“Xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể tăng 30%”
“Bức tranh” xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ - thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam - trong thời gian tới sẽ như thế nào?
“Bức tranh” xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ - thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam - trong thời gian tới sẽ như thế nào?
Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Duy Khiên, Tham tán thương mại Việt Nam tại Hoa Kỳ.
“Bức tranh” xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ khi chúng ta đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đã có Quy chế Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) sẽ như thế nào, thưa ông?
Đó là bức tranh rất sáng sủa. Bộ Thương mại đã giao chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam năm 2007 là 20%.
Tôi nghĩ rằng, chỉ tiêu này đối với thị trường Hoa Kỳ là dễ dàng có thể đạt được. Ít nhất tôi đánh giá phải đạt được 30% trở lên bởi tăng trưởng bao nhiêu phụ thuộc vào vấn đề cung - cầu, khả năng cạnh tranh, quan hệ giữa 2 nước như thế nào.
Ông có thể cho biết cụ thể vấn đề cung – cầu trong “bức tranh” xuất khẩu sẽ tiến triển như thế nào?
Nói về cung, tôi tin là khả năng “cung” hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng rất nhanh bởi thứ nhất, vào WTO là động lực, sức ép để các doanh nghiệp Việt Nam vươn lên, đổi mới, tạo ra nhiều hàng xuất khẩu hơn.
Bên cạnh đó, vào WTO sẽ thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mạnh hơn, trong đó có sản xuất hàng xuất khẩu. Thực tế là nhiều nhà đầu tư nước ngoài, không chỉ riêng các nhà đầu tư Hoa Kỳ, vào Việt Nam đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu cũng lấy Hoa Kỳ làm đầu ra cho sản phẩm của họ.
Thứ hai là nguồn cung của Việt Nam. Bất cứ nhà đầu tư nào khi quyết định đầu tư vào Việt Nam đều nhìn vào bức tranh kinh tế chung. Mà bức tranh kinh tế chung của Việt Nam đang rất sáng sủa. Tôi tin rằng với đà này, nhịp độ tăng trưởng 7,5 – 8%/ năm trong vòng 3 – 5 năm tới có thể vẫn duy trì được. Vì thế, khả năng cung của Việt Nam sẽ tăng cao.
Còn về “cầu”, Bộ Thương mại đã giao cho chúng tôi nhiệm vụ nghiên cứu về nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ. Một điều dễ nhận thấy là tất cả những mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ đều rất lớn, đạt con số hàng tỷ USD.
Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này còn quá nhỏ so với tổng kim ngạch nhập khẩu của họ. Năm 2005, kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ là 1.700 tỷ USD, năm 2006 khoảng 1.800 tỷ USD.
Những mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này thì họ đều nhập khẩu từ nhiều nước khác nữa với con số hàng tỷ USD, ví dụ như thuỷ sản chúng ta xuất khẩu được 500 triệu USD thì họ nhập khẩu tới 12 tỷ USD; hàng điện tử họ nhập 300 tỷ USD, dệt may 100 tỷ USD, giày dép 20 tỷ USD, đồ gỗ 25 tỷ USD, xe đạp hơn 1 tỷ USD, đồ chơi cũng từ 3 – 4 tỷ USD...
Điều đó chứng tỏ rằng mặt hàng nào chúng ta có thể xuất được thì họ cũng đều nhập được. Vấn đề là ở chỗ chúng ta có xuất được hay không hay cụ thể là chúng ta có cạnh tranh được hay không.
Vậy còn vấn đề cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới?
Nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của Hoa Kỳ rất lớn nên các nước đều đổ xô đến thị trường này. Trong khi đó, chúng ta lại đi sau, mới thâm nhập vào thị trường này (thực chất mới chỉ phát triển từ năm 2001 đến nay). Vậy chúng ta phải cạnh tranh như thế nào trong “chợ lớn” nhưng “đông người” như vậy?
Thứ nhất, chúng ta chỉ có thể chen vào “ngách”, chúng ta không thể ở tại Việt Nam mà biết được ngách đó là cái gì, vì vậy phải đi nghiên cứu xem ngách đó là cái gì để có thể chen vào được, hoặc là chúng ta dựa vào các đối tác Hoa Kỳ để họ chỉ cho chúng ta “ngách” đó là cái gì để chúng ta chen.
Thứ hai là chen trực diện, tức là chúng ta chiếm chỗ của họ bằng cách sản xuất những mặt hàng chất lượng cao hơn nhưng giá thành rẻ hơn. Vì vậy, vấn đề ở đây là chúng ta cần phải xác định xem mặt hàng nào chen vào “ngách”, mặt hàng nào chen trực diện. Thực tế trong mấy năm qua, có những mặt hàng chúng ta đã chen trực diện được.
Ví dụ như nhu cầu nhập khẩu giày dép của Hoa Kỳ mỗi năm chỉ tăng 5- 6%, nhưng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của chúng ta đã tăng 40 – 50%, tức là chúng ta đã “hất” được một số đối thủ khác ra ngoài, chen được vào chỗ của họ, chẳng hạn như Indonesia, Italia, Brazil, Tây Ban Nha đã giảm rất nhiều; nhu cầu nhập khẩu dệt may của Hoa Kỳ chỉ tăng từ 5 – 7% nhưng chúng ta đã tăng 25 – 30%, có nghĩa là chúng ta đã “ăn” vào được thị phần của các thị trường khác.
Thế nhưng, khi chen trực diện, chúng ta sẽ phải tính tới hàng hoá của Trung Quốc xuất khẩu vào Hoa Kỳ?
Đúng vậy, Trung Quốc luôn luôn là một yếu tố rất quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đặc biệt là trong xuất khẩu. Hầu hết những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay đều là những mặt hàng mà Trung Quốc có thị phần xuất khẩu rất lớn. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc chiếm tới hơn 20% thị phần nhập khẩu của Hoa Kỳ, giày dép chiếm hơn 70%, đồ gỗ chiếm tới 60 – 70%.
Nói như vậy thì hàng hoá Việt Nam có thể cạnh tranh trực diện với hàng hoá Trung Quốc được không? Câu trả lời là có hàng hoá chúng ta có thể cạnh tranh trực diện, nhưng có hàng hoá chúng ta phải tránh đi.
Ví dụ như hàng dệt may, giày dép, Trung Quốc có đủ máy móc, nguyên phụ liệu, thiết kế mẫu mã, quy mô sản xuất rất lớn nên họ có thể bán giá rẻ. Nhưng quy mô của các doanh nghiệp Việt Nam nhỏ, nguyên phụ liệu nhập, máy móc nhập tạo giá thành đầu vào cao nên chúng ta rất khó có thể bán giá rẻ.
Vậy thì, đối với những ngành hàng này, chúng ta nên đi vào những mặt hàng có trị giá gia tăng cao. Điểm yếu của chúng ta là nguyên liệu đầu vào phải nhập nhiều, điểm mạnh của chúng ta là lao động khéo tay, nếu được đào tạo và quản lý tốt thì họ có thể sản xuất được những sản phẩm với trình độ công nghệ, kỹ thuật cao và năng suất cao. Có như vậy thì mới chen được.
Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Duy Khiên, Tham tán thương mại Việt Nam tại Hoa Kỳ.
“Bức tranh” xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ khi chúng ta đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đã có Quy chế Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) sẽ như thế nào, thưa ông?
Đó là bức tranh rất sáng sủa. Bộ Thương mại đã giao chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam năm 2007 là 20%.
Tôi nghĩ rằng, chỉ tiêu này đối với thị trường Hoa Kỳ là dễ dàng có thể đạt được. Ít nhất tôi đánh giá phải đạt được 30% trở lên bởi tăng trưởng bao nhiêu phụ thuộc vào vấn đề cung - cầu, khả năng cạnh tranh, quan hệ giữa 2 nước như thế nào.
Ông có thể cho biết cụ thể vấn đề cung – cầu trong “bức tranh” xuất khẩu sẽ tiến triển như thế nào?
Nói về cung, tôi tin là khả năng “cung” hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng rất nhanh bởi thứ nhất, vào WTO là động lực, sức ép để các doanh nghiệp Việt Nam vươn lên, đổi mới, tạo ra nhiều hàng xuất khẩu hơn.
Bên cạnh đó, vào WTO sẽ thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mạnh hơn, trong đó có sản xuất hàng xuất khẩu. Thực tế là nhiều nhà đầu tư nước ngoài, không chỉ riêng các nhà đầu tư Hoa Kỳ, vào Việt Nam đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu cũng lấy Hoa Kỳ làm đầu ra cho sản phẩm của họ.
Thứ hai là nguồn cung của Việt Nam. Bất cứ nhà đầu tư nào khi quyết định đầu tư vào Việt Nam đều nhìn vào bức tranh kinh tế chung. Mà bức tranh kinh tế chung của Việt Nam đang rất sáng sủa. Tôi tin rằng với đà này, nhịp độ tăng trưởng 7,5 – 8%/ năm trong vòng 3 – 5 năm tới có thể vẫn duy trì được. Vì thế, khả năng cung của Việt Nam sẽ tăng cao.
Còn về “cầu”, Bộ Thương mại đã giao cho chúng tôi nhiệm vụ nghiên cứu về nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ. Một điều dễ nhận thấy là tất cả những mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ đều rất lớn, đạt con số hàng tỷ USD.
Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này còn quá nhỏ so với tổng kim ngạch nhập khẩu của họ. Năm 2005, kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ là 1.700 tỷ USD, năm 2006 khoảng 1.800 tỷ USD.
Những mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này thì họ đều nhập khẩu từ nhiều nước khác nữa với con số hàng tỷ USD, ví dụ như thuỷ sản chúng ta xuất khẩu được 500 triệu USD thì họ nhập khẩu tới 12 tỷ USD; hàng điện tử họ nhập 300 tỷ USD, dệt may 100 tỷ USD, giày dép 20 tỷ USD, đồ gỗ 25 tỷ USD, xe đạp hơn 1 tỷ USD, đồ chơi cũng từ 3 – 4 tỷ USD...
Điều đó chứng tỏ rằng mặt hàng nào chúng ta có thể xuất được thì họ cũng đều nhập được. Vấn đề là ở chỗ chúng ta có xuất được hay không hay cụ thể là chúng ta có cạnh tranh được hay không.
Vậy còn vấn đề cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới?
Nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của Hoa Kỳ rất lớn nên các nước đều đổ xô đến thị trường này. Trong khi đó, chúng ta lại đi sau, mới thâm nhập vào thị trường này (thực chất mới chỉ phát triển từ năm 2001 đến nay). Vậy chúng ta phải cạnh tranh như thế nào trong “chợ lớn” nhưng “đông người” như vậy?
Thứ nhất, chúng ta chỉ có thể chen vào “ngách”, chúng ta không thể ở tại Việt Nam mà biết được ngách đó là cái gì, vì vậy phải đi nghiên cứu xem ngách đó là cái gì để có thể chen vào được, hoặc là chúng ta dựa vào các đối tác Hoa Kỳ để họ chỉ cho chúng ta “ngách” đó là cái gì để chúng ta chen.
Thứ hai là chen trực diện, tức là chúng ta chiếm chỗ của họ bằng cách sản xuất những mặt hàng chất lượng cao hơn nhưng giá thành rẻ hơn. Vì vậy, vấn đề ở đây là chúng ta cần phải xác định xem mặt hàng nào chen vào “ngách”, mặt hàng nào chen trực diện. Thực tế trong mấy năm qua, có những mặt hàng chúng ta đã chen trực diện được.
Ví dụ như nhu cầu nhập khẩu giày dép của Hoa Kỳ mỗi năm chỉ tăng 5- 6%, nhưng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của chúng ta đã tăng 40 – 50%, tức là chúng ta đã “hất” được một số đối thủ khác ra ngoài, chen được vào chỗ của họ, chẳng hạn như Indonesia, Italia, Brazil, Tây Ban Nha đã giảm rất nhiều; nhu cầu nhập khẩu dệt may của Hoa Kỳ chỉ tăng từ 5 – 7% nhưng chúng ta đã tăng 25 – 30%, có nghĩa là chúng ta đã “ăn” vào được thị phần của các thị trường khác.
Thế nhưng, khi chen trực diện, chúng ta sẽ phải tính tới hàng hoá của Trung Quốc xuất khẩu vào Hoa Kỳ?
Đúng vậy, Trung Quốc luôn luôn là một yếu tố rất quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đặc biệt là trong xuất khẩu. Hầu hết những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay đều là những mặt hàng mà Trung Quốc có thị phần xuất khẩu rất lớn. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc chiếm tới hơn 20% thị phần nhập khẩu của Hoa Kỳ, giày dép chiếm hơn 70%, đồ gỗ chiếm tới 60 – 70%.
Nói như vậy thì hàng hoá Việt Nam có thể cạnh tranh trực diện với hàng hoá Trung Quốc được không? Câu trả lời là có hàng hoá chúng ta có thể cạnh tranh trực diện, nhưng có hàng hoá chúng ta phải tránh đi.
Ví dụ như hàng dệt may, giày dép, Trung Quốc có đủ máy móc, nguyên phụ liệu, thiết kế mẫu mã, quy mô sản xuất rất lớn nên họ có thể bán giá rẻ. Nhưng quy mô của các doanh nghiệp Việt Nam nhỏ, nguyên phụ liệu nhập, máy móc nhập tạo giá thành đầu vào cao nên chúng ta rất khó có thể bán giá rẻ.
Vậy thì, đối với những ngành hàng này, chúng ta nên đi vào những mặt hàng có trị giá gia tăng cao. Điểm yếu của chúng ta là nguyên liệu đầu vào phải nhập nhiều, điểm mạnh của chúng ta là lao động khéo tay, nếu được đào tạo và quản lý tốt thì họ có thể sản xuất được những sản phẩm với trình độ công nghệ, kỹ thuật cao và năng suất cao. Có như vậy thì mới chen được.