Yêu cầu rà soát dòng vốn trước tác động khủng hoảng tài chính
Nhằm hạn chế tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ, Thủ tướng chỉ đạo rà soát ngay nhiều dòng vốn có thể ảnh hưởng
Nhằm hạn chế những tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ, Thủ tướng chỉ đạo rà soát ngay nhiều dòng vốn có thể ảnh hưởng.
Sau khi chủ trì cuộc họp để nghe các cơ quan chức năng và các chuyên gia báo cáo, đánh giá những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ đối với nền kinh tế Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã có một số kết luận định hướng các biện pháp triển khai trong thời gian tới.
Giảm thiểu nguy cơ mất vốn
Một trong những biện pháp được đặt ra, theo Thông báo số 288/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ, truyền đạt kết luận của Thủ tướng, là các đầu mối liên quan tiến hành rà soát ngay một số nguồn vốn cho vay, đầu tư, nguồn tiền gửi ở những lĩnh vực có thể ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng trên.
Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính chỉ đạo các ngân hàng thương mại, các tập đoàn kinh tế rà soát ngay các khoản tiền gửi và đầu tư tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính nước ngoài cũng như các khoản vay của các tổ chức này.
Trên cơ sở rà soát lại, các đầu mối trên thực hiện biện pháp cần thiết thích hợp như cơ cấu lại danh mục đầu tư, rút vốn... (đối với các khoản cho vay, đầu tư) nhằm đảm bảo tính thanh khoản; trả nợ trước hạn, bảo hiểm lãi suất (đối với các khoản đi vay) để giảm thiểu nguy cơ mất vốn hoặc tăng chi phí do tổ chức tài chính nước ngoài bị phá sản, do lãi suất trên thị trường quốc tế tăng cao...
Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính cũng rà soát hoạt động đầu tư, kinh doanh của các ngân hàng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thông báo cho Bộ Ngoại giao danh sách và mức độ cam kết của các ngân hàng này để Bộ chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tìm hiểu, đánh giá và kịp thời thông tin về tình hình tài chính, mức độ rủi ro có thể xảy ra liên quan đến các tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài đang hoạt động tại nước ta để chủ động đối phó.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có biện pháp giám sát chặt chẽ và chỉ đạo các ngân hàng thương mại rà soát lại các khoản cho vay đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro cao (bất động sản, chứng khoán, đầu tư đa ngành...); tăng cường kiểm soát và phòng ngừa rủi ro đối với hoạt động cho vay bất động sản, có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục kịp thời, hiệu quả những sai sót làm ảnh hưởng đến hoạt động của từng ngân hàng.
Với những hoạt động cho vay nói trên, Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện việc đánh giá, xác định thực trạng nợ xấu, mức độ an toàn của từng tổ chức tín dụng để có phương án chủ động khắc phục, bảo đảm an toàn hệ thống; đồng thời, nghiên cứu hoàn thiện quy chế mua bán nợ và thiết lập tổ chức mua bán, xử lý nợ khó đòi cho hệ thống ngân hàng thương mại.
Xây dựng quy định sáp nhập, hợp nhất, mua lại, phá sản ngân hàng
Thủ tướng cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước sớm xây dựng trình Chính phủ ban hành quy định về việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại, phá sản những ngân hàng gặp vấn đề, để có căn cứ pháp lý thực hiện chủ trương về cơ cấu lại đối với những ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng yếu kém, bảo đảm lành mạnh, an toàn của hệ thống.
Tại cuộc họp với đại diện các bộ ngành, chuyên gia kinh tế ngày 1/10 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh rằng, nhiệm vụ trọng tâm của Ngân hàng Nhà nước là tiếp tục giảm sát, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng thương mại, “dứt khoát không để ngân hàng nào khó khăn thanh khoản mà đổ vỡ”.
Với thị trường chứng khoán, Bộ Tài chính chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo dõi, giám sát chặt chẽ luồng vốn ra, vào của nhà dầu tư nước ngoài; đồng thời, xử lý những vướng mắc về thủ tục hành chính trong hoạt động chứng khoán để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư từ thị trường này và phát triển thị trường bền vững.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán thực hiện rà soát ngay hoạt động của các tổ chức tài chính, các quỹ đầu tư tài chính để đánh giá và xác định tình trạng tài chính hiện nay của từng quỹ và toàn bộ hệ thống, những vấn đề có thể xảy ra, những việc phải xử lý đối với các tổ chức tài chính, các quỹ đầu tư tài chính có vấn đề; đồng thời, rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng các tiêu chí, điều kiện về cấp phép thành lập và hoạt động đối với các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm và công ty quản lý quỹ cho phù hợp với tình hình mới.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, cùng với Ngân hàng Nhà nước, chỉ đạo rà soát tình hình thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước để kịp thời phát hiện và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn kể cả khó khăn về vốn vay, đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án để sớm đưa công trình vào sử dụng hoặc đình hoãn đối với những dự án, công trình xét thấy chưa thật cần thiết.
Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo và yêu cầu các ngân hàng thương mại rà soát, đánh giá kỹ việc cho vay trong lĩnh vực bất động sản, xác định cụ thể những dự án, công trình không có hiệu quả và những dự án, công trình có hiệu quả để dừng, có biện pháp quản lý, thu nợ hoặc áp dụng biện pháp thích hợp để tiếp tục cho vay nhằm thúc đẩy hoạt động lành mạnh ở lĩnh vực này.
Liên quan đến những ảnh hưởng có thể hạn chế khả năng xuất khẩu của các ngành trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị xuất khẩu rà soát lại việc xuất khẩu, nhập khẩu theo từng nhóm hàng, mặt hàng để có biện pháp đẩy mạnh xuất, nhập khẩu.
Bộ Công Thương thực hiện các biện pháp đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu đi đôi với nâng cao chất lượng để tăng giá trị hàng hoá xuất khẩu; chủ động trong việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đàm phán về giá cả và tìm kiếm thị trường theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá thị trường, chú trọng vào thị trường có tiềm năng, thị trường ở khu vực bị ảnh hưởng của khủng hoảng ít, thị trường truyền thống hoặc thị trường mới (Nga, Trung đông, Mỹ Latin, châu Phi); đồng thời, tổ chức tốt thị trường nội địa để thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ trong nước.
Ngoài ra, các ban ngành chức năng tiếp tục tổ chức thực hiện kiên quyết có kết quả 8 nhóm giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ và các biện pháp điều hành vĩ mô của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra trong năm 2008 (Nghị quyết số 10/2008/NQ-CP ngày 17/4/2008 của Chính phủ, văn bản số 970/TTg-KTTH ngày 25/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ) nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.
Tiếp tục bám sát diễn biến khủng hoảng
Đánh giá chung về ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ, trên cơ sở báo cáo và đánh giá tại cuộc họp nói trên, Thủ tướng nhận định rằng cuộc khủng hoảng này không những làm cho kinh tế của Mỹ bị suy giảm mà còn ảnh hưởng xấu đối với kinh tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng này đến kinh tế Việt Nam cho tới thời điểm hiện nay là chưa có, nhưng có tác động gián tiếp ở mức độ không lớn, không nhiều tới các lĩnh vực hoạt động tài chính, tiền tệ, thương mại, dịch vụ và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
“Việt Nam có đủ điều kiện, biện pháp để giữ vững sự ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì đà tăng trưởng như mục tiêu đã đề ra, chắc chắn vượt qua được khó khăn, biến khó khăn thành thuận lợi”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành tiếp tục bám sát diễn biến của cuộc khủng hoảng này, cũng như chủ động xây dựng các biện pháp ứng phó để cùng hạn chế những tác động có thể xẩy ra và giữ vững ổn định và phát triển kinh tế.
Sau khi chủ trì cuộc họp để nghe các cơ quan chức năng và các chuyên gia báo cáo, đánh giá những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ đối với nền kinh tế Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã có một số kết luận định hướng các biện pháp triển khai trong thời gian tới.
Giảm thiểu nguy cơ mất vốn
Một trong những biện pháp được đặt ra, theo Thông báo số 288/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ, truyền đạt kết luận của Thủ tướng, là các đầu mối liên quan tiến hành rà soát ngay một số nguồn vốn cho vay, đầu tư, nguồn tiền gửi ở những lĩnh vực có thể ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng trên.
Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính chỉ đạo các ngân hàng thương mại, các tập đoàn kinh tế rà soát ngay các khoản tiền gửi và đầu tư tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính nước ngoài cũng như các khoản vay của các tổ chức này.
Trên cơ sở rà soát lại, các đầu mối trên thực hiện biện pháp cần thiết thích hợp như cơ cấu lại danh mục đầu tư, rút vốn... (đối với các khoản cho vay, đầu tư) nhằm đảm bảo tính thanh khoản; trả nợ trước hạn, bảo hiểm lãi suất (đối với các khoản đi vay) để giảm thiểu nguy cơ mất vốn hoặc tăng chi phí do tổ chức tài chính nước ngoài bị phá sản, do lãi suất trên thị trường quốc tế tăng cao...
Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính cũng rà soát hoạt động đầu tư, kinh doanh của các ngân hàng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thông báo cho Bộ Ngoại giao danh sách và mức độ cam kết của các ngân hàng này để Bộ chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tìm hiểu, đánh giá và kịp thời thông tin về tình hình tài chính, mức độ rủi ro có thể xảy ra liên quan đến các tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài đang hoạt động tại nước ta để chủ động đối phó.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có biện pháp giám sát chặt chẽ và chỉ đạo các ngân hàng thương mại rà soát lại các khoản cho vay đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro cao (bất động sản, chứng khoán, đầu tư đa ngành...); tăng cường kiểm soát và phòng ngừa rủi ro đối với hoạt động cho vay bất động sản, có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục kịp thời, hiệu quả những sai sót làm ảnh hưởng đến hoạt động của từng ngân hàng.
Với những hoạt động cho vay nói trên, Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện việc đánh giá, xác định thực trạng nợ xấu, mức độ an toàn của từng tổ chức tín dụng để có phương án chủ động khắc phục, bảo đảm an toàn hệ thống; đồng thời, nghiên cứu hoàn thiện quy chế mua bán nợ và thiết lập tổ chức mua bán, xử lý nợ khó đòi cho hệ thống ngân hàng thương mại.
Xây dựng quy định sáp nhập, hợp nhất, mua lại, phá sản ngân hàng
Thủ tướng cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước sớm xây dựng trình Chính phủ ban hành quy định về việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại, phá sản những ngân hàng gặp vấn đề, để có căn cứ pháp lý thực hiện chủ trương về cơ cấu lại đối với những ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng yếu kém, bảo đảm lành mạnh, an toàn của hệ thống.
Tại cuộc họp với đại diện các bộ ngành, chuyên gia kinh tế ngày 1/10 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh rằng, nhiệm vụ trọng tâm của Ngân hàng Nhà nước là tiếp tục giảm sát, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng thương mại, “dứt khoát không để ngân hàng nào khó khăn thanh khoản mà đổ vỡ”.
Với thị trường chứng khoán, Bộ Tài chính chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo dõi, giám sát chặt chẽ luồng vốn ra, vào của nhà dầu tư nước ngoài; đồng thời, xử lý những vướng mắc về thủ tục hành chính trong hoạt động chứng khoán để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư từ thị trường này và phát triển thị trường bền vững.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán thực hiện rà soát ngay hoạt động của các tổ chức tài chính, các quỹ đầu tư tài chính để đánh giá và xác định tình trạng tài chính hiện nay của từng quỹ và toàn bộ hệ thống, những vấn đề có thể xảy ra, những việc phải xử lý đối với các tổ chức tài chính, các quỹ đầu tư tài chính có vấn đề; đồng thời, rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng các tiêu chí, điều kiện về cấp phép thành lập và hoạt động đối với các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm và công ty quản lý quỹ cho phù hợp với tình hình mới.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, cùng với Ngân hàng Nhà nước, chỉ đạo rà soát tình hình thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước để kịp thời phát hiện và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn kể cả khó khăn về vốn vay, đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án để sớm đưa công trình vào sử dụng hoặc đình hoãn đối với những dự án, công trình xét thấy chưa thật cần thiết.
Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo và yêu cầu các ngân hàng thương mại rà soát, đánh giá kỹ việc cho vay trong lĩnh vực bất động sản, xác định cụ thể những dự án, công trình không có hiệu quả và những dự án, công trình có hiệu quả để dừng, có biện pháp quản lý, thu nợ hoặc áp dụng biện pháp thích hợp để tiếp tục cho vay nhằm thúc đẩy hoạt động lành mạnh ở lĩnh vực này.
Liên quan đến những ảnh hưởng có thể hạn chế khả năng xuất khẩu của các ngành trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị xuất khẩu rà soát lại việc xuất khẩu, nhập khẩu theo từng nhóm hàng, mặt hàng để có biện pháp đẩy mạnh xuất, nhập khẩu.
Bộ Công Thương thực hiện các biện pháp đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu đi đôi với nâng cao chất lượng để tăng giá trị hàng hoá xuất khẩu; chủ động trong việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đàm phán về giá cả và tìm kiếm thị trường theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá thị trường, chú trọng vào thị trường có tiềm năng, thị trường ở khu vực bị ảnh hưởng của khủng hoảng ít, thị trường truyền thống hoặc thị trường mới (Nga, Trung đông, Mỹ Latin, châu Phi); đồng thời, tổ chức tốt thị trường nội địa để thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ trong nước.
Ngoài ra, các ban ngành chức năng tiếp tục tổ chức thực hiện kiên quyết có kết quả 8 nhóm giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ và các biện pháp điều hành vĩ mô của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra trong năm 2008 (Nghị quyết số 10/2008/NQ-CP ngày 17/4/2008 của Chính phủ, văn bản số 970/TTg-KTTH ngày 25/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ) nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.
Tiếp tục bám sát diễn biến khủng hoảng
Đánh giá chung về ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ, trên cơ sở báo cáo và đánh giá tại cuộc họp nói trên, Thủ tướng nhận định rằng cuộc khủng hoảng này không những làm cho kinh tế của Mỹ bị suy giảm mà còn ảnh hưởng xấu đối với kinh tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng này đến kinh tế Việt Nam cho tới thời điểm hiện nay là chưa có, nhưng có tác động gián tiếp ở mức độ không lớn, không nhiều tới các lĩnh vực hoạt động tài chính, tiền tệ, thương mại, dịch vụ và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
“Việt Nam có đủ điều kiện, biện pháp để giữ vững sự ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì đà tăng trưởng như mục tiêu đã đề ra, chắc chắn vượt qua được khó khăn, biến khó khăn thành thuận lợi”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành tiếp tục bám sát diễn biến của cuộc khủng hoảng này, cũng như chủ động xây dựng các biện pháp ứng phó để cùng hạn chế những tác động có thể xẩy ra và giữ vững ổn định và phát triển kinh tế.