Xuất khẩu rau quả: Cung không đủ cầu
Xuất khẩu rau quả đang khởi sắc trở lại do số lượng đơn đặt hàng tăng rất mạnh so với những tháng trước
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, từ tháng 11/2009 đến nay, xuất khẩu rau quả đang khởi sắc trở lại do số lượng đơn đặt hàng tăng rất mạnh so với những tháng trước.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước hiện chỉ đáp ứng được 40%- 50% nhu cầu nhập rau quả của các đối tác nước ngoài. Ước tính kim ngạch xuất khẩu rau quả cả năm 2009 đạt khoảng 400 triệu USD.
Tình trạng khô hạn ở miền Bắc và lũ lụt vào tháng 9-10 ở miền Trung, đã khiến sản lượng rau thu hoạch sụt giảm nhiều so với mọi năm. Trong 8 tháng đầu năm 2009, sản phẩm rau hoa quả của nước ta chỉ xuất khẩu được sang 20 thị trường, giảm 17 thị trường so với cùng kỳ 2008. Trong đó, 3 thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, Nga và Nhật Bản (3 thị trường này chiếm 45% tổng kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả của Việt Nam). Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm, các đơn đặt hàng từ các đối tác nước ngoài lại tăng đột biến.
Các mặt hàng có đơn đặt hàng số lượng lớn tập trung nhiều vào nhóm hàng chế biến như hoa quả cô đặc, rau quả puree, dứa khoanh, vải thiều nước đường... Đối với trái cây tươi, thì thanh long đang là sản phẩm xuất khẩu mạnh nhất. Theo số liệu của Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại- Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu thanh long từ đầu năm đến nay chiếm 34% tổng kim ngạch xuất khẩu các loại trái cây.
Thị trường tiêu thụ tăng trưởng mạnh nhất cho rau quả nước ta là Nhật Bản. Nhu cầu rau cấp đông và khoai tây cấp đông xuất khẩu sang thị trường Nhật mỗi tháng lên hơn nghìn tấn. Kể từ khi Nhật Bản dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu thanh long vào ngày 20/10/2009, bình quân mỗi ngày có 1-2 tấn thanh long tươi của Việt Nam qua xử lý hơi nhiệt được Công ty TNHH chế biến trái cây Yasaka xuất bằng đường hàng không sang thị trường Nhật Bản. Giá thanh long bán sỉ tại Nhật Bản dao động từ 8 đến 10 USD/kg. Với mức giá này thì thị trường Nhật Bản được doanh nghiệp đánh giá có lợi nhuận tốt hơn so với nhiều thị trường khác là EU, Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan...
Sau khi "đột phá" vào thị trường Mỹ từ cuối năm 2008, thanh long của Việt Nam đã và đang chiếm lĩnh nhiều thị trường tiềm năng trên thế giới. Tuần vừa qua, Cục Bảo vệ thực vật đã sang Hàn Quốc đàm phán yêu cầu cơ quan kiểm dịch nước này cấp phép cho nhập khẩu thanh long. Theo ông Đàm Quốc Trụ - Cục phó Cục Bảo vệ thực vật, biện pháp xử lý ruồi đục quả bằng phương pháp nhiệt cũng đã mở ra cánh cửa đến với nhiều thị trường khác áp đặt tiêu chuẩn tương tự thị trường Nhật Bản như Đài Loan, Hàn Quốc, Úc, New Zealand...
Trung Quốc vẫn là thị trường chính của rau quả Việt Nam, tiếp đó là Mỹ, Nga, Nhật Bản, Đài Loan... Ước tính kim ngạch xuất khẩu rau quả vào Trung Quốc trong cả năm 2009 đạt gần 50 triệu USD. Các mặt hàng tiêu thụ mạnh tại thị trường này là: thanh long, dừa, khoai, súplơ, cà tím, thảo quả.
Từ tháng 11 đến nay, xuất khẩu rau quả sang Campuchia đã tăng mạnh so với trước, hiện đạt gần 200 tấn mỗi ngày. Các thương lái ở An Giang mỗi ngày xuất sang Campuchia gần 80 tấn rau quả, thế nhưng vẫn không đủ hàng để bán. Với một số mặt hàng như khoai tây, cải thảo, su hào, cà rốt, bông cải cao cấp... các thương lái ở An Giang phải lên tận chợ đầu mối Tp.HCM, hoặc lấy hàng từ Đà Lạt về.
Xuất khẩu rau sang Singapore cũng đang tăng mạnh. Trước đây, Malaysia là nguồn cung cấp rau chủ yếu của Singapore. Tuy nhiên do năm nay mùa mưa đến sớm nên thu hoạch rau của Malaysia bị giảm sút, lượng rau của nước này xuất sang Singapore cũng giảm. Để bù đắp thiếu hụt, ổn định thị trường, các nhà nhập khẩu Singapore đã tăng cường nhập khẩu rau từ Trung Quốc và Việt Nam.
Hiện đã có 47 mặt hàng rau hoa quả xuất khẩu sang thị trường Mỹ, tuy nhiên, vẫn chưa thể hiện hết được khả năng cung ứng đa dạng các sản phẩm rau hoa quả của VN. Trong các nhóm hàng rau hoa quả xuất khẩu sang thị trường Mỹ thì kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi vẫn còn nhiều hạn chế do những yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm...
Xuất khẩu rau quả nước ta vẫn rơi vào tình trạng bấp bênh không ổn định. Vào nửa đầu năm, khi nguồn rau quả dồi dào thì tiêu thụ lại khó khăn. Trong khi giờ đây ngược lại, thị trường đang rộng mở thì lại không có nhiều rau quả để bán. Giải thích về điều này, các doanh nghiệp cho rằng năm nay ở miền Bắc khô hạn nên rau thu hoạch ít; ở miền Nam do mùa mưa đến sớm nên rau bị vàng, dập nhiều khiến giảm sản lượng thu hoạch. Tuy nhiên theo các chuyên gia, đấy mới chỉ là nguyên nhân khách quan, còn về chủ quan vẫn là do các doanh nghiệp thiếu chiến lược bài bản, nhất là vấn đề xây dựng thương hiệu và xây dựng vùng nguyên liệu.
Để có thể biến những thế mạnh về rau quả trong nước thành hoạt động xuất khẩu số lượng lớn và ổn định thì các doanh nghiệp cần phải có những toan tính mang tính chiến lược dài hơi. Đặc biệt, cần xây dựng thương hiệu vững mạnh, tiếp đó là cần có một quy trình sản xuất, chế biến nghiêm ngặt để rau, quả mang thương hiệu Việt không chỉ đẹp về mẫu mã mà còn phải đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
Các doanh nghiệp phải chủ động được đầu vào, bằng việc tập hợp nông dân canh tác cây ăn quả, cây rau màu thành những mô hình khép kín (nông công nghiệp như Công ty Đồng Giao, Ninh Bình) hoặc cùng góp vốn sản xuất và tiêu thụ (công ty cổ phần). Vấn đề thứ ba là phải ứng dụng rộng rãi công nghệ bảo quản sau thu hoạch. Phổ biến ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chu trình sản xuất tươi, bảo quản lâu, vận chuyển xa và tuổi thọ tiêu thụ kéo dài. Cần thiết phải chi phí để mua các công nghệ và thiết bị liên quan để xử lý, tổ chức nhà đóng gói tiên tiến, mạnh dạn mua công nghệ kiểm tra chất lượng, thiết bị phân tích dư lượng thuốc sâu.
Các chuyên gia dự báo, trong năm 2010, các mặt hàng như trái cây đóng hộp, trái cây sấy khô, khoai lang sấy khô và dưa chuột đóng hộp vẫn là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Ngoài ra, một số loại trái cây tươi như thanh long, bưởi, nhãn, sầu riêng, hồng xiêm, rau tươi và sấy khô cũng là những mặt hàng đạt mức tăng trưởng tốt. Đáng chú ý, hiện nay nhóm trái cây có múi (bưởi, cam, chanh) được giá vì ít chịu sức ép của những sản phẩm trái cây nhập ngoại.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước hiện chỉ đáp ứng được 40%- 50% nhu cầu nhập rau quả của các đối tác nước ngoài. Ước tính kim ngạch xuất khẩu rau quả cả năm 2009 đạt khoảng 400 triệu USD.
Tình trạng khô hạn ở miền Bắc và lũ lụt vào tháng 9-10 ở miền Trung, đã khiến sản lượng rau thu hoạch sụt giảm nhiều so với mọi năm. Trong 8 tháng đầu năm 2009, sản phẩm rau hoa quả của nước ta chỉ xuất khẩu được sang 20 thị trường, giảm 17 thị trường so với cùng kỳ 2008. Trong đó, 3 thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, Nga và Nhật Bản (3 thị trường này chiếm 45% tổng kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả của Việt Nam). Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm, các đơn đặt hàng từ các đối tác nước ngoài lại tăng đột biến.
Các mặt hàng có đơn đặt hàng số lượng lớn tập trung nhiều vào nhóm hàng chế biến như hoa quả cô đặc, rau quả puree, dứa khoanh, vải thiều nước đường... Đối với trái cây tươi, thì thanh long đang là sản phẩm xuất khẩu mạnh nhất. Theo số liệu của Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại- Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu thanh long từ đầu năm đến nay chiếm 34% tổng kim ngạch xuất khẩu các loại trái cây.
Thị trường tiêu thụ tăng trưởng mạnh nhất cho rau quả nước ta là Nhật Bản. Nhu cầu rau cấp đông và khoai tây cấp đông xuất khẩu sang thị trường Nhật mỗi tháng lên hơn nghìn tấn. Kể từ khi Nhật Bản dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu thanh long vào ngày 20/10/2009, bình quân mỗi ngày có 1-2 tấn thanh long tươi của Việt Nam qua xử lý hơi nhiệt được Công ty TNHH chế biến trái cây Yasaka xuất bằng đường hàng không sang thị trường Nhật Bản. Giá thanh long bán sỉ tại Nhật Bản dao động từ 8 đến 10 USD/kg. Với mức giá này thì thị trường Nhật Bản được doanh nghiệp đánh giá có lợi nhuận tốt hơn so với nhiều thị trường khác là EU, Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan...
Sau khi "đột phá" vào thị trường Mỹ từ cuối năm 2008, thanh long của Việt Nam đã và đang chiếm lĩnh nhiều thị trường tiềm năng trên thế giới. Tuần vừa qua, Cục Bảo vệ thực vật đã sang Hàn Quốc đàm phán yêu cầu cơ quan kiểm dịch nước này cấp phép cho nhập khẩu thanh long. Theo ông Đàm Quốc Trụ - Cục phó Cục Bảo vệ thực vật, biện pháp xử lý ruồi đục quả bằng phương pháp nhiệt cũng đã mở ra cánh cửa đến với nhiều thị trường khác áp đặt tiêu chuẩn tương tự thị trường Nhật Bản như Đài Loan, Hàn Quốc, Úc, New Zealand...
Trung Quốc vẫn là thị trường chính của rau quả Việt Nam, tiếp đó là Mỹ, Nga, Nhật Bản, Đài Loan... Ước tính kim ngạch xuất khẩu rau quả vào Trung Quốc trong cả năm 2009 đạt gần 50 triệu USD. Các mặt hàng tiêu thụ mạnh tại thị trường này là: thanh long, dừa, khoai, súplơ, cà tím, thảo quả.
Từ tháng 11 đến nay, xuất khẩu rau quả sang Campuchia đã tăng mạnh so với trước, hiện đạt gần 200 tấn mỗi ngày. Các thương lái ở An Giang mỗi ngày xuất sang Campuchia gần 80 tấn rau quả, thế nhưng vẫn không đủ hàng để bán. Với một số mặt hàng như khoai tây, cải thảo, su hào, cà rốt, bông cải cao cấp... các thương lái ở An Giang phải lên tận chợ đầu mối Tp.HCM, hoặc lấy hàng từ Đà Lạt về.
Xuất khẩu rau sang Singapore cũng đang tăng mạnh. Trước đây, Malaysia là nguồn cung cấp rau chủ yếu của Singapore. Tuy nhiên do năm nay mùa mưa đến sớm nên thu hoạch rau của Malaysia bị giảm sút, lượng rau của nước này xuất sang Singapore cũng giảm. Để bù đắp thiếu hụt, ổn định thị trường, các nhà nhập khẩu Singapore đã tăng cường nhập khẩu rau từ Trung Quốc và Việt Nam.
Hiện đã có 47 mặt hàng rau hoa quả xuất khẩu sang thị trường Mỹ, tuy nhiên, vẫn chưa thể hiện hết được khả năng cung ứng đa dạng các sản phẩm rau hoa quả của VN. Trong các nhóm hàng rau hoa quả xuất khẩu sang thị trường Mỹ thì kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi vẫn còn nhiều hạn chế do những yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm...
Xuất khẩu rau quả nước ta vẫn rơi vào tình trạng bấp bênh không ổn định. Vào nửa đầu năm, khi nguồn rau quả dồi dào thì tiêu thụ lại khó khăn. Trong khi giờ đây ngược lại, thị trường đang rộng mở thì lại không có nhiều rau quả để bán. Giải thích về điều này, các doanh nghiệp cho rằng năm nay ở miền Bắc khô hạn nên rau thu hoạch ít; ở miền Nam do mùa mưa đến sớm nên rau bị vàng, dập nhiều khiến giảm sản lượng thu hoạch. Tuy nhiên theo các chuyên gia, đấy mới chỉ là nguyên nhân khách quan, còn về chủ quan vẫn là do các doanh nghiệp thiếu chiến lược bài bản, nhất là vấn đề xây dựng thương hiệu và xây dựng vùng nguyên liệu.
Để có thể biến những thế mạnh về rau quả trong nước thành hoạt động xuất khẩu số lượng lớn và ổn định thì các doanh nghiệp cần phải có những toan tính mang tính chiến lược dài hơi. Đặc biệt, cần xây dựng thương hiệu vững mạnh, tiếp đó là cần có một quy trình sản xuất, chế biến nghiêm ngặt để rau, quả mang thương hiệu Việt không chỉ đẹp về mẫu mã mà còn phải đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
Các doanh nghiệp phải chủ động được đầu vào, bằng việc tập hợp nông dân canh tác cây ăn quả, cây rau màu thành những mô hình khép kín (nông công nghiệp như Công ty Đồng Giao, Ninh Bình) hoặc cùng góp vốn sản xuất và tiêu thụ (công ty cổ phần). Vấn đề thứ ba là phải ứng dụng rộng rãi công nghệ bảo quản sau thu hoạch. Phổ biến ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chu trình sản xuất tươi, bảo quản lâu, vận chuyển xa và tuổi thọ tiêu thụ kéo dài. Cần thiết phải chi phí để mua các công nghệ và thiết bị liên quan để xử lý, tổ chức nhà đóng gói tiên tiến, mạnh dạn mua công nghệ kiểm tra chất lượng, thiết bị phân tích dư lượng thuốc sâu.
Các chuyên gia dự báo, trong năm 2010, các mặt hàng như trái cây đóng hộp, trái cây sấy khô, khoai lang sấy khô và dưa chuột đóng hộp vẫn là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Ngoài ra, một số loại trái cây tươi như thanh long, bưởi, nhãn, sầu riêng, hồng xiêm, rau tươi và sấy khô cũng là những mặt hàng đạt mức tăng trưởng tốt. Đáng chú ý, hiện nay nhóm trái cây có múi (bưởi, cam, chanh) được giá vì ít chịu sức ép của những sản phẩm trái cây nhập ngoại.