Xúc tiến đầu tư vào Tây Bắc: Hết nạc mới vạc đến xương?
Việc thu hút đầu tư vào 12 tỉnh khu vực Tây Bắc dưới góc nhìn của những người trong cuộc
Hơn 109 nghìn km2, nhiều vùng đất chưa được khai phá cho phát triển kinh tế, gần 11,5 triệu người từ 12 tỉnh khu vực Tây Bắc có thể hy vọng gì ở Diễn đàn Xúc tiến đầu tư vào Tây Bắc lần thứ hai, dự kiến tổ chức tại Yên Bái vào ngày 10/12 tới?
Tại cuộc họp báo giới thiệu sự kiện sáng 15/11, nhiều vấn đề đã được một số đại diện ban tổ chức Diễn đàn là Ban chỉ đạo Tây Bắc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và lãnh đạo các tỉnh trả lời trước báo giới.
Đừng nhìn con số để ảo tưởng
Tại Diễn đàn Xúc tiến đầu tư vào Tây Bắc lần thứ nhất, được tổ chức tại Lào Cai năm 2008, đã có 13 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư 3 tỷ USD. Vậy số vốn thực hiện cụ thể của các dự án này là bao nhiêu? Và dự kiến số vốn đăng ký đầu tư tại Diễn đàn lần này?
Ông Lê Khả Đấu - Phó trưởng ban Ban chỉ đạo Tây Bắc: Đấy là trao giấy chứng nhận đầu tư, còn việc thực hiện vốn đầu tư, theo tôi, là một quá trình chắc là gian truân lắm. Các nhà đầu tư càng giỏi giang thì càng nghiên cứu kỹ, lâu. Tức là nó đã qua một quá trình nghiên cứu công phu và kỹ lưỡng, tại diễn đàn đó, mình mới có hoạt động là trao giấy chứng nhận đầu tư cho 13 dự án. Con số 3 tỷ USD nên hiểu như thế thì đúng hơn.
Cho nên, bảo là qua diễn đàn này thu hút được 3 tỷ USD thì lại là ngộ nhận.
Nhưng nên hiểu là cuộc đó (diễn đàn lần thứ nhất - PV) chưa có khống chế về đối tượng, tất cả các nhà đầu tư thuộc bất kỳ lĩnh vực nào thì chúng tôi đều hoan nghênh và mời gọi. Mở rộng như vậy nên các lĩnh vực khai thác khoáng sản, thủy điện, các nhà đầu tư hăng hái đăng ký rất nhiều và số vốn cũng rất lớn. Như chúng ta biết, 1MW công suất nhà máy thủy điện thì phải tương đương với suất đầu tư khoảng 1,5 triệu USD, còn 1.000 MW thì phải 1,5 tỷ USD.
Nhưng mà lần này thì khác một chút. Tại diễn đàn lần hai này, chúng tôi sẽ gom vào 3 lĩnh vực chủ yếu. Thứ nhất là công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản. Có thể nói, với lĩnh vực này, một đồng vốn đầu tư chế biến mang lại lợi ích rất nhiều cho người dân cung cấp nguyên liệu, là cư dân bản địa. Thế thì đây là ưu tiên số 1.
Ưu tiên số hai là kêu gọi đầu tư kết cấu hạ tầng mà trực tiếp nhất là hệ thống giao thông đường bộ để tháo gỡ điểm nghẽn cho phát triển vùng Tây Bắc.
Thứ ba là một tiềm năng hiển hiện của vùng, phát triển du lịch dịch vụ. Ngoài ra có mở rộng thêm là trồng rừng nguyên liệu và đào tạo nguồn nhân lực cũng là dịch vụ mà vùng Tây Bắc đang rất hy vọng kêu gọi đầu tư vào dịp này.
Đương nhiên, các lĩnh vực khác vẫn được hoan nghênh, chứ không phải là hạn chế. Ví dụ như lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, thủy điện vừa và nhỏ…
Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Nói thật là chúng tôi vẫn chưa có con số thống kê vốn thực hiện của các khoản ký kết lần trước. Nhưng, vốn thực hiện thì phải có lộ trình, bất kể dự án nào và đặc biệt là dự án lớn, thời gian triển khai và giải ngân thường kéo dài.
Thứ hai nữa, vừa qua cả thế giới rơi vào khủng hoảng nên có thể khi cam kết dự kiến là như vậy nhưng khi triển khai vướng vào khủng hoảng thì có khi nhà đầu tư phải điều chỉnh chương trình, kế hoạch đầu tư của mình.
Nếu nói như một số nhà nghiên cứu vừa rồi, đầu tư nước ngoài đăng ký vào 12 tỷ USD mà giải ngân 9 tỷ USD là hiệu quả rất cao (số liệu 10 tháng năm 2010 - PV). Nói thật, 9 tỷ USD là dư âm của những năm trước, có khi dự án từ 5-7 năm cơ. Bây giờ, tiến độ dự án mới giai đoạn 2, giai đoạn 3 họ rót vào. Không thể lấy 9 tỷ USD so với 12 tỷ USD được, nó có cái gì đó khập khiễng.
Hơn 71 tỷ USD năm 2008 thì có khi đến năm nay mới được giải ngân. Năm ngoái đăng ký có khi năm nay chưa giải ngân được, ví dụ là như vậy.
Nhưng rõ ràng, 2008 là năm thu hút đầu tư đỉnh cao. Năm nay, dường như tình hình đã khác và có thể sự quan tâm của nhà đầu tư sẽ giảm. Quan điểm của các ông?
Ông Đỗ Nhất Hoàng: Chúng ta cứ nhìn con số 71,7 tỷ USD của năm 2008 để nghĩ chúng ta là điểm đến rất là hấp dẫn thì nhiều câu chuyện sẽ trở thành ảo tưởng và vô hiệu hóa tất cả nỗ lực của chúng ta.
Trong lập kế hoạch thu hút đầu tư của chúng tôi xây dựng hiện nay, hàng năm thu hút khoảng 22-25 tỷ USD vốn đăng ký thôi. Con số này là chúng tôi căn cứ trên thực tế khả năng giải ngân, cũng như hấp thụ của nền kinh tế.
Chúng tôi bây giờ đi vào thực chất hơn, không công bố để gọi là số đẹp nữa, mà để chúng ta nhìn thấy thực sự cái độ hấp dẫn của ta và độ hấp thụ của ta, để đưa ra kế hoạch phù hợp.
Với hội nghị này, kết quả đầu tư có thể có ngay trong năm 2011, nhưng cũng có thể có trong năm 2012, 2013. Mình cũng chưa thể hình dung là nó sẽ có trong năm 2011 là bao nhiêu.
Thế nhưng, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong những năm qua để cài thiện những vùng này rất là đáng kể. Các nhà đầu tư sẽ thấy được để mà quan tâm hơn nữa. Tôi tin rằng số vốn đầu tư vào các tỉnh Tây Bắc sẽ lớn hơn lần trước.
Có lý do gì cụ thể hơn để ông tin như thế?
Ông Đỗ Nhất Hoàng: Thú thực là khi tiếp xúc các nhà đầu tư, người ta bắt đầu cảm thấy được sự bão hòa ở các tỉnh miền Nam và miền Trung, các tỉnh loanh quanh Hà Nội rồi. Gần đây, bắt đầu họ nghĩ tới những vùng mới, những lĩnh vực mới, mà vùng Tây Bắc là miền họ nghĩ tới.
Bởi vì, điều chúng tôi nhìn thấy là nhiều nhà đầu tư nói rằng giá nhân công và chi phí ở Trung Quốc cao, hiện gấp đôi chúng ta, cho nên họ muốn chuyển đầu tư sang Việt Nam. Khi họ chuyển sang thì họ chọn vị trí có thể giao thương với Trung Quốc, để họ lấy địa bàn hoạt động có chi phí thấp, sau khi có sản phẩm lại chuyển ngược về Trung Quốc. Chúng tôi vừa rồi tiếp xúc rất nhiều nhà đầu tư và thấy rằng họ có hướng là như vậy.
Thế thì, vùng Tây Bắc đây có rất nhiều lợi thế, nhiều tiềm năng thế mạnh và có nguồn nhân lực dồi dào. Bà con ta ở những vùng này lại hiền lành, chịu khó, lao động ổn định hơn. Nhiều vùng hiện nay có chuyện, lao động làm một thời gian ở vùng này, sau lại chuyển đi vùng khác. Thì đấy là nhiều nhà đầu tư gặp chúng tôi có nhận xét như vậy. Cho nên, về mặt nhân lực, chúng tôi thấy có cái tốt.
Cái nữa là cơ sở hạ tầng, nhiều đường quốc lộ trục chính, Nhà nước đã đầu tư và hoạt động rất tốt. Hiện nay, Nhà nước vẫn tiếp tục đầu tư về kết cấu hạ tầng cho khu vực Tây Bắc.
Cho nên, với sự nỗ lực đó và với xu thế của nhà đầu tư như vậy, tôi tin rằng trong thời gian tới, đầu tư vào Tây Bắc sẽ hơn số liệu mà chúng ta đã công bố của những năm trước.
Thời gian qua, chúng tôi cũng xác định các nhà đầu tư tiềm năng để mà động viên họ, vận động họ, phân tích cho họ để đầu tư vào khu vực này. Một số nhà đầu tư bắt đầu đi khảo sát và họ làm thật. Tôi không dám nói dự án nào nhưng mà dự án lớn đấy, hàng trăm triệu chứ không ít đâu. Họ đang nghiên cứu mấy nước nhưng tôi vận động họ vào đây, vì họ cũng cần sự liên thông với Trung Quốc.
Thế còn con số cụ thể, cả nước có 22 tỷ USD mà bảo vùng Tây Bắc có 1-2 tỷ USD là ít hơn lần xúc tiến đầu tư trước, hay bảo 5 tỷ USD, chiếm 1/4 cả nước thì nghe cũng vô lý.
“Nói thật là xương lắm”
Các ông dự định xúc tiến thu hút đầu tư thế nào với các tỉnh mà đa số có chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) rất thấp, và nhiều doanh nghiệp hiện vẫn còn lo ngại thủ tục hành chính chưa thông thoáng như kỳ vọng?
Ông Lê Khả Đấu: Vùng Tây Bắc có những yếu tố khó khăn khách quan mà ảnh hưởng ít nhiều đến thứ tự xếp hạng cạnh tranh của toàn vùng, ví dụ như đường xá xa xôi dẫn đến giá thành sản phẩm cao lên. Đó là khó khăn khách quan mà phải có một quá trình mới khắc phục được.
Tuy nhiên, có điều là khó khăn về hạ tầng, về trình độ phát triển, nhưng nhiệm vụ cải cách hành chính thì vùng Tây Bắc đã có rất nhiều cố gắng. Cũng rất là tỉnh cờ, trong năm 2009, Lào Cai xếp thứ 5 trên bảng xếp hạng PCI. Trong điều kiện khó khăn như vậy, một tỉnh miền núi địa đầu xếp hạng thứ 5, tôi cho là rất đáng quý.
Tôi đảm bảo là ý thức của lãnh đạo các địa phương trong vùng thì bao giờ cũng nghĩ là phải tạo ra môi trường đặc biệt thuận lợi, thậm chí là có những cái ưu đãi hơn so với các địa bàn gần trung tâm hơn để mà thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn.
Nhưng được hưởng nhiều ưu đãi đối với tỉnh miền núi, khu vực nghèo, vì sao các tỉnh Tây Bắc thu hút đầu tư còn hạn chế? Các nhà đầu tư nhìn nhận thế nào về các ưu đãi, thưa các ông?
Ông Đỗ Nhất Hoàng: Nói thật, ưu đãi đầu tư chỉ là một trong nhiều yếu tố quan trọng để đánh giá môi trường đầu tư. Tôi tiếp xúc với nhiều nhà đầu tư thì họ bảo quan tâm đến các ưu đãi chỉ có mức độ mà quan trọng là đầu vào, đầu ra của sản xuất và môi trường để họ kinh doanh có tốt hay không.
Nhiều dự án gần đây chúng ta kêu gọi vào, câu đầu tiên nhà đầu tư họ không hỏi là ưu đãi đầu tư đâu, họ hỏi nguồn nhân lực các ông có không, vị trí của ông có gần sân bay bến cảng không… Ví dụ như có nhà đầu tư yêu cầu phải vận chuyển thuận tiện, nếu mà lên các khu vực khó khăn có mà miễn thuế và tất cả bằng không, tính tiền vận chuyển vào cũng quá tội.
Chúng tôi vẫn nói đùa là có cho không mảnh đất ở những nơi rất khó khăn, chính chúng ta cũng chẳng mấy khi lên, nói chi là thu hút được nhà đầu tư nước ngoài. Đấy là chưa nói đến các điều kiện khác như cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, điều kiện sống… thì nói thật là khó.
Cách đây khoảng hơn 10 năm, khi cơ chế còn linh hoạt chứ không phải như bây giờ, ưu đãi miền Bắc nhiều hơn miền Nam, có nhà đầu tư họ bảo, ưu đãi nữa tôi cũng không ra Bắc. Ngày xưa, họ vẫn quan niệm miền Nam năng động hơn.
Thế nhưng bây giờ, có nhiều nhà đầu tư đang hướng ra Bắc, đơn giản vì, vào miền Nam nguồn nhân lực không có, toàn dân miền Bắc đi vào Nam, Đồng Nai, Bình Dương dân Bắc bây giờ rất nhiều. Do trong đó lương tăng ít thôi nhưng chi phí sinh hoạt thì ngày càng cao lên, người lao động họ rút về gần nhà chi phí thấp hơn, đâm ra bây giờ nhà đầu tư chuyển ra Bắc.
Cho nên, vừa qua ưu đãi của chúng ta ngày càng siết lại, ưu đãi đủ mức cho những dự án thực sự là chúng ta có nhu cầu, cái gì cần thì ưu đãi, không cần thì không ưu đãi nữa.
Đầu vào, đầu ra sản xuất là quan trọng với nhà đầu tư, vậy vì sao không chọn phát triển cơ sở hạ tầng, kết nối với các trung tâm kinh tế là ưu tiên số một cho thu hút đầu tư?
Ông Đỗ Nhất Hoàng: Ba trụ cột để phát triển được đặt ra là cải cách hành chính, phát triển hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực. Trong công tác quản lý hành chính, các bộ, ngành và địa phương đều ưu tiên 3 vấn đề này, nó là cốt lõi, cái chúng ta rất là quan tâm.
Nhưng cũng phải nói thật là không phải hô hào, ai cũng biết là thế, nhưng liệu nhà đầu tư có vào hay không? Đâm ra, chúng ta phải nói tiềm năng của vùng, cái mà người ta làm được ngay. Còn cơ sở hạ tầng, nói thật vào đấy nó xương lắm. Có khi họ vào trước các vùng ở dưới này vì vận chuyển ở đây có mấy đâu.
Cho nên, nói đi thì phải nói lại, nó hay đấy nhưng thực tế biết có vào hay không. Người ta chọn chứ, hết nạc mới vạc đến xương. Phải nói thực chất với nhau như vậy, chứ không phải nói để cho hay, cuối cùng sang năm các anh lại chất vấn, thế bảo họ vào thì có vào đâu, thì chúng tôi thua.
Chú trọng liên kết phát triển vùng
Nhân nói về liên kết phát triển toàn vùng, xin hỏi vấn đề hợp tác vùng trong thu hút đầu tư tại Tây Bắc như thế nào?
Ông Lê Khả Đấu: Hiện nay, kế hoạch hóa theo ngành, theo địa phương thực hiện khá tốt, nhưng còn kế hoạch hóa theo vùng lãnh thổ thì dường như nó còn có những mặt chưa đầy đủ. Có thể nói, những dự án nằm ở nhiều địa phương, nếu không liên kết được các địa phương với nhau thì có khi nó cắt khúc ra. Mà không gian kinh tế với không gian hành chính vốn dĩ không phải lúc nào cũng khớp nối với nhau.
Tại diễn đàn lần này, chúng tôi muốn khắc phục cái tạm gọi là cát cứ, nếu còn có theo hành chính, để tạo liên kết theo không gian kinh tế. Ý của nó là như vậy.
Về vấn đề này, ông có tổng kết nào không, ví nếu tập trung giải quyết các ách tắc trong liên kết vùng, có khi cũng tạo hiệu quả chẳng khác thu hút đầu tư mới?
Ông Lê Khả Đấu: Đúng. Và chính vì vậy, chúng tôi có một nội dung Bộ Giao thông Vận tải chủ trì một thảo luận chuyên đề phát triển kết cấu hạ tầng mà chủ yếu là đường giao thông, để cho nó xóa đi những cách trở mà do vấn đề hành chính, do phân cấp hiện nay chúng ta đang vướng phải.
Hy vọng hoạt động như thế này sẽ góp phần khắc phục những hạn chế đó.
Vậy khi nhiều tỉnh cùng tham gia xúc tiến đầu tư trong lần này, các chính sách nào được áp dụng để tạo ra lợi thế canh tranh của tỉnh mình?
Ông Hoàng Thương Lượng, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái: Phải nói là cũng nhiều tỉnh trong cả nước này, không riêng gì Yên Bái, tỉnh nào cũng có cái rải thảm của mình, có tỉnh thì thảm đỏ, có tỉnh thì thảm hồng, có tỉnh thì thảm nhung… Cái thảm đó là gì? Là cơ chế, chính sách, cũng như cái quản lý, điều hành cụ thể của từng địa phương.
Yên Bái cũng không mong rằng cái thảm của mình trông hấp dẫn hơn hay là đi êm hơn so với thảm của các địa phương khác, nhưng trong thời gian vừa qua và tới đây, tỉnh Yên Bái chúng tôi sẽ tiếp thực hiện cởi mở các vẫn đề chính sách thuộc thẩm quyền của tỉnh mình.
Tại cuộc họp báo giới thiệu sự kiện sáng 15/11, nhiều vấn đề đã được một số đại diện ban tổ chức Diễn đàn là Ban chỉ đạo Tây Bắc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và lãnh đạo các tỉnh trả lời trước báo giới.
Đừng nhìn con số để ảo tưởng
Tại Diễn đàn Xúc tiến đầu tư vào Tây Bắc lần thứ nhất, được tổ chức tại Lào Cai năm 2008, đã có 13 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư 3 tỷ USD. Vậy số vốn thực hiện cụ thể của các dự án này là bao nhiêu? Và dự kiến số vốn đăng ký đầu tư tại Diễn đàn lần này?
Ông Lê Khả Đấu - Phó trưởng ban Ban chỉ đạo Tây Bắc: Đấy là trao giấy chứng nhận đầu tư, còn việc thực hiện vốn đầu tư, theo tôi, là một quá trình chắc là gian truân lắm. Các nhà đầu tư càng giỏi giang thì càng nghiên cứu kỹ, lâu. Tức là nó đã qua một quá trình nghiên cứu công phu và kỹ lưỡng, tại diễn đàn đó, mình mới có hoạt động là trao giấy chứng nhận đầu tư cho 13 dự án. Con số 3 tỷ USD nên hiểu như thế thì đúng hơn.
Cho nên, bảo là qua diễn đàn này thu hút được 3 tỷ USD thì lại là ngộ nhận.
Nhưng nên hiểu là cuộc đó (diễn đàn lần thứ nhất - PV) chưa có khống chế về đối tượng, tất cả các nhà đầu tư thuộc bất kỳ lĩnh vực nào thì chúng tôi đều hoan nghênh và mời gọi. Mở rộng như vậy nên các lĩnh vực khai thác khoáng sản, thủy điện, các nhà đầu tư hăng hái đăng ký rất nhiều và số vốn cũng rất lớn. Như chúng ta biết, 1MW công suất nhà máy thủy điện thì phải tương đương với suất đầu tư khoảng 1,5 triệu USD, còn 1.000 MW thì phải 1,5 tỷ USD.
Nhưng mà lần này thì khác một chút. Tại diễn đàn lần hai này, chúng tôi sẽ gom vào 3 lĩnh vực chủ yếu. Thứ nhất là công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản. Có thể nói, với lĩnh vực này, một đồng vốn đầu tư chế biến mang lại lợi ích rất nhiều cho người dân cung cấp nguyên liệu, là cư dân bản địa. Thế thì đây là ưu tiên số 1.
Ưu tiên số hai là kêu gọi đầu tư kết cấu hạ tầng mà trực tiếp nhất là hệ thống giao thông đường bộ để tháo gỡ điểm nghẽn cho phát triển vùng Tây Bắc.
Thứ ba là một tiềm năng hiển hiện của vùng, phát triển du lịch dịch vụ. Ngoài ra có mở rộng thêm là trồng rừng nguyên liệu và đào tạo nguồn nhân lực cũng là dịch vụ mà vùng Tây Bắc đang rất hy vọng kêu gọi đầu tư vào dịp này.
Đương nhiên, các lĩnh vực khác vẫn được hoan nghênh, chứ không phải là hạn chế. Ví dụ như lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, thủy điện vừa và nhỏ…
Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Nói thật là chúng tôi vẫn chưa có con số thống kê vốn thực hiện của các khoản ký kết lần trước. Nhưng, vốn thực hiện thì phải có lộ trình, bất kể dự án nào và đặc biệt là dự án lớn, thời gian triển khai và giải ngân thường kéo dài.
Thứ hai nữa, vừa qua cả thế giới rơi vào khủng hoảng nên có thể khi cam kết dự kiến là như vậy nhưng khi triển khai vướng vào khủng hoảng thì có khi nhà đầu tư phải điều chỉnh chương trình, kế hoạch đầu tư của mình.
Nếu nói như một số nhà nghiên cứu vừa rồi, đầu tư nước ngoài đăng ký vào 12 tỷ USD mà giải ngân 9 tỷ USD là hiệu quả rất cao (số liệu 10 tháng năm 2010 - PV). Nói thật, 9 tỷ USD là dư âm của những năm trước, có khi dự án từ 5-7 năm cơ. Bây giờ, tiến độ dự án mới giai đoạn 2, giai đoạn 3 họ rót vào. Không thể lấy 9 tỷ USD so với 12 tỷ USD được, nó có cái gì đó khập khiễng.
Hơn 71 tỷ USD năm 2008 thì có khi đến năm nay mới được giải ngân. Năm ngoái đăng ký có khi năm nay chưa giải ngân được, ví dụ là như vậy.
Nhưng rõ ràng, 2008 là năm thu hút đầu tư đỉnh cao. Năm nay, dường như tình hình đã khác và có thể sự quan tâm của nhà đầu tư sẽ giảm. Quan điểm của các ông?
Ông Đỗ Nhất Hoàng: Chúng ta cứ nhìn con số 71,7 tỷ USD của năm 2008 để nghĩ chúng ta là điểm đến rất là hấp dẫn thì nhiều câu chuyện sẽ trở thành ảo tưởng và vô hiệu hóa tất cả nỗ lực của chúng ta.
Trong lập kế hoạch thu hút đầu tư của chúng tôi xây dựng hiện nay, hàng năm thu hút khoảng 22-25 tỷ USD vốn đăng ký thôi. Con số này là chúng tôi căn cứ trên thực tế khả năng giải ngân, cũng như hấp thụ của nền kinh tế.
Chúng tôi bây giờ đi vào thực chất hơn, không công bố để gọi là số đẹp nữa, mà để chúng ta nhìn thấy thực sự cái độ hấp dẫn của ta và độ hấp thụ của ta, để đưa ra kế hoạch phù hợp.
Với hội nghị này, kết quả đầu tư có thể có ngay trong năm 2011, nhưng cũng có thể có trong năm 2012, 2013. Mình cũng chưa thể hình dung là nó sẽ có trong năm 2011 là bao nhiêu.
Thế nhưng, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong những năm qua để cài thiện những vùng này rất là đáng kể. Các nhà đầu tư sẽ thấy được để mà quan tâm hơn nữa. Tôi tin rằng số vốn đầu tư vào các tỉnh Tây Bắc sẽ lớn hơn lần trước.
Có lý do gì cụ thể hơn để ông tin như thế?
Ông Đỗ Nhất Hoàng: Thú thực là khi tiếp xúc các nhà đầu tư, người ta bắt đầu cảm thấy được sự bão hòa ở các tỉnh miền Nam và miền Trung, các tỉnh loanh quanh Hà Nội rồi. Gần đây, bắt đầu họ nghĩ tới những vùng mới, những lĩnh vực mới, mà vùng Tây Bắc là miền họ nghĩ tới.
Bởi vì, điều chúng tôi nhìn thấy là nhiều nhà đầu tư nói rằng giá nhân công và chi phí ở Trung Quốc cao, hiện gấp đôi chúng ta, cho nên họ muốn chuyển đầu tư sang Việt Nam. Khi họ chuyển sang thì họ chọn vị trí có thể giao thương với Trung Quốc, để họ lấy địa bàn hoạt động có chi phí thấp, sau khi có sản phẩm lại chuyển ngược về Trung Quốc. Chúng tôi vừa rồi tiếp xúc rất nhiều nhà đầu tư và thấy rằng họ có hướng là như vậy.
Thế thì, vùng Tây Bắc đây có rất nhiều lợi thế, nhiều tiềm năng thế mạnh và có nguồn nhân lực dồi dào. Bà con ta ở những vùng này lại hiền lành, chịu khó, lao động ổn định hơn. Nhiều vùng hiện nay có chuyện, lao động làm một thời gian ở vùng này, sau lại chuyển đi vùng khác. Thì đấy là nhiều nhà đầu tư gặp chúng tôi có nhận xét như vậy. Cho nên, về mặt nhân lực, chúng tôi thấy có cái tốt.
Cái nữa là cơ sở hạ tầng, nhiều đường quốc lộ trục chính, Nhà nước đã đầu tư và hoạt động rất tốt. Hiện nay, Nhà nước vẫn tiếp tục đầu tư về kết cấu hạ tầng cho khu vực Tây Bắc.
Cho nên, với sự nỗ lực đó và với xu thế của nhà đầu tư như vậy, tôi tin rằng trong thời gian tới, đầu tư vào Tây Bắc sẽ hơn số liệu mà chúng ta đã công bố của những năm trước.
Thời gian qua, chúng tôi cũng xác định các nhà đầu tư tiềm năng để mà động viên họ, vận động họ, phân tích cho họ để đầu tư vào khu vực này. Một số nhà đầu tư bắt đầu đi khảo sát và họ làm thật. Tôi không dám nói dự án nào nhưng mà dự án lớn đấy, hàng trăm triệu chứ không ít đâu. Họ đang nghiên cứu mấy nước nhưng tôi vận động họ vào đây, vì họ cũng cần sự liên thông với Trung Quốc.
Thế còn con số cụ thể, cả nước có 22 tỷ USD mà bảo vùng Tây Bắc có 1-2 tỷ USD là ít hơn lần xúc tiến đầu tư trước, hay bảo 5 tỷ USD, chiếm 1/4 cả nước thì nghe cũng vô lý.
“Nói thật là xương lắm”
Các ông dự định xúc tiến thu hút đầu tư thế nào với các tỉnh mà đa số có chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) rất thấp, và nhiều doanh nghiệp hiện vẫn còn lo ngại thủ tục hành chính chưa thông thoáng như kỳ vọng?
Ông Lê Khả Đấu: Vùng Tây Bắc có những yếu tố khó khăn khách quan mà ảnh hưởng ít nhiều đến thứ tự xếp hạng cạnh tranh của toàn vùng, ví dụ như đường xá xa xôi dẫn đến giá thành sản phẩm cao lên. Đó là khó khăn khách quan mà phải có một quá trình mới khắc phục được.
Tuy nhiên, có điều là khó khăn về hạ tầng, về trình độ phát triển, nhưng nhiệm vụ cải cách hành chính thì vùng Tây Bắc đã có rất nhiều cố gắng. Cũng rất là tỉnh cờ, trong năm 2009, Lào Cai xếp thứ 5 trên bảng xếp hạng PCI. Trong điều kiện khó khăn như vậy, một tỉnh miền núi địa đầu xếp hạng thứ 5, tôi cho là rất đáng quý.
Tôi đảm bảo là ý thức của lãnh đạo các địa phương trong vùng thì bao giờ cũng nghĩ là phải tạo ra môi trường đặc biệt thuận lợi, thậm chí là có những cái ưu đãi hơn so với các địa bàn gần trung tâm hơn để mà thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn.
Nhưng được hưởng nhiều ưu đãi đối với tỉnh miền núi, khu vực nghèo, vì sao các tỉnh Tây Bắc thu hút đầu tư còn hạn chế? Các nhà đầu tư nhìn nhận thế nào về các ưu đãi, thưa các ông?
Ông Đỗ Nhất Hoàng: Nói thật, ưu đãi đầu tư chỉ là một trong nhiều yếu tố quan trọng để đánh giá môi trường đầu tư. Tôi tiếp xúc với nhiều nhà đầu tư thì họ bảo quan tâm đến các ưu đãi chỉ có mức độ mà quan trọng là đầu vào, đầu ra của sản xuất và môi trường để họ kinh doanh có tốt hay không.
Nhiều dự án gần đây chúng ta kêu gọi vào, câu đầu tiên nhà đầu tư họ không hỏi là ưu đãi đầu tư đâu, họ hỏi nguồn nhân lực các ông có không, vị trí của ông có gần sân bay bến cảng không… Ví dụ như có nhà đầu tư yêu cầu phải vận chuyển thuận tiện, nếu mà lên các khu vực khó khăn có mà miễn thuế và tất cả bằng không, tính tiền vận chuyển vào cũng quá tội.
Chúng tôi vẫn nói đùa là có cho không mảnh đất ở những nơi rất khó khăn, chính chúng ta cũng chẳng mấy khi lên, nói chi là thu hút được nhà đầu tư nước ngoài. Đấy là chưa nói đến các điều kiện khác như cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, điều kiện sống… thì nói thật là khó.
Cách đây khoảng hơn 10 năm, khi cơ chế còn linh hoạt chứ không phải như bây giờ, ưu đãi miền Bắc nhiều hơn miền Nam, có nhà đầu tư họ bảo, ưu đãi nữa tôi cũng không ra Bắc. Ngày xưa, họ vẫn quan niệm miền Nam năng động hơn.
Thế nhưng bây giờ, có nhiều nhà đầu tư đang hướng ra Bắc, đơn giản vì, vào miền Nam nguồn nhân lực không có, toàn dân miền Bắc đi vào Nam, Đồng Nai, Bình Dương dân Bắc bây giờ rất nhiều. Do trong đó lương tăng ít thôi nhưng chi phí sinh hoạt thì ngày càng cao lên, người lao động họ rút về gần nhà chi phí thấp hơn, đâm ra bây giờ nhà đầu tư chuyển ra Bắc.
Cho nên, vừa qua ưu đãi của chúng ta ngày càng siết lại, ưu đãi đủ mức cho những dự án thực sự là chúng ta có nhu cầu, cái gì cần thì ưu đãi, không cần thì không ưu đãi nữa.
Đầu vào, đầu ra sản xuất là quan trọng với nhà đầu tư, vậy vì sao không chọn phát triển cơ sở hạ tầng, kết nối với các trung tâm kinh tế là ưu tiên số một cho thu hút đầu tư?
Ông Đỗ Nhất Hoàng: Ba trụ cột để phát triển được đặt ra là cải cách hành chính, phát triển hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực. Trong công tác quản lý hành chính, các bộ, ngành và địa phương đều ưu tiên 3 vấn đề này, nó là cốt lõi, cái chúng ta rất là quan tâm.
Nhưng cũng phải nói thật là không phải hô hào, ai cũng biết là thế, nhưng liệu nhà đầu tư có vào hay không? Đâm ra, chúng ta phải nói tiềm năng của vùng, cái mà người ta làm được ngay. Còn cơ sở hạ tầng, nói thật vào đấy nó xương lắm. Có khi họ vào trước các vùng ở dưới này vì vận chuyển ở đây có mấy đâu.
Cho nên, nói đi thì phải nói lại, nó hay đấy nhưng thực tế biết có vào hay không. Người ta chọn chứ, hết nạc mới vạc đến xương. Phải nói thực chất với nhau như vậy, chứ không phải nói để cho hay, cuối cùng sang năm các anh lại chất vấn, thế bảo họ vào thì có vào đâu, thì chúng tôi thua.
Chú trọng liên kết phát triển vùng
Nhân nói về liên kết phát triển toàn vùng, xin hỏi vấn đề hợp tác vùng trong thu hút đầu tư tại Tây Bắc như thế nào?
Ông Lê Khả Đấu: Hiện nay, kế hoạch hóa theo ngành, theo địa phương thực hiện khá tốt, nhưng còn kế hoạch hóa theo vùng lãnh thổ thì dường như nó còn có những mặt chưa đầy đủ. Có thể nói, những dự án nằm ở nhiều địa phương, nếu không liên kết được các địa phương với nhau thì có khi nó cắt khúc ra. Mà không gian kinh tế với không gian hành chính vốn dĩ không phải lúc nào cũng khớp nối với nhau.
Tại diễn đàn lần này, chúng tôi muốn khắc phục cái tạm gọi là cát cứ, nếu còn có theo hành chính, để tạo liên kết theo không gian kinh tế. Ý của nó là như vậy.
Về vấn đề này, ông có tổng kết nào không, ví nếu tập trung giải quyết các ách tắc trong liên kết vùng, có khi cũng tạo hiệu quả chẳng khác thu hút đầu tư mới?
Ông Lê Khả Đấu: Đúng. Và chính vì vậy, chúng tôi có một nội dung Bộ Giao thông Vận tải chủ trì một thảo luận chuyên đề phát triển kết cấu hạ tầng mà chủ yếu là đường giao thông, để cho nó xóa đi những cách trở mà do vấn đề hành chính, do phân cấp hiện nay chúng ta đang vướng phải.
Hy vọng hoạt động như thế này sẽ góp phần khắc phục những hạn chế đó.
Vậy khi nhiều tỉnh cùng tham gia xúc tiến đầu tư trong lần này, các chính sách nào được áp dụng để tạo ra lợi thế canh tranh của tỉnh mình?
Ông Hoàng Thương Lượng, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái: Phải nói là cũng nhiều tỉnh trong cả nước này, không riêng gì Yên Bái, tỉnh nào cũng có cái rải thảm của mình, có tỉnh thì thảm đỏ, có tỉnh thì thảm hồng, có tỉnh thì thảm nhung… Cái thảm đó là gì? Là cơ chế, chính sách, cũng như cái quản lý, điều hành cụ thể của từng địa phương.
Yên Bái cũng không mong rằng cái thảm của mình trông hấp dẫn hơn hay là đi êm hơn so với thảm của các địa phương khác, nhưng trong thời gian vừa qua và tới đây, tỉnh Yên Bái chúng tôi sẽ tiếp thực hiện cởi mở các vẫn đề chính sách thuộc thẩm quyền của tỉnh mình.