu.
Đơn đặt hàng tăng 15%
Đã có thời kỳ Nhật Bản có nhiều động thái quay sang tìm kiếm nguồn cung cấp ở các nước khác (tăng cường mua tôm cỡ to, tôm giá trị gia tăng của Thái Lan và tôm nguyên liệu từ Ấn Độ và Indonesia...) nhằm thay thế tôm Việt Nam. Nhưng hiện nay, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó giám đốc Công ty Chế biến xuất khẩu thủy sản Thọ Quang (Đà Nẵng) cho biết, trong tuần qua, số lượng đơn hàng từ Nhật đã tăng khoảng 15% so với thời điểm bình thường do thông tin giảm thuế suất bằng 0% cho các mặt hàng thủy sản.
Ông Nguyễn Văn Kịch, Tổng giám đốc Công ty Cafatex (trụ sở chính ở Tp.HCM) cho hay, có đến hơn 60% sản lượng sản phẩm của Cafatex vào thị trường Nhật, trong đó chủ yếu xuất trực tiếp vào hệ thống siêu thị 7 Eleven và ItoYokado. Ông Kịch nói: "Chúng tôi rất lạc quan trước thông tin này, vì trước đây chúng ta xuất nhiều tôm vào Nhật nhưng cạnh tranh vất vả với một số nước khác trong khu vực ASEAN bởi họ đã có hiệp định song phương với Nhật".
Theo ông Huỳnh Quang Đấu, Tổng giám đốc Công ty Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp Antesco (An Giang), đơn vị này đang xuất khẩu bốn loại nông sản chế biến gồm đậu bắp, khóm, ngô bao tử và khoai lang tím sang Nhật. Việc giảm thuế xuống 0% với nhiều loại nông sản chế biến rất ý nghĩa, bởi mức thuế này có thể tạo nên một lợi thế rất lớn cho các doanh nghiệp nhất là trong điều kiện kinh tế suy thoái.
Một số doanh nghiệp chế biến thủy sản, nông sản lớn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, miền Trung cho biết, trong tháng đầu năm 2010 ngoài những đơn đặt hàng ký trước, các doanh nghiệp còn được nhiều khách hàng Nhật Bản gọi điện đặt mua thêm hàng hóa.
Tăng năng lực cạnh tranh
Theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, Việt Nam có cơ hội xuất khẩu sang Nhật Bản vì sự khác biệt giữa các mùa vụ, khác biệt về chủng loại rau quả do khác biệt về vùng khí hậu. Đáng chú ý, nhập khẩu chuối, dứa, đu đủ, xoài và bơ đã được tăng lên do nhận thức của người tiêu dùng với lợi ích sức khỏe của họ.
Ông Lê Quang Lân, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản không khó, cái chính là phải đặc biệt quan tâm tới chất lượng. Việc sản xuất theo tiêu chuẩn GAP là một tiêu chí không thể thiếu khi nông thủy sản vào Nhật.
Đặc biệt, việc giảm thuế mạnh mẽ các mặt hàng nông sản xuất khẩu vào Nhật đã mở ra cho các doanh nghiệp cơ hội tăng năng lực cạnh tranh. Cụ thể, theo các cam kết của VJEPA, Nhật Bản đã cam kết giảm thuế đối với các mặt hàng tương đương với gần 84% giá trị nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, ngay khi VJEPA có hiệu lực, trong số 2.020 dòng thuế nông sản, Nhật Bản đã xóa bỏ ngay đối với 784 dòng, chiếm 36% tổng số dòng thuế nông sản và chiếm 67,6% giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Các dòng thuế có lộ trình giảm từ 3-5 năm bao gồm 14 sản phẩm có nhiều tiềm năng xuất khẩu như mì chính, đậu tương, gừng, cùng các loại hoa quả là chuối, sầu riêng, chôm chôm... Kim ngạch xuất khẩu những sản phẩm này chiếm khoảng 14% tổng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Nhật.
Nhật Bản cũng sẽ tiếp tục giảm và loại bỏ thuế nhập khẩu đối với 72 dòng nông sản trong 7 năm và 214 dòng có lộ trình giảm và loại bỏ thuế quan trong 10 năm. Trong đó, đáng chú ý là có các mặt hàng rau, quả chế biến, ngô, sắn chế biến, các loại gia vị, nước sốt là những mặt hàng mà thời gian qua các doanh nghiệp Việt Nam có khá nhiều lợi thế khi xuất khẩu sang thị trường này.
Đối với mặt hàng thủy sản, trong số 330 mặt hàng, đã có 64 mặt hàng được giảm thuế ngay khi hiệp định được thực thi, chiếm tới 71% xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản. Riêng tôm Việt Nam vào Nhật Bản có thể được hưởng thuế 0%. Năm 2010, tôm Việt Nam sẽ là lựa chọn ưu tiên của các nhà nhập khẩu.
Đơn đặt hàng tăng 15%
Đã có thời kỳ Nhật Bản có nhiều động thái quay sang tìm kiếm nguồn cung cấp ở các nước khác (tăng cường mua tôm cỡ to, tôm giá trị gia tăng của Thái Lan và tôm nguyên liệu từ Ấn Độ và Indonesia...) nhằm thay thế tôm Việt Nam. Nhưng hiện nay, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó giám đốc Công ty Chế biến xuất khẩu thủy sản Thọ Quang (Đà Nẵng) cho biết, trong tuần qua, số lượng đơn hàng từ Nhật đã tăng khoảng 15% so với thời điểm bình thường do thông tin giảm thuế suất bằng 0% cho các mặt hàng thủy sản.
Ông Nguyễn Văn Kịch, Tổng giám đốc Công ty Cafatex (trụ sở chính ở Tp.HCM) cho hay, có đến hơn 60% sản lượng sản phẩm của Cafatex vào thị trường Nhật, trong đó chủ yếu xuất trực tiếp vào hệ thống siêu thị 7 Eleven và ItoYokado. Ông Kịch nói: "Chúng tôi rất lạc quan trước thông tin này, vì trước đây chúng ta xuất nhiều tôm vào Nhật nhưng cạnh tranh vất vả với một số nước khác trong khu vực ASEAN bởi họ đã có hiệp định song phương với Nhật".
Theo ông Huỳnh Quang Đấu, Tổng giám đốc Công ty Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp Antesco (An Giang), đơn vị này đang xuất khẩu bốn loại nông sản chế biến gồm đậu bắp, khóm, ngô bao tử và khoai lang tím sang Nhật. Việc giảm thuế xuống 0% với nhiều loại nông sản chế biến rất ý nghĩa, bởi mức thuế này có thể tạo nên một lợi thế rất lớn cho các doanh nghiệp nhất là trong điều kiện kinh tế suy thoái.