Yêu cầu làm rõ thông tin doanh nghiệp “khai tử” tăng mạnh
Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong 6 tháng đầu năm là 37.907 doanh nghiệp, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm trước
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xử lý nội dung báo chí nêu liên quan đến hiện tượng doanh nghiệp lập nhiều nhưng cũng bị “khai tử” nhiều có nguyên nhân từ điều kiện kinh doanh gây khó khăn.
Theo Văn phòng Chính phủ, trước đó, báo chí đưa tin hiện tượng doanh nghiệp lập nhiều nhưng cũng bị “khai tử” nhiều trong thời gian vừa qua có nguyên nhân từ điều kiện kinh doanh gây khó khăn cộng với quyền hành xử của cơ quan thực thi, tạo ra chi phí lớn khiến doanh nghiệp không thể vượt qua...
Thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 1/10/2016 của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ đã chuyển nội dung bài báo nêu trên đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
Theo phản ánh của doanh nghiệp và báo chí, hiện mỗi ngành nghề kinh doanh có hàng trăm điều kiện con khác nhau, can thiệp rất sâu vào quyền tự do kinh doanh giống như “quả bom nổ chậm” âm thầm “giết chết” doanh nghiệp.
Phát biểu trên tờ Lao động, ông Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam cho biết: “Tôi tham gia cuộc chiến chống giấy phép con từ khi mái tóc còn xanh, nay tóc bạc mà vẫn phải tiếp tục cuộc chiến này vì vẫn chưa biết bao giờ đến hồi kết”.
Còn theo ông Nguyễn Quang Vinh (Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương - CIEM), hiện tượng doanh nghiệp thành lập nhiều nhưng cũng bị “khai tử” nhiều trong thời gian qua có nguyên nhân từ điều kiện kinh doanh gây khó khăn cộng với quyền hành xử của cơ quan thực thi, tạo ra chi phí lớn khiến doanh nghiệp không thể vượt qua.
Thường thì doanh nghiệp mới sử dụng công nghệ cao nhưng họ không tham gia được vào thị trường, trong khi doanh nghiệp đã bước qua “rào cản” thì vẫn hoạt động với công nghệ cũ. Đây là nguyên nhân khiến năng suất lao động của doanh nghiệp không được cải thiện.
Theo ông Vinh, Chính phủ cần có nhóm chuyên trách từ cấp Trung ương về đăng ký kinh doanh mới có thể cải cách được vì công việc này gặp rất nhiều cản trở.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê vừa cho biết, trong 6 tháng đầu năm nay, cả nước có 61.276 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng vốn đăng ký là 596.200 tỷ đồng, tăng 12,4% về số doanh nghiệp và tăng 39,4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 6 tháng đầu năm là 5.443 doanh nghiệp, giảm 1,2% so với cùng kỳ.
Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong 6 tháng đầu năm là 37.907 doanh nghiệp, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm trước. Con số này bao gồm 14.377 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 17,8% và 23.530 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể, tăng 24,4%.
Theo Văn phòng Chính phủ, trước đó, báo chí đưa tin hiện tượng doanh nghiệp lập nhiều nhưng cũng bị “khai tử” nhiều trong thời gian vừa qua có nguyên nhân từ điều kiện kinh doanh gây khó khăn cộng với quyền hành xử của cơ quan thực thi, tạo ra chi phí lớn khiến doanh nghiệp không thể vượt qua...
Thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 1/10/2016 của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ đã chuyển nội dung bài báo nêu trên đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
Theo phản ánh của doanh nghiệp và báo chí, hiện mỗi ngành nghề kinh doanh có hàng trăm điều kiện con khác nhau, can thiệp rất sâu vào quyền tự do kinh doanh giống như “quả bom nổ chậm” âm thầm “giết chết” doanh nghiệp.
Phát biểu trên tờ Lao động, ông Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam cho biết: “Tôi tham gia cuộc chiến chống giấy phép con từ khi mái tóc còn xanh, nay tóc bạc mà vẫn phải tiếp tục cuộc chiến này vì vẫn chưa biết bao giờ đến hồi kết”.
Còn theo ông Nguyễn Quang Vinh (Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương - CIEM), hiện tượng doanh nghiệp thành lập nhiều nhưng cũng bị “khai tử” nhiều trong thời gian qua có nguyên nhân từ điều kiện kinh doanh gây khó khăn cộng với quyền hành xử của cơ quan thực thi, tạo ra chi phí lớn khiến doanh nghiệp không thể vượt qua.
Thường thì doanh nghiệp mới sử dụng công nghệ cao nhưng họ không tham gia được vào thị trường, trong khi doanh nghiệp đã bước qua “rào cản” thì vẫn hoạt động với công nghệ cũ. Đây là nguyên nhân khiến năng suất lao động của doanh nghiệp không được cải thiện.
Theo ông Vinh, Chính phủ cần có nhóm chuyên trách từ cấp Trung ương về đăng ký kinh doanh mới có thể cải cách được vì công việc này gặp rất nhiều cản trở.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê vừa cho biết, trong 6 tháng đầu năm nay, cả nước có 61.276 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng vốn đăng ký là 596.200 tỷ đồng, tăng 12,4% về số doanh nghiệp và tăng 39,4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 6 tháng đầu năm là 5.443 doanh nghiệp, giảm 1,2% so với cùng kỳ.
Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong 6 tháng đầu năm là 37.907 doanh nghiệp, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm trước. Con số này bao gồm 14.377 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 17,8% và 23.530 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể, tăng 24,4%.