Xúc tiến thương mại: Bí quyết của Thái Lan
Có 5 bí quyết đưa Thái Lan trở thành nước có “công nghệ” xúc tiến thương mại mạnh nhất trong khu vực
Nhạy bén với nhu cầu của thị trường để kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp. Với chiến lược này, Thái Lan đã trở thành nước có “công nghệ” xúc tiến thương mại mạnh nhất trong khu vực.
Tại Diễn đàn Xúc tiến thương mại châu Á lần thứ 21 với chủ đề “Thách thức đối với các tổ chức thương mại: Phục vụ cộng đồng doanh nghiệp chuyên nghiệp và hiệu qủa hơn”, ông Rachane Potjianasuntom, Cục trưởng Cục Xúc tiến xuất khẩu Thái Lan (DEP) đã có cuộc trao đổi với VnEconomy về kinh nghiệm này.
Ở Thái Lan Cục xúc tiến xuất khẩu (DEP) chính thức được thành lập từ năm nào và cục đã nhận được những sự hỗ trợ như thế nào từ phía Chính phủ?
Được thành lập từ năm 1952, Cục xúc tiến xuất khẩu của Thái Lan đã có 56 năm hoạt động. Ngay từ khi Thái Lan còn là một nước có nền nông nghiệp chưa phát triển chủ yếu xuất khẩu nông sản. Chính phủ Thái Lan đã bắt đầu chú ý đến lĩnh vực này.
Từ thập kỷ 80 của thế kỷ trước, chính phủ Thái Lan đã rất chú ý thu hút đầu tư vào sản xuất công nghiệp, hướng đến một nền sản xuất công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì thế ngoài nông sản, thực phẩm, 1/2 hàng xuất khẩu của chúng tôi còn là các sản phẩm công nghiệp như ô tô, thiết bị gia dụng.
Tiếp đến các sản phẩm xuất khẩu như dệt may, đồ gia dụng, trang sức cũng rất được quan tâm hỗ trợ. 10 năm trở lại đây, Thái Lan lại đặc biệt chú trọng tới phát triển dịch vụ dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn, y tế và giáo dục.
Thực tế, đây là một lĩnh vực nhận được rất nhiều sự quan tâm từ chính phủ vì hoạt động xuất khẩu thường xuyên đóng góp tới 65% GDP của cả nước. 1/3 dân số Thái Lan đang trực tiếp tham gia vào hoạt động này.
Trong hoạt động của mình DEP đã có những hỗ trợ cụ thể gì đối với các doanh nghiệp?
Để phát triển một ngành công nghiệp và tạo ra được những sản phẩm xuất khẩu là công việc không thể làm trong một sớm một chiếu. Vì vậy, chúng tôi đặc biệt quan tâm và hỗ trợ doanh nghiệp ở năm hoạt động cụ thể sau:
Thứ nhất là vấn đề thông tin thị trường. Đây là điều mà tất cả các doanh nghiệp đều rất thiếu. Không chỉ cung cấp cho các doanh nghiệp về nhu cầu của thị trường, DEP còn giúp họ tìm hiểu về các tiêu chí đối với sản phẩm đó ở các thị trường khác nhau để doanh nghiệp có thể tiếp cận.
Thứ hai là vấn đề đào tạo nhân lực. Nhân lực cũng là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc xây dựng chiến lược xúc tiến thương mại. Trong hoạt động, DEP đẩy mạnh việc thành lập các trung tâm đào tạo kỹ năng thị trường cho các doanh nhân. Đồng thời, DEP thường xuyên tiến hành tổ chức các hội thảo, các khóa học với các diễn giả - đó là các doanh nhân thành đạt đến từ các tổng công ty lớn, các chuyên gia nước ngoài để mọi người có thể chia sẻ kinh nghiệm.
Thứ ba là vấn đề phát triển sản phẩm. Chúng tôi luôn quan niệm, trong thời kỳ cạnh tranh mạnh mẽ như hiện này, giá thành là một yếu tố quan trong nhưng không phải là quyết định. Vì vậy, DEP đặc biệt chú ý hướng các doanh nghiệp tới thiết kế sản phẩm. Ngoài tổ chức các buổi hội thảo, chúng tôi còn rất khuyến khích đưa các thợ giỏi tới học hỏi ở những trung tâm thiết kế lớn như Tokyo, Milan… để đưa ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Thứ tư là vấn đề xúc tiến thương mại. Mỗi năm ngay ở trong nước, DEP đều tổ chức từ 11-12 cuộc triển lãm quốc tế về các mặt hàng như: thực phẩm, trang sức để doanh nghiệp trong nước có thể tiếp cận và học hỏi được từ các doanh nghiệp cùng ngành hàng của nước bạn. Ngoài ra, DEP cũng thường xuyên tổ chức cho các đoàn doanh nghiệp trong nước đi tham quan, tham gia triển lãm tại nước ngoài.
Thứ năm, DEP còn phát triển mạng lưới văn phòng đại diện ở 56 nước và vùng lãnh thổ để thường xuyên cập nhật thông tin về nhu cầu, sự biến động của thị trường để kịp thời cung cấp cho các doannh nghiệp trong nước.
Với khối lượng công việc như vậy, hiện DEP có bao nhiêu nhân viên? Mỗi năm ngân sách cấp cho DEP bao nhiêu để thực hiện các hoạt động này?
Hiện tại DEP có khoảng 950 nhân viên. Tuy đội ngũ nhân viên không nhiều nhưng chúng tôi luôn hướng tới tính chuyên sâu. Mỗi người sẽ chỉ đảm nhận một ngành hàng cụ thể. Đội ngũ này cũng thường xuyên được cử đi học tập để nâng cao nghiệp vụ cả ở trong và ngoài nước.
Về kinh phí, hoạt động chính của DEP vẫn là ngân sách Nhà nước và sự đóng góp thêm của các doannh nghiệp tùy thuộc vào các hoạt động cụ thể. Mỗi năm bộ Thương mại nhận được khoảng 6 tỷ Baht (hơn 18 triệu USD) từ ngân sách phân bổ, Hơn một nửa trong số này được dùng cho hoạt động xúc tiến thương mại.
Ở Thái Lan xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư có phải là hai công việc tách rời?
Hai đơn vị này tuy thuộc hai cơ quan chủ quản khác nhau. Cơ quan Xúc tiến thương mại thuộc Bộ Thương mại và Cơ quan Xúc tiến đầu tư thuộc Bộ Công nghiệp với những nhiệm vụ, chức năng khác nhau. Tuy nhiên hai đơn vị này luôn có sự phối hợp, gắn kế và hỗ trợ cho nhau vì cùng mục tiêu đem lại lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp.
Ở Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn chỉ là xuất khẩu nguyên liệu thô và nhận các hợp đồng gia công ít mang lại hiệu quả. Vậy theo ông Việt Nam cần làm gì để nâng cao giá trị sản phẩm?
Đây là hiện tượng tương đối phổ biến đối với các nước đang phát triển. Nhưng tôi vẫn nhắc lại rằng để cạnh tranh và mang lại hiệu quả kinh tế cao thì chúng ta không nên chỉ cạnh tranh bằng giá mà phải cạnh tranh bằng thương hiệu. Và phải nâng cao chất lượng của sản phẩm để đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Khó khăn lớn nhất của DEP khi thực hiện xúc tiến thương mại là gì?
Thực tế không có con đường nào trải toàn hoa hồng. Trong mỗi bước đi chúng tôi đều phải tự học tập và rút ra các kinh nghiệm. Tuy nhiên, trong công việc này rất cần phải có chiến lược rõ ràng, rõ ràng. Nếu không hiểu và đánh giá đúng được nhu cầu của thị trường và khó khăn thực tế của doanh nghiệp thì rất dễ dẫn đến tình trạng lãng phí trong xúc tiến thương mại, hiệu quả mang lại không tương xứng.
Tại Diễn đàn Xúc tiến thương mại châu Á lần thứ 21 với chủ đề “Thách thức đối với các tổ chức thương mại: Phục vụ cộng đồng doanh nghiệp chuyên nghiệp và hiệu qủa hơn”, ông Rachane Potjianasuntom, Cục trưởng Cục Xúc tiến xuất khẩu Thái Lan (DEP) đã có cuộc trao đổi với VnEconomy về kinh nghiệm này.
Ở Thái Lan Cục xúc tiến xuất khẩu (DEP) chính thức được thành lập từ năm nào và cục đã nhận được những sự hỗ trợ như thế nào từ phía Chính phủ?
Được thành lập từ năm 1952, Cục xúc tiến xuất khẩu của Thái Lan đã có 56 năm hoạt động. Ngay từ khi Thái Lan còn là một nước có nền nông nghiệp chưa phát triển chủ yếu xuất khẩu nông sản. Chính phủ Thái Lan đã bắt đầu chú ý đến lĩnh vực này.
Từ thập kỷ 80 của thế kỷ trước, chính phủ Thái Lan đã rất chú ý thu hút đầu tư vào sản xuất công nghiệp, hướng đến một nền sản xuất công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì thế ngoài nông sản, thực phẩm, 1/2 hàng xuất khẩu của chúng tôi còn là các sản phẩm công nghiệp như ô tô, thiết bị gia dụng.
Tiếp đến các sản phẩm xuất khẩu như dệt may, đồ gia dụng, trang sức cũng rất được quan tâm hỗ trợ. 10 năm trở lại đây, Thái Lan lại đặc biệt chú trọng tới phát triển dịch vụ dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn, y tế và giáo dục.
Thực tế, đây là một lĩnh vực nhận được rất nhiều sự quan tâm từ chính phủ vì hoạt động xuất khẩu thường xuyên đóng góp tới 65% GDP của cả nước. 1/3 dân số Thái Lan đang trực tiếp tham gia vào hoạt động này.
Trong hoạt động của mình DEP đã có những hỗ trợ cụ thể gì đối với các doanh nghiệp?
Để phát triển một ngành công nghiệp và tạo ra được những sản phẩm xuất khẩu là công việc không thể làm trong một sớm một chiếu. Vì vậy, chúng tôi đặc biệt quan tâm và hỗ trợ doanh nghiệp ở năm hoạt động cụ thể sau:
Thứ nhất là vấn đề thông tin thị trường. Đây là điều mà tất cả các doanh nghiệp đều rất thiếu. Không chỉ cung cấp cho các doanh nghiệp về nhu cầu của thị trường, DEP còn giúp họ tìm hiểu về các tiêu chí đối với sản phẩm đó ở các thị trường khác nhau để doanh nghiệp có thể tiếp cận.
Thứ hai là vấn đề đào tạo nhân lực. Nhân lực cũng là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc xây dựng chiến lược xúc tiến thương mại. Trong hoạt động, DEP đẩy mạnh việc thành lập các trung tâm đào tạo kỹ năng thị trường cho các doanh nhân. Đồng thời, DEP thường xuyên tiến hành tổ chức các hội thảo, các khóa học với các diễn giả - đó là các doanh nhân thành đạt đến từ các tổng công ty lớn, các chuyên gia nước ngoài để mọi người có thể chia sẻ kinh nghiệm.
Thứ ba là vấn đề phát triển sản phẩm. Chúng tôi luôn quan niệm, trong thời kỳ cạnh tranh mạnh mẽ như hiện này, giá thành là một yếu tố quan trong nhưng không phải là quyết định. Vì vậy, DEP đặc biệt chú ý hướng các doanh nghiệp tới thiết kế sản phẩm. Ngoài tổ chức các buổi hội thảo, chúng tôi còn rất khuyến khích đưa các thợ giỏi tới học hỏi ở những trung tâm thiết kế lớn như Tokyo, Milan… để đưa ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Thứ tư là vấn đề xúc tiến thương mại. Mỗi năm ngay ở trong nước, DEP đều tổ chức từ 11-12 cuộc triển lãm quốc tế về các mặt hàng như: thực phẩm, trang sức để doanh nghiệp trong nước có thể tiếp cận và học hỏi được từ các doanh nghiệp cùng ngành hàng của nước bạn. Ngoài ra, DEP cũng thường xuyên tổ chức cho các đoàn doanh nghiệp trong nước đi tham quan, tham gia triển lãm tại nước ngoài.
Thứ năm, DEP còn phát triển mạng lưới văn phòng đại diện ở 56 nước và vùng lãnh thổ để thường xuyên cập nhật thông tin về nhu cầu, sự biến động của thị trường để kịp thời cung cấp cho các doannh nghiệp trong nước.
Với khối lượng công việc như vậy, hiện DEP có bao nhiêu nhân viên? Mỗi năm ngân sách cấp cho DEP bao nhiêu để thực hiện các hoạt động này?
Hiện tại DEP có khoảng 950 nhân viên. Tuy đội ngũ nhân viên không nhiều nhưng chúng tôi luôn hướng tới tính chuyên sâu. Mỗi người sẽ chỉ đảm nhận một ngành hàng cụ thể. Đội ngũ này cũng thường xuyên được cử đi học tập để nâng cao nghiệp vụ cả ở trong và ngoài nước.
Về kinh phí, hoạt động chính của DEP vẫn là ngân sách Nhà nước và sự đóng góp thêm của các doannh nghiệp tùy thuộc vào các hoạt động cụ thể. Mỗi năm bộ Thương mại nhận được khoảng 6 tỷ Baht (hơn 18 triệu USD) từ ngân sách phân bổ, Hơn một nửa trong số này được dùng cho hoạt động xúc tiến thương mại.
Ở Thái Lan xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư có phải là hai công việc tách rời?
Hai đơn vị này tuy thuộc hai cơ quan chủ quản khác nhau. Cơ quan Xúc tiến thương mại thuộc Bộ Thương mại và Cơ quan Xúc tiến đầu tư thuộc Bộ Công nghiệp với những nhiệm vụ, chức năng khác nhau. Tuy nhiên hai đơn vị này luôn có sự phối hợp, gắn kế và hỗ trợ cho nhau vì cùng mục tiêu đem lại lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp.
Ở Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn chỉ là xuất khẩu nguyên liệu thô và nhận các hợp đồng gia công ít mang lại hiệu quả. Vậy theo ông Việt Nam cần làm gì để nâng cao giá trị sản phẩm?
Đây là hiện tượng tương đối phổ biến đối với các nước đang phát triển. Nhưng tôi vẫn nhắc lại rằng để cạnh tranh và mang lại hiệu quả kinh tế cao thì chúng ta không nên chỉ cạnh tranh bằng giá mà phải cạnh tranh bằng thương hiệu. Và phải nâng cao chất lượng của sản phẩm để đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Khó khăn lớn nhất của DEP khi thực hiện xúc tiến thương mại là gì?
Thực tế không có con đường nào trải toàn hoa hồng. Trong mỗi bước đi chúng tôi đều phải tự học tập và rút ra các kinh nghiệm. Tuy nhiên, trong công việc này rất cần phải có chiến lược rõ ràng, rõ ràng. Nếu không hiểu và đánh giá đúng được nhu cầu của thị trường và khó khăn thực tế của doanh nghiệp thì rất dễ dẫn đến tình trạng lãng phí trong xúc tiến thương mại, hiệu quả mang lại không tương xứng.