Xung quanh việc Eurozone bất ngờ kết nạp Estonia
Địa vị thành viên Eurozone đối với Estonia lúc này có thể được xem là một “lời nguyền” thay vì “lời chúc phúc”
Giữa lúc các quốc gia sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang vật lộn với cuộc khủng hoảng nợ công thì một điều bất ngờ đã xảy ra. Ngày 17/6, khối này đã đồng ý đón nhận thêm một thành viên mới là Estonia.
Tờ New York Times bình luận, với vũng lầy khủng hoảng nợ mà Hy Lạp, Tây Ban Nha đã và đang sa chân vào, địa vị thành viên Eurozone đối với Estonia lúc này có thể được xem là một “lời nguyền” thay vì “lời chúc phúc”.
Khủng hoảng nợ đã dẫn tới những đồn đoán về khả năng các thành viên hiện tại của Eurozone rời khối này, hay thậm chí là đồng Euro sẽ tan rã. Một số ý kiến cũng cho rằng, chưa chắc Estonia đã sẵn sàng cho việc về chung một nhà với 16 quốc gia thành viên cũ của Eurozone.
Một trong những yêu cầu của Eurozone đối với thành viên là phải giữ tỷ lệ lạm phát ở mức thấp. Tuy nhiên, tháng trước, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã cảnh báo, ‘duy trì lạm phát thấp ở Estonia là việc rất khó”.
Nhưng dù sao, đồng Euro vẫn là một trong số những đồng tiền mạnh nhất trên thế giới và địa vị thành viên của Eurozone cũng mở ra cánh cửa vào một “câu lạc bộ” có tầm ảnh hưởng toàn cầu. Đối với những quốc gia nhỏ và có phần yếu thế trong Liên minh châu Âu (EU) thì việc gia nhập đồng Euro đáng được mong đợi, cho dù những áp lực đối với các thành viên đã có của Eurozone có lớn đến đâu.
“Vào Eurozone là một vấn đề về địa vị đối với các quốc gia muốn củng cố vị thế của họ tại ‘chiếu trên’ của châu Âu. Nhưng có thể xem việc Estonia gia nhập Eurozone ở thời điểm hiện nay là rủi ro, vì viễn cảnh của đồng tiền này đang rất bấp bênh”, ông Simon Tilford, chuyên gia kinh tế trưởng của Trung tâm Cải cách châu Âu, một tổ chức nghiên cứu có trụ sở ở London, Anh, nhận định.
Trong cuộc họp tại Brussels (Bỉ) hôm 17/6, các nhà lãnh đạo châu Âu đánh giá cao “những chính sách kinh tế và tài chính hợp lý” của Estonia trong những năm gần đây và tuyên bố, nước này sẽ chuyển từ đồng Kroon hiện nay sang sử dụng đồng Euro vào ngày 1/1/2011.
Đối với các nhà lãnh đạo khối Eurozone, việc nâng số quốc gia thành viên lên 17 là một bằng chứng tuyệt vời, để chứng tỏ niềm tin vào đồng tiền này trong bối cảnh tỷ giá Euro liên tục lao dốc so với các đồng tiền khác. Từ đầu năm tới nay, Euro đã mất giá 13% so với USD.
“Cánh cửa vào Eurozone không đóng lại chỉ vì chúng tôi đang phải trải qua một cuộc khủng hoảng nợ công. Việc gia nhập của Estonia là một dấu hiệu cho thấy, mục tiêu của chúng tôi là tiếp tục mở rộng liên minh về kinh tế và tiền tệ thông qua đồng Euro”, phát ngôn viên Amadeu Altafaj của Cao ủy châu Âu về các vấn đề kinh tế và tiền tệ Olli Rehn, phát biểu.
Với GDP hàng năm vào khoảng 17 tỷ USD, Estonia là một nền kinh tế nhỏ. Tuy nhiên, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Estonia, ông Andres Lipstok giờ đã có thể có một ghế trong hội đồng quyền lực với chức năng quyết định lãi suất của ECB.
Bên cạnh đó, địa vị thành viên Eurozone cũng là một “tấm bảng” quan trọng cho thấy, một quốc gia đang trên đà đạt tới mức sống của các quốc gia Tây Âu - một mục tiêu lớn của các nước Đông Âu như Estonia.
Nhưng có lẽ, quan trọng hơn cả, địa vị thành viên Eurozone là sự công nhận đối với những nỗ lực và hy sinh mà Estonia đã thực hiện sau khi nộp đơn xin gia nhập khối này.
Cùng với Thụy Điển, Estonia là hai quốc gia có mức thâm hụt ngân sách thấp nhất trong toàn bộ 27 quốc gia thành viên của EU. Ngoài ra, nợ công của Estonia chỉ ở mức 7,2% GDP, một mức thấp so với nhiều quốc gia khác trong Eurozone.
“Hôm nay là một ngày tuyệt vời đối với Estonia. Chúng ta muốn gia nhập Eurozone để trở thành những người ra quyết định trong khối này”, Thủ tướng Estonia Andrus Ansip, phát biểu trên đài truyền thanh nước này.
Estonia là nước thuộc Liên xô cũ đầu tiên gia nhập đồng Euro, và điều này là một tín hiệu cho thấy, các quốc gia khác ở Trung và Đông Âu cũng có thể tham gia sử dụng đồng tiền này. Tuy vậy, những nước như Cộng hòa Séc, Hungary, Latvia, Lithuana, Bulgaria, Romania và Ba Lan vốn có mức thâm hụt ngân sách lớn, có lẽ sẽ phải đợi lâu hơn để có được địa vị thành viên của Eurozone.
Mặt khác, sự gia nhập của Estonia cũng sẽ không thể xoa dịu được những lời chỉ trích nhằm vào sự mở rộng của đồng Euro. Những người phản đối cho rằng, các quốc gia châu Âu quá khác nhau về mức độ phát triển kinh tế, để có thể duy trì những định chế siêu quốc gia như một đồng tiền chung trong dài hạn.
Có nhiều tiêu chuẩn được đặt ra cho địa vị thành viên của Eurozone. Nhưng trước đây, với tham vọng nhất thể hóa bằng mọi giá, các nhà lãnh đạo của khối này đã chấp nhận những thành viên chưa đủ chuẩn. Vào năm 2000, Hy Lạp đã gia nhập Eurozone dù nước này cho biết mức nợ công đã lên tới 104% GDP, vượt xa mức trần 60% đưa ra trong Hiệp ước Maastricht.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc chuẩn bị gia nhập Eurozone gây ra một số bất lợi cho Estonia so với các quốc gia láng giềng. Những nước sử dụng đồng tiền riêng rõ ràng luôn có được mức độ linh hoạt cao hơn trong chính sách tiền tệ. Lợi thế trước mắt của Estonia là sự chú ý cao hơn từ phía các nhà đầu tư nước ngoài, cộng với mức lãi suất thấp cho cả khu vực kinh tế công và tư nhân.
Tuy nhiên, đây sẽ chỉ là những lợi ích ngắn hạn. Estonia và nền kinh tế hướng ra xuất khẩu của nước này có thể nhanh chóng bị ngợp, bởi những khó khăn tài chính một khi tình hình trong Eurozone còn bất ổn như hiện nay, và nếu các quốc gia láng giềng như Ba Lan hay các nước Baltic kiên quyết sử dụng đồng tiền riêng để tạo lợi thế cạnh tranh.
“Các nhà đầu tư sẽ chỉ đổ tiền vào Estonia nếu nước này còn cạnh tranh được. Đó là rủi ro lớn nhất đối với Estonia lúc này”, ông Tilford nói.
Tờ New York Times bình luận, với vũng lầy khủng hoảng nợ mà Hy Lạp, Tây Ban Nha đã và đang sa chân vào, địa vị thành viên Eurozone đối với Estonia lúc này có thể được xem là một “lời nguyền” thay vì “lời chúc phúc”.
Khủng hoảng nợ đã dẫn tới những đồn đoán về khả năng các thành viên hiện tại của Eurozone rời khối này, hay thậm chí là đồng Euro sẽ tan rã. Một số ý kiến cũng cho rằng, chưa chắc Estonia đã sẵn sàng cho việc về chung một nhà với 16 quốc gia thành viên cũ của Eurozone.
Một trong những yêu cầu của Eurozone đối với thành viên là phải giữ tỷ lệ lạm phát ở mức thấp. Tuy nhiên, tháng trước, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã cảnh báo, ‘duy trì lạm phát thấp ở Estonia là việc rất khó”.
Nhưng dù sao, đồng Euro vẫn là một trong số những đồng tiền mạnh nhất trên thế giới và địa vị thành viên của Eurozone cũng mở ra cánh cửa vào một “câu lạc bộ” có tầm ảnh hưởng toàn cầu. Đối với những quốc gia nhỏ và có phần yếu thế trong Liên minh châu Âu (EU) thì việc gia nhập đồng Euro đáng được mong đợi, cho dù những áp lực đối với các thành viên đã có của Eurozone có lớn đến đâu.
“Vào Eurozone là một vấn đề về địa vị đối với các quốc gia muốn củng cố vị thế của họ tại ‘chiếu trên’ của châu Âu. Nhưng có thể xem việc Estonia gia nhập Eurozone ở thời điểm hiện nay là rủi ro, vì viễn cảnh của đồng tiền này đang rất bấp bênh”, ông Simon Tilford, chuyên gia kinh tế trưởng của Trung tâm Cải cách châu Âu, một tổ chức nghiên cứu có trụ sở ở London, Anh, nhận định.
Trong cuộc họp tại Brussels (Bỉ) hôm 17/6, các nhà lãnh đạo châu Âu đánh giá cao “những chính sách kinh tế và tài chính hợp lý” của Estonia trong những năm gần đây và tuyên bố, nước này sẽ chuyển từ đồng Kroon hiện nay sang sử dụng đồng Euro vào ngày 1/1/2011.
Đối với các nhà lãnh đạo khối Eurozone, việc nâng số quốc gia thành viên lên 17 là một bằng chứng tuyệt vời, để chứng tỏ niềm tin vào đồng tiền này trong bối cảnh tỷ giá Euro liên tục lao dốc so với các đồng tiền khác. Từ đầu năm tới nay, Euro đã mất giá 13% so với USD.
“Cánh cửa vào Eurozone không đóng lại chỉ vì chúng tôi đang phải trải qua một cuộc khủng hoảng nợ công. Việc gia nhập của Estonia là một dấu hiệu cho thấy, mục tiêu của chúng tôi là tiếp tục mở rộng liên minh về kinh tế và tiền tệ thông qua đồng Euro”, phát ngôn viên Amadeu Altafaj của Cao ủy châu Âu về các vấn đề kinh tế và tiền tệ Olli Rehn, phát biểu.
Với GDP hàng năm vào khoảng 17 tỷ USD, Estonia là một nền kinh tế nhỏ. Tuy nhiên, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Estonia, ông Andres Lipstok giờ đã có thể có một ghế trong hội đồng quyền lực với chức năng quyết định lãi suất của ECB.
Bên cạnh đó, địa vị thành viên Eurozone cũng là một “tấm bảng” quan trọng cho thấy, một quốc gia đang trên đà đạt tới mức sống của các quốc gia Tây Âu - một mục tiêu lớn của các nước Đông Âu như Estonia.
Nhưng có lẽ, quan trọng hơn cả, địa vị thành viên Eurozone là sự công nhận đối với những nỗ lực và hy sinh mà Estonia đã thực hiện sau khi nộp đơn xin gia nhập khối này.
Cùng với Thụy Điển, Estonia là hai quốc gia có mức thâm hụt ngân sách thấp nhất trong toàn bộ 27 quốc gia thành viên của EU. Ngoài ra, nợ công của Estonia chỉ ở mức 7,2% GDP, một mức thấp so với nhiều quốc gia khác trong Eurozone.
“Hôm nay là một ngày tuyệt vời đối với Estonia. Chúng ta muốn gia nhập Eurozone để trở thành những người ra quyết định trong khối này”, Thủ tướng Estonia Andrus Ansip, phát biểu trên đài truyền thanh nước này.
Estonia là nước thuộc Liên xô cũ đầu tiên gia nhập đồng Euro, và điều này là một tín hiệu cho thấy, các quốc gia khác ở Trung và Đông Âu cũng có thể tham gia sử dụng đồng tiền này. Tuy vậy, những nước như Cộng hòa Séc, Hungary, Latvia, Lithuana, Bulgaria, Romania và Ba Lan vốn có mức thâm hụt ngân sách lớn, có lẽ sẽ phải đợi lâu hơn để có được địa vị thành viên của Eurozone.
Mặt khác, sự gia nhập của Estonia cũng sẽ không thể xoa dịu được những lời chỉ trích nhằm vào sự mở rộng của đồng Euro. Những người phản đối cho rằng, các quốc gia châu Âu quá khác nhau về mức độ phát triển kinh tế, để có thể duy trì những định chế siêu quốc gia như một đồng tiền chung trong dài hạn.
Có nhiều tiêu chuẩn được đặt ra cho địa vị thành viên của Eurozone. Nhưng trước đây, với tham vọng nhất thể hóa bằng mọi giá, các nhà lãnh đạo của khối này đã chấp nhận những thành viên chưa đủ chuẩn. Vào năm 2000, Hy Lạp đã gia nhập Eurozone dù nước này cho biết mức nợ công đã lên tới 104% GDP, vượt xa mức trần 60% đưa ra trong Hiệp ước Maastricht.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc chuẩn bị gia nhập Eurozone gây ra một số bất lợi cho Estonia so với các quốc gia láng giềng. Những nước sử dụng đồng tiền riêng rõ ràng luôn có được mức độ linh hoạt cao hơn trong chính sách tiền tệ. Lợi thế trước mắt của Estonia là sự chú ý cao hơn từ phía các nhà đầu tư nước ngoài, cộng với mức lãi suất thấp cho cả khu vực kinh tế công và tư nhân.
Tuy nhiên, đây sẽ chỉ là những lợi ích ngắn hạn. Estonia và nền kinh tế hướng ra xuất khẩu của nước này có thể nhanh chóng bị ngợp, bởi những khó khăn tài chính một khi tình hình trong Eurozone còn bất ổn như hiện nay, và nếu các quốc gia láng giềng như Ba Lan hay các nước Baltic kiên quyết sử dụng đồng tiền riêng để tạo lợi thế cạnh tranh.
“Các nhà đầu tư sẽ chỉ đổ tiền vào Estonia nếu nước này còn cạnh tranh được. Đó là rủi ro lớn nhất đối với Estonia lúc này”, ông Tilford nói.