Yêu cầu hoàn thiện nhà trước khi bàn giao: Hợp lý, nhưng... khó khả thi?
Bộ Xây dựng cho rằng cần yêu cầu chủ đầu tư phải hoàn thiện nhà ở trước khi bàn giao cho khách hàng
Bộ Xây dựng vừa trình Chính phủ một số giải pháp nhằm quản lý thị trường bất động sản, trong đó có yêu cầu chủ đầu tư phải hoàn thiện nhà ở trước khi bàn giao cho khách hàng.
Giải pháp này, theo một số chuyên gia và chủ đầu tư là rất phù hợp, tuy nhiên lại khó thực hiện.
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, tình trạng các dự án phát triển nhà ở chỉ xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sau đó phân lô, bán nền cho người mua nhà tự xây dựng hoặc bán nhà xây thô để người dân tự hoàn thiện dẫn đến nhiều dự án phát triển khu đô thị mới không hoàn thành đúng tiến độ, không hình thành đô thị hoàn chỉnh như quy hoạch xảy ra tại nhiều địa phương, gây lãng phí tài nguyên đất đai và vốn đầu tư của xã hội, làm mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng xấu tới dư luận xã hội.
Trên cơ sở đó, giải pháp của Bộ Xây dựng đã đề xuất xóa bỏ hình thức chia lô, bán nền, bán nhà xây thô trong các dự án phát triển nhà ở tại đô thị. Đồng thời, chủ đầu tư phải có trách nhiệm hoàn thiện nhà ở trước khi bàn giao cho khách hàng.
Bên cạnh đó, là việc xây dựng chế tài xử phạt các chủ đầu tư bán nhà xây thô và không thực hiện tốt việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ; nghiên cứu ban hành chính sách thuế đủ mạnh để hạn chế tình trạng đầu cơ nhà, đất mà không đưa vào sử dụng.
Nói về giải pháp trên, ông Phạm Sĩ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam phân tích: “Những giải pháp mà Bộ Xây dựng đưa ra là đã rút từ kinh nghiệm thực tế, chủ trương rất đúng, tiếc là hơi muộn. Ở nước ngoài, từ lâu, họ kiểm soát tình trạng này rất sát sao, nếu trong thời hạn nhất định, xây chưa xong đã bị phạt chứ không nói tới việc không xây, không hoàn thiện tiếp, làm cản trở vận hành đô thị, làm ảnh hưởng xấu tới bộ mặt và công tác quản lý đô thị”.
Tuy nhiên, theo ông Liêm, “việc bắt các chủ đầu tư phải hoàn thiện toàn bộ nhà ở cũng sẽ làm khó hơn cho các doanh nghiệp bởi trong thời điểm khó khăn, thiếu vốn, nhiều doanh nghiệp không tiếp tục triển khai được các dự án dở dang và cũng không giữ được hàng hóa bất động sản đã hoàn thành thì làm sao có thể bỏ tiền ra hoàn thiện tiếp”.
“Do đó, theo tôi, phải có cách giải quyết khác” ông Liêm nói. “Chỉ cần yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện mặt ngoài còn bên trong ngôi nhà thì tuỳ chủ sở hữu quyết định. Chính quyền địa phương kiểm tra và xử phạt những chủ nhà để nhà không, đề ra thời hạn nhất định bắt họ phải hoàn thiện. Nếu hết thời hạn rồi mà chưa làm thì thu hồi lại, đem đấu giá hoặc Nhà nước mua lại theo giá đã thẩm định để làm nhà ở công vụ, văn phòng... Và theo tôi, trong nội thành không nên để đất xây biệt thự hoặc chỉ xây một số biệt thự công vụ còn thì dành đất để xây nhà cao tầng”.
Nhất trí với ý kiến trên, ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Đất Lành nhận định: “Trong bối cảnh khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp bất động sản phía Nam thì phải có giải pháp khác nhằm thúc đẩy thị trường chứ không nên làm khó người dân, làm khó doanh nghiệp. Nếu bắt chủ đầu tư phải hoàn thiện thì chi phí đầu vào của dự án sẽ đội lên rất nhiều. Bởi ở nhiều dự án, bán đất cho dân thì họ cũng chưa có tiền trả hết, lại mất thêm tiền xây thì chắc chắn họ không mặn mà gì. Do đó, quy định bắt hoàn thiện trước khi bàn giao nhà ở, theo tôi là khó khả thi”.
Với tư cách là một nhà tư vấn bất động sản, ông Phạm Thanh Hưng, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ ủng hộ chủ trương của Bộ Xây dựng, bởi sẽ hạn chế được tình trạng “ôm” đất. Tuy nhiên, nếu áp dụng thì rõ ràng sẽ làm chủ đầu tư và khách hàng tốn kém hơn và khi đã không có nhu cầu sử dụng thì có hoàn thiện, họ vẫn để đấy.
Giải pháp này, theo một số chuyên gia và chủ đầu tư là rất phù hợp, tuy nhiên lại khó thực hiện.
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, tình trạng các dự án phát triển nhà ở chỉ xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sau đó phân lô, bán nền cho người mua nhà tự xây dựng hoặc bán nhà xây thô để người dân tự hoàn thiện dẫn đến nhiều dự án phát triển khu đô thị mới không hoàn thành đúng tiến độ, không hình thành đô thị hoàn chỉnh như quy hoạch xảy ra tại nhiều địa phương, gây lãng phí tài nguyên đất đai và vốn đầu tư của xã hội, làm mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng xấu tới dư luận xã hội.
Trên cơ sở đó, giải pháp của Bộ Xây dựng đã đề xuất xóa bỏ hình thức chia lô, bán nền, bán nhà xây thô trong các dự án phát triển nhà ở tại đô thị. Đồng thời, chủ đầu tư phải có trách nhiệm hoàn thiện nhà ở trước khi bàn giao cho khách hàng.
Bên cạnh đó, là việc xây dựng chế tài xử phạt các chủ đầu tư bán nhà xây thô và không thực hiện tốt việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ; nghiên cứu ban hành chính sách thuế đủ mạnh để hạn chế tình trạng đầu cơ nhà, đất mà không đưa vào sử dụng.
Nói về giải pháp trên, ông Phạm Sĩ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam phân tích: “Những giải pháp mà Bộ Xây dựng đưa ra là đã rút từ kinh nghiệm thực tế, chủ trương rất đúng, tiếc là hơi muộn. Ở nước ngoài, từ lâu, họ kiểm soát tình trạng này rất sát sao, nếu trong thời hạn nhất định, xây chưa xong đã bị phạt chứ không nói tới việc không xây, không hoàn thiện tiếp, làm cản trở vận hành đô thị, làm ảnh hưởng xấu tới bộ mặt và công tác quản lý đô thị”.
Tuy nhiên, theo ông Liêm, “việc bắt các chủ đầu tư phải hoàn thiện toàn bộ nhà ở cũng sẽ làm khó hơn cho các doanh nghiệp bởi trong thời điểm khó khăn, thiếu vốn, nhiều doanh nghiệp không tiếp tục triển khai được các dự án dở dang và cũng không giữ được hàng hóa bất động sản đã hoàn thành thì làm sao có thể bỏ tiền ra hoàn thiện tiếp”.
“Do đó, theo tôi, phải có cách giải quyết khác” ông Liêm nói. “Chỉ cần yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện mặt ngoài còn bên trong ngôi nhà thì tuỳ chủ sở hữu quyết định. Chính quyền địa phương kiểm tra và xử phạt những chủ nhà để nhà không, đề ra thời hạn nhất định bắt họ phải hoàn thiện. Nếu hết thời hạn rồi mà chưa làm thì thu hồi lại, đem đấu giá hoặc Nhà nước mua lại theo giá đã thẩm định để làm nhà ở công vụ, văn phòng... Và theo tôi, trong nội thành không nên để đất xây biệt thự hoặc chỉ xây một số biệt thự công vụ còn thì dành đất để xây nhà cao tầng”.
Nhất trí với ý kiến trên, ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Đất Lành nhận định: “Trong bối cảnh khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp bất động sản phía Nam thì phải có giải pháp khác nhằm thúc đẩy thị trường chứ không nên làm khó người dân, làm khó doanh nghiệp. Nếu bắt chủ đầu tư phải hoàn thiện thì chi phí đầu vào của dự án sẽ đội lên rất nhiều. Bởi ở nhiều dự án, bán đất cho dân thì họ cũng chưa có tiền trả hết, lại mất thêm tiền xây thì chắc chắn họ không mặn mà gì. Do đó, quy định bắt hoàn thiện trước khi bàn giao nhà ở, theo tôi là khó khả thi”.
Với tư cách là một nhà tư vấn bất động sản, ông Phạm Thanh Hưng, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ ủng hộ chủ trương của Bộ Xây dựng, bởi sẽ hạn chế được tình trạng “ôm” đất. Tuy nhiên, nếu áp dụng thì rõ ràng sẽ làm chủ đầu tư và khách hàng tốn kém hơn và khi đã không có nhu cầu sử dụng thì có hoàn thiện, họ vẫn để đấy.