Xuất khẩu rau quả: Không điều chỉnh, khó đạt mục tiêu
Cả nước hiện thiếu một chương trình đồng bộ có mục tiêu về phát triển sản xuất và xuất khẩu rau, hoa, quả
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước hiện có trên 1,4 triệu ha rau, quả cho thu hoạch trên 6,5 triệu tấn trái cây, 9,6 triệu tấn rau với tiềm năng rất lớn về xuất khẩu.
Tuy nhiên, do thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau quả ở Việt Nam vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, thủ công trong thu hoạch, chế biến, tiêu thụ. So với mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD vào năm 2010 của "Chương trình phát triển rau quả và hoa cây cảnh thời kỳ 1999- 2010" thì đến năm 2006 chúng ta mới xuất khẩu được hơn 260 triệu USD, đạt 30% kế hoạch.
Mặc dù đã có những mô hình sản xuất rau, hoa quả cho thu nhập 400-500 triệu đồng/ha nhưng cho tới nay, nhận thức về vị trí, vai trò và lợi ích của việc phát triển sản xuất và xuất khẩu rau, hoa, quả ở nhiều cấp chính quyền và doanh nghiệp còn hạn chế, chỉ tập trung nhiều vào quy hoạch đất cho phát triển công nghiệp và đô thị, hoặc quy hoạch đất cho cây lương thực và cây công nghiệp mà chưa có quy hoạch cụ thể cho phát triển sản xuất rau, hoa, quả, nhất là khu nông nghiệp công nghệ cao để tạo đột phá cho sản xuất rau, hoa, quả xuất khẩu.
Hầu hết các địa phương đều chưa có quy hoạch cụ thể tạo thuận lợi cho việc tích tụ đất, lập trang trại để tạo ra được các vùng sản xuất lớn, tập trung, chuyên canh cho rau, hoa, quả, sản xuất hàng hoá, tạo sản lượng lớn ổn định, chất lượng cao... đáp ứng yêu cầu thị trường cho xuất khẩu.
Quy mô nhỏ lẻ, chưa thành sản xuất hàng hóa
Cho tới nay, sản xuất của người nông dân vẫn chủ yếu theo kinh nghiệm và phương pháp truyền thống, dựa chủ yếu vào khai thác lợi thế tự nhiên, theo mùa vụ nên vào thời kỳ cao điểm của các mùa vụ ( mùa đông với rau, mùa hè với quả) thì lượng hàng hoá tập trung quá cao, không tiêu thụ nhanh thì thua lỗ nặng, nhưng trái vụ thì hầu như không có, không tạo được sản lượng đủ lớn, ổn định cho xuất khẩu.
Sản xuất chủ yếu vẫn theo quy mô hộ gia đình, với mỗi hộ từ 200 - 300 m2 cho rau, 1.000 m2 cho hoa hoặc quả. Quy mô sản xuất quá nhỏ bé khiến cho sản lượng hàng hóa không nhiều (quy mô sản xuất của Thái Lan là 5-10 ha/hộ, còn của Australia là 40-50 ha/hộ). Hạ tầng cơ sở cho sản xuất rau, hoa, quả vừa yếu, thiếu, lại không đồng bộ, thường phải sử dụng chung với sản xuất cây lương thực và cây công nghiệp nên rất khó đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Lại thêm việc tổ chức hoạt động xuất khẩu của hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực rau, hoa, quả còn thiếu tính chuyên nghiệp. Chưa có đơn vị nào tổ chức kinh doanh sản xuất, xuất khẩu bài bản, chính qui theo các qui trình tiên tiến từ canh tác đến thu hái, chọn lựa, phân loại, đóng gói bao bì, lưu kho bảo quản lạnh, dưỡng sinh, vận chuyển, giao hàng đến tay người mua nước ngoài đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm như Công ty liên doanh của Hà Lan-Indonesia HATSFARM ở Đà Lạt hiện nay.
Đa phần các doanh nghiệp xuất khẩu rau, hoa, quả không gắn được thương hiệu của doanh nghiệp vào sản phẩm. Không có thương hiệu riêng cũng khiến rau quả Việt Nam không tạo được chỗ đứng trên thị trường. Vì vậy, dù đã có mặt ở thị trường 50 nước nhưng kim ngạch xuất khẩu rau quả của chúng ta không được như mong đợi mà là sự trồi sụt thất thường theo diễn biến thị trường.
Bắt đầu tháo gỡ từ vùng nguyên liệu
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, vấn đề lớn nhất hiện nay là cả nước hiện thiếu một chương trình đồng bộ có mục tiêu về phát triển sản xuất và xuất khẩu rau, hoa, quả của Việt Nam.
Công tác quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức và tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập nên nhiều quy hoạch diện tích trồng rau, hoa, quả đã trở thành quy hoạch treo; một số nhà máy chế biến được xây dựng xong nhưng thiếu nguyên liệu hoặc có nguyên liệu nhưng không đảm bảo các yêu cầu và chất lượng cho chế biến xuất khẩu.
Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Nguyễn Trí Ngọc thừa nhận: "Trước đây, khi xây dựng chương trình xuất khẩu rau quả, do chưa tính đến yếu tố Việt Nam sẽ gia nhập WTO, nên có nhiều chỉ tiêu không sát".
Trong khi đó, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển sản xuất rau, hoa, quả chưa thỏa đáng so với cây lúa, chè, cà phê, mía..., những hỗ trợ của Nhà nước cho rau, hoa, quả còn rất thấp mặc dù thu nhập của rau, hoa, quả đã được thực tế chứng minh là vượt trội.
Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu rau quả đang được coi là vấn đề cốt lõi để có tăng thu nhập, tăng chất lượng của rau, quả Việt Nam.
Tại một hội nghị về nông sản sạch, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng cho rằng, việc phát triển quy hoạch nông sản, thực phẩm sạch cần đi đôi với việc hỗ trợ những doanh nghiệp xây dựng các thương hiệu nông sản có chất lượng, có đầu ra ổn định. Còn nếu chỉ tập trung hỗ trợ cho người dân nuôi, trồng nông sản sạch rồi để họ tự tiêu thụ thì khó khăn trong tiêu thụ và lợi nhuận thấp sẽ đẩy họ trở lại cách làm cũ.
Vấn đề thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch cho đến nay là vấn đề thời sự nóng bỏng cản trở rau, hoa, quả của Việt Nam đi các thị truờng xa.
Theo các khuyến nghị, để đạt mục tiêu tới năm 2010 Việt Nam sẽ có 550.000ha rau, 750.000 ha vườn cây ăn quả và 10.000 ha hoa cho sản lượng hàng năm đạt 11 triệu tấn rau, 9 triệu tấn trái cây và 3,5 tỷ cành hoa, các chuyên gia nông nghiệp đã đề xuất một số giải pháp như rà soát quy hoạch các vùng có lợi thế về trồng rau, quả tập trung ở các tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc bộ, Đà Lạt và các vành đai xung quanh các thành phố lớn, phát triển mạnh trồng quả ở các tỉnh ĐBSCL, trung du Bắc bộ và một số vùng bán sơn địa thuộc miền Trung và Đông Nam bộ nhằm giải quyết một cách có hiệu quả vấn đề nguyên liệu (vốn là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp chế biến và kinh doanh rau, quả hiện nay).
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết, thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ điều chỉnh lại kế hoạch phát triển rau, hoa, qủa và cây cảnh. Theo đó, các doanh nghiệp được kêu gọi và khuyến khích tham gia vào việc sản xuất và xuất khẩu rau, hoa, quả với những cơ chế riêng.
Việt Nam cũng sẽ tăng cường xúc tiến thương mại, đặc biệt là các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Nga và Nhật Bản, mở rộng diện tích trồng rau quả, nâng cấp thương hiệu, khuyến khích các nhà máy, thương nhân và nhà xuất khẩu đổi mới công nghệ và chú trọng hơn tới chất lượng và đóng gói.
Tuy nhiên, do thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau quả ở Việt Nam vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, thủ công trong thu hoạch, chế biến, tiêu thụ. So với mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD vào năm 2010 của "Chương trình phát triển rau quả và hoa cây cảnh thời kỳ 1999- 2010" thì đến năm 2006 chúng ta mới xuất khẩu được hơn 260 triệu USD, đạt 30% kế hoạch.
Mặc dù đã có những mô hình sản xuất rau, hoa quả cho thu nhập 400-500 triệu đồng/ha nhưng cho tới nay, nhận thức về vị trí, vai trò và lợi ích của việc phát triển sản xuất và xuất khẩu rau, hoa, quả ở nhiều cấp chính quyền và doanh nghiệp còn hạn chế, chỉ tập trung nhiều vào quy hoạch đất cho phát triển công nghiệp và đô thị, hoặc quy hoạch đất cho cây lương thực và cây công nghiệp mà chưa có quy hoạch cụ thể cho phát triển sản xuất rau, hoa, quả, nhất là khu nông nghiệp công nghệ cao để tạo đột phá cho sản xuất rau, hoa, quả xuất khẩu.
Hầu hết các địa phương đều chưa có quy hoạch cụ thể tạo thuận lợi cho việc tích tụ đất, lập trang trại để tạo ra được các vùng sản xuất lớn, tập trung, chuyên canh cho rau, hoa, quả, sản xuất hàng hoá, tạo sản lượng lớn ổn định, chất lượng cao... đáp ứng yêu cầu thị trường cho xuất khẩu.
Quy mô nhỏ lẻ, chưa thành sản xuất hàng hóa
Cho tới nay, sản xuất của người nông dân vẫn chủ yếu theo kinh nghiệm và phương pháp truyền thống, dựa chủ yếu vào khai thác lợi thế tự nhiên, theo mùa vụ nên vào thời kỳ cao điểm của các mùa vụ ( mùa đông với rau, mùa hè với quả) thì lượng hàng hoá tập trung quá cao, không tiêu thụ nhanh thì thua lỗ nặng, nhưng trái vụ thì hầu như không có, không tạo được sản lượng đủ lớn, ổn định cho xuất khẩu.
Sản xuất chủ yếu vẫn theo quy mô hộ gia đình, với mỗi hộ từ 200 - 300 m2 cho rau, 1.000 m2 cho hoa hoặc quả. Quy mô sản xuất quá nhỏ bé khiến cho sản lượng hàng hóa không nhiều (quy mô sản xuất của Thái Lan là 5-10 ha/hộ, còn của Australia là 40-50 ha/hộ). Hạ tầng cơ sở cho sản xuất rau, hoa, quả vừa yếu, thiếu, lại không đồng bộ, thường phải sử dụng chung với sản xuất cây lương thực và cây công nghiệp nên rất khó đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Lại thêm việc tổ chức hoạt động xuất khẩu của hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực rau, hoa, quả còn thiếu tính chuyên nghiệp. Chưa có đơn vị nào tổ chức kinh doanh sản xuất, xuất khẩu bài bản, chính qui theo các qui trình tiên tiến từ canh tác đến thu hái, chọn lựa, phân loại, đóng gói bao bì, lưu kho bảo quản lạnh, dưỡng sinh, vận chuyển, giao hàng đến tay người mua nước ngoài đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm như Công ty liên doanh của Hà Lan-Indonesia HATSFARM ở Đà Lạt hiện nay.
Đa phần các doanh nghiệp xuất khẩu rau, hoa, quả không gắn được thương hiệu của doanh nghiệp vào sản phẩm. Không có thương hiệu riêng cũng khiến rau quả Việt Nam không tạo được chỗ đứng trên thị trường. Vì vậy, dù đã có mặt ở thị trường 50 nước nhưng kim ngạch xuất khẩu rau quả của chúng ta không được như mong đợi mà là sự trồi sụt thất thường theo diễn biến thị trường.
Bắt đầu tháo gỡ từ vùng nguyên liệu
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, vấn đề lớn nhất hiện nay là cả nước hiện thiếu một chương trình đồng bộ có mục tiêu về phát triển sản xuất và xuất khẩu rau, hoa, quả của Việt Nam.
Công tác quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức và tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập nên nhiều quy hoạch diện tích trồng rau, hoa, quả đã trở thành quy hoạch treo; một số nhà máy chế biến được xây dựng xong nhưng thiếu nguyên liệu hoặc có nguyên liệu nhưng không đảm bảo các yêu cầu và chất lượng cho chế biến xuất khẩu.
Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Nguyễn Trí Ngọc thừa nhận: "Trước đây, khi xây dựng chương trình xuất khẩu rau quả, do chưa tính đến yếu tố Việt Nam sẽ gia nhập WTO, nên có nhiều chỉ tiêu không sát".
Trong khi đó, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển sản xuất rau, hoa, quả chưa thỏa đáng so với cây lúa, chè, cà phê, mía..., những hỗ trợ của Nhà nước cho rau, hoa, quả còn rất thấp mặc dù thu nhập của rau, hoa, quả đã được thực tế chứng minh là vượt trội.
Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu rau quả đang được coi là vấn đề cốt lõi để có tăng thu nhập, tăng chất lượng của rau, quả Việt Nam.
Tại một hội nghị về nông sản sạch, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng cho rằng, việc phát triển quy hoạch nông sản, thực phẩm sạch cần đi đôi với việc hỗ trợ những doanh nghiệp xây dựng các thương hiệu nông sản có chất lượng, có đầu ra ổn định. Còn nếu chỉ tập trung hỗ trợ cho người dân nuôi, trồng nông sản sạch rồi để họ tự tiêu thụ thì khó khăn trong tiêu thụ và lợi nhuận thấp sẽ đẩy họ trở lại cách làm cũ.
Vấn đề thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch cho đến nay là vấn đề thời sự nóng bỏng cản trở rau, hoa, quả của Việt Nam đi các thị truờng xa.
Theo các khuyến nghị, để đạt mục tiêu tới năm 2010 Việt Nam sẽ có 550.000ha rau, 750.000 ha vườn cây ăn quả và 10.000 ha hoa cho sản lượng hàng năm đạt 11 triệu tấn rau, 9 triệu tấn trái cây và 3,5 tỷ cành hoa, các chuyên gia nông nghiệp đã đề xuất một số giải pháp như rà soát quy hoạch các vùng có lợi thế về trồng rau, quả tập trung ở các tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc bộ, Đà Lạt và các vành đai xung quanh các thành phố lớn, phát triển mạnh trồng quả ở các tỉnh ĐBSCL, trung du Bắc bộ và một số vùng bán sơn địa thuộc miền Trung và Đông Nam bộ nhằm giải quyết một cách có hiệu quả vấn đề nguyên liệu (vốn là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp chế biến và kinh doanh rau, quả hiện nay).
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết, thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ điều chỉnh lại kế hoạch phát triển rau, hoa, qủa và cây cảnh. Theo đó, các doanh nghiệp được kêu gọi và khuyến khích tham gia vào việc sản xuất và xuất khẩu rau, hoa, quả với những cơ chế riêng.
Việt Nam cũng sẽ tăng cường xúc tiến thương mại, đặc biệt là các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Nga và Nhật Bản, mở rộng diện tích trồng rau quả, nâng cấp thương hiệu, khuyến khích các nhà máy, thương nhân và nhà xuất khẩu đổi mới công nghệ và chú trọng hơn tới chất lượng và đóng gói.