11 sự thật thú vị về bầu cử tổng thống Mỹ 2008
Từ chuyện ứng cử viên Obama huy động được bao nhiêu tiền ủng hộ, tới chuyện vì sao bầu cử được tổ chức vào ngày 4/11
Sau nhiều tháng trời vận động tranh cử, nhiều giờ đồng hồ diễn thuyết và tranh luận của hai ứng cử viên, hàng trăm cuộc thăm dò dư luận cử tri… cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2008 đang dần đi tới những giờ phút cuối cùng.
Dưới đây là một vài thống kê và sự thật thú vị về cuộc bầu cử này nói riêng, và hoạt động bầu cử ở Mỹ nói chung.
1. Những điểm “nóng”: Từ năm 1964 tới nay, có hai bang chưa từng bỏ phiếu cho ứng cử viên tổng thống nào của đảng Dân chủ là các bang Indiana và Virginia. Do đó, giới quan sát cho rằng, kết quả bỏ phiếu ở hai bang này sẽ quyết định sớm kết quả cuộc đua giữa hai ứng cử viên Obama và McCain. Ngoài ra, còn có một số bang nữa có thái độ lạnh nhạt với đảng Dân chủ là các bang như Idaho, Kansas, Nebraska, North Dakota, Oklahoma, South Dakota, Utah và Wyoming.
2. Số lượng cử tri: Số cử tri Mỹ đi bỏ phiếu năm nay có thể lên tới 140 triệu người, tăng 14,5% so với lần bầu cử tổng thống trước. Thậm chí có ước tinh cho rằng, số cử tri đi bỏ phiếu lần này sẽ tăng 20%, nghĩa là sẽ cón 146,7 triệu người đi bỏ phiếu. Nhưng từ năm 1924 tới nay, chỉ có 2 lần bầu cử tổng thống Mỹ là số cử tri tăng nhiều tới vậy. Vào năm 1928, tỷ lệ tăng là 21,1%, và vào năm 1952, tỷ lệ tăng là 20,7%.
3. Những lá phiếu đầu tiên: Dự kiến, sẽ có khoảng 1/3 cử tri ở Mỹ đi bỏ phiếu sớm. Lá phiếu đầu tiên trong cuộc tổng bầu cử năm nay là lá phiếu của một cử tri ở Louisville, Kentucky bỏ cho ông John McCain. Lá phiếu thứ hai dành cho ông Obama. Một số điểm bỏ phiếu được đặt ở những nơi khá “kỳ quặc”, như trong một cửa hàng mà khách hàng vào mua đồ không cần xuống ô tô (drive-through) ở hạt Orange, bang California, ở các sân bay ở bang Alaska, tại những trung tâm mua sắm ở bắc California.
Còn trong ngày bầu cử chính thức 4/11, những lá phiếu đầu tiên đã được bỏ tại hai ngôi làng nhỏ với tổng dân số hơn 100 người ở phía Bắc bang New Hampshire là Dixville Notch và Hart's Location. Tại làng thứ nhất, có 15 phiếu bỏ cho ông Obama và 6 phiếu bỏ cho ông McCain. Tại làng thứ hai, ông Obama cũng thắng với “tỷ số” 17:10. Trước đây, hai làng này vẫn nghiêng về các ứng cử viên của đảng Cộng hòa.
4. Nếu kết quả bỏ phiếu hòa? Theo Hiến pháp Mỹ, nếu hai ứng cử viên nhận được số phiếu bằng nhau, một cuộc bầu cử quyết định sẽ diễn ra tại Hạ viện mới được bầu lại. Trong cuộc bầu cử này, mỗi bang - không tính tới dân số - sẽ chỉ có một phiếu bầu. Ứng viên được chọn làm tổng thống phải có ít nhất 26 phiếu bầu của Hạ viện. Nếu không, phó tổng thống do Thượng viện lựa chọn sẽ nắm quyền tổng thống cho tới khi Hạ viện đi tới quyết định cuối cùng.
5. Tài chính tranh cử: Ban đầu, ừng cử viên Obama của đảng Dân chủ cam kết sẽ sử dụng công quỹ để vận động tranh cử, nhưng sau đó, ông đã từ bỏ cam kết này. Trong tháng 9, ông Obama huy động được số tiền kỷ lục 150 triệu USD, tức cứ mỗi ngày ông huy động được 5 triệu USD, cứ 5 giờ đồng hồ ông huy động được 1 triệu USD. Nhờ đó, ông đã gây ấn tượng mạnh với giới truyền thông và chi tới 106 triệu USD chỉ trong vòng 2 tuần đầu của tháng 10, tức là cứ mỗi ngày, ông lại chi tới 7,1 triệu USD để vận động tranh cử.
Số tiền vận động tranh cử mà ông Obama huy động được hiện đã lên tới con số 603 triệu USD, chỉ kém 92,7 triệu USD nữa là bằng tổng số tiền vận động tranh cử mà hai ứng cử viên Bush và Kerry huy động được trong cuộc bầu cử năm 2004. Nhiều khả năng, số tiền mà ông Obama huy động được trong cuộc bầu cử này sẽ còn vượt số tiền mà ông Bush và ông Kerry huy động được. Trong số tiền 603 triệu nói trên, có tới 40%, tức 259 triệu USD, là số tiền mà ông Obama huy động được từ những nhà tài trợ ủng hộ cho ông dưới 200 USD.
6. Bang có nhiều tổng thống nhất: Bang Virginia là nơi sinh của nhiều tổng thống Mỹ nhất tính tới thời điểm này. Đã có tới 8 tổng thống Mỹ được sinh ra ở bang này, tuy nhiên, từ năm 1921 tới nay, chưa có ứng cử viên nào sinh ra ở bang Virgina được bầu làm tổng thống Mỹ. Trong số 5 tổng thống đầu tiên của Mỹ, có tới 4 vị là người Virginia. Bang Ohio là bang đứng thứ hai xét theo tiêu chí này, với 7 người sinh ra ở bang này từng làm tổng thống Mỹ.
7. Tổng thống già nhất và trẻ nhất: Nếu trúng cử lần này, ông McCain sẽ là người nhậm chức tổng thống nhiệm kỳ đầu tiên có tuổi cao nhất (72 tuổi). Kỷ lục này hiện vẫn thuộc về Tổng thống Reagan (69 tuổi), tiếp đó là Tổng thống William Henry Harrison, tổng thống thứ 9 của Mỹ, người qua đời chỉ 1 tháng sau khi nhậm chức vào năm 1841.
Còn nếu ông Obama thắng cử, ông sẽ là tổng thống trẻ tuổi thứ 5 trong lịch sử nước Mỹ (47 tuổi), ngang với Tổng thống Cleveland và sau Tổng thống Teddy Roosevelt (42 tuổi), Tổng thống Kennedy (43 tuổi), và Tổng thống Clinton và Tổng thống Grant (cùng 46 tuổi).
8. Đại học có nhiều tổng thống nhất: Năm nay là năm đầu tiên trong vòng 40 năm qua, không có ai trong số các ứng cử viên tổng thống và phó tổng thống Mỹ là cựu sinh viên của Đại học Yale. Mặc dù 3 tổng thống gần đây của Mỹ đều từng học qua Đại học Yale và trường này có tới 5 cựu sinh viên từng làm tổng thống Mỹ, Đại học Harvard – nơi ứng cử viên Obama từng theo học - mới là trường đại học có nhiều tổng thống Mỹ nhất (7 người).
Hiện mới chỉ có duy nhất một tổng thống Mỹ học qua cả Yale và Havard, đó là… đương kim Tổng thống Bush. Về ứng cử viên John McCain, nếu trúng cử, ông sẽ là người thứ hai tốt nghiệp Học viện Hải quân Mỹ được ngồi vào ghế tổng thống, sau Tổng thống Jimmy Carter.
9. Tổng thống có cha mẹ là người ngoại quốc: Nước Mỹ đã có 6 tổng thống là người Mỹ thế hệ đầu tiên, đó là các tổng thống Jefferson, Jackson, Buchanan, Arthur, Wilson và Hoover. Nếu trúng cử, ông Obama sẽ là tổng thống Mỹ đầu tiên có cha mẹ là người ngoại quốc (cha ông Obama là người Kenya) trong vòng khoảng 80 năm qua. Trước đó, tổng thống Mỹ có cha mẹ là người ngoại quốc đầu tiên là Tổng thống Hoover, người trúng cử năm 1929.
10. Lá phiếu đại cử tri: Đã có 4 tổng thống Mỹ trúng cử nhưng không giành được thắng cử ở cuộc bỏ phiếu phổ thông mà thắng cử ở cuộc bỏ phiếu đại cử tri, đó là các tổng thống George W. Bush (trúng cử năm 2000), Harrison (năm 1888), Hayes năm 1876 và John Quincy Adams (năm 1824).
Năm 2000, ông Bush đã thắng cử theo con đường này – đánh dấu lần đầu tiên từ năm 1888 một vị tổng thống Mỹ trúng cử ở cuộc bỏ phiếu đại cử tri, thay vì ở cuộc bỏ phiếu phổ thông.
11. Tại sao lại là ngày 4/11?
Từ năm 1845, theo quy định của Hiến pháp Mỹ, ngày thứ Ba sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11 sẽ là ngày bầu cử tổng thống 4 năm một lần ở nước này. Tới năm 1875, ngày này cũng được chọn là ngày bầu cử Hạ viện Mỹ. Tới năm 1914, ngày này được chọn thêm là ngày bầu cử Thượng viện Mỹ.
Tại sao lại là tháng 11? Trong phần lớn lịch sử, nước Mỹ chủ yếu là một nước nông nghiệp. Do đó, các nhà làm luật Mỹ cho rằng, tháng 11 có lẽ là tháng thuận tiện nhất cho nông dân và công nhân nông nghiệp đi bỏ phiếu. Vì khi đó, họ vừa kết thúc một vụ thu hoạch vào mùa thu, còn vào mùa xuân và mùa hè, họ bận rộng với các công việc đồng áng. Thêm vào đó, vào tháng 11, thời tiết ở Mỹ khá dễ chịu, thuận tiện cho việc đi lại của các cử tri.
Tại sao là thứ Ba? Do phần lớn cư dân ở các vùng nông thôn của nước Mỹ phải đi một quãng đường khá xa để tới nơi bỏ phiếu, nếu lấy ngày thứ Hai là ngày bầu cử, họ sẽ phải bắt đầu lên đường đi bỏ phiếu từ Chủ nhật. Mà nếu vậy, quy định này sẽ xung đột với quy định của nhà thờ, vì ngày Chủ nhật là ngày đi lễ.
Tại sao lại là ngày thứ Ba sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11? Các nhà làm luật Mỹ không muốn ngày bầu cử rơi vào ngày đầu tiên của tháng 11 vì hai lý do. Thứ nhất, ngày 1/11 là ngày All Saints Day, một ngày lễ của những người theo đạo Thiên chúa La Mã. Thứ hai, phần lớn những người kinh doanh có thói quen làm sổ sách của tháng trước vào ngày đầu tiên hàng tháng.
Rõ ràng, các nhà làm luật Mỹ lo rằng, những thành công hay thất bại về kinh tế của tháng trước có thể có ảnh hưởng thái quá tới hoạt động bầu cử!
(Theo CNBC, Bloomberg)
Dưới đây là một vài thống kê và sự thật thú vị về cuộc bầu cử này nói riêng, và hoạt động bầu cử ở Mỹ nói chung.
1. Những điểm “nóng”: Từ năm 1964 tới nay, có hai bang chưa từng bỏ phiếu cho ứng cử viên tổng thống nào của đảng Dân chủ là các bang Indiana và Virginia. Do đó, giới quan sát cho rằng, kết quả bỏ phiếu ở hai bang này sẽ quyết định sớm kết quả cuộc đua giữa hai ứng cử viên Obama và McCain. Ngoài ra, còn có một số bang nữa có thái độ lạnh nhạt với đảng Dân chủ là các bang như Idaho, Kansas, Nebraska, North Dakota, Oklahoma, South Dakota, Utah và Wyoming.
2. Số lượng cử tri: Số cử tri Mỹ đi bỏ phiếu năm nay có thể lên tới 140 triệu người, tăng 14,5% so với lần bầu cử tổng thống trước. Thậm chí có ước tinh cho rằng, số cử tri đi bỏ phiếu lần này sẽ tăng 20%, nghĩa là sẽ cón 146,7 triệu người đi bỏ phiếu. Nhưng từ năm 1924 tới nay, chỉ có 2 lần bầu cử tổng thống Mỹ là số cử tri tăng nhiều tới vậy. Vào năm 1928, tỷ lệ tăng là 21,1%, và vào năm 1952, tỷ lệ tăng là 20,7%.
3. Những lá phiếu đầu tiên: Dự kiến, sẽ có khoảng 1/3 cử tri ở Mỹ đi bỏ phiếu sớm. Lá phiếu đầu tiên trong cuộc tổng bầu cử năm nay là lá phiếu của một cử tri ở Louisville, Kentucky bỏ cho ông John McCain. Lá phiếu thứ hai dành cho ông Obama. Một số điểm bỏ phiếu được đặt ở những nơi khá “kỳ quặc”, như trong một cửa hàng mà khách hàng vào mua đồ không cần xuống ô tô (drive-through) ở hạt Orange, bang California, ở các sân bay ở bang Alaska, tại những trung tâm mua sắm ở bắc California.
Còn trong ngày bầu cử chính thức 4/11, những lá phiếu đầu tiên đã được bỏ tại hai ngôi làng nhỏ với tổng dân số hơn 100 người ở phía Bắc bang New Hampshire là Dixville Notch và Hart's Location. Tại làng thứ nhất, có 15 phiếu bỏ cho ông Obama và 6 phiếu bỏ cho ông McCain. Tại làng thứ hai, ông Obama cũng thắng với “tỷ số” 17:10. Trước đây, hai làng này vẫn nghiêng về các ứng cử viên của đảng Cộng hòa.
4. Nếu kết quả bỏ phiếu hòa? Theo Hiến pháp Mỹ, nếu hai ứng cử viên nhận được số phiếu bằng nhau, một cuộc bầu cử quyết định sẽ diễn ra tại Hạ viện mới được bầu lại. Trong cuộc bầu cử này, mỗi bang - không tính tới dân số - sẽ chỉ có một phiếu bầu. Ứng viên được chọn làm tổng thống phải có ít nhất 26 phiếu bầu của Hạ viện. Nếu không, phó tổng thống do Thượng viện lựa chọn sẽ nắm quyền tổng thống cho tới khi Hạ viện đi tới quyết định cuối cùng.
5. Tài chính tranh cử: Ban đầu, ừng cử viên Obama của đảng Dân chủ cam kết sẽ sử dụng công quỹ để vận động tranh cử, nhưng sau đó, ông đã từ bỏ cam kết này. Trong tháng 9, ông Obama huy động được số tiền kỷ lục 150 triệu USD, tức cứ mỗi ngày ông huy động được 5 triệu USD, cứ 5 giờ đồng hồ ông huy động được 1 triệu USD. Nhờ đó, ông đã gây ấn tượng mạnh với giới truyền thông và chi tới 106 triệu USD chỉ trong vòng 2 tuần đầu của tháng 10, tức là cứ mỗi ngày, ông lại chi tới 7,1 triệu USD để vận động tranh cử.
Số tiền vận động tranh cử mà ông Obama huy động được hiện đã lên tới con số 603 triệu USD, chỉ kém 92,7 triệu USD nữa là bằng tổng số tiền vận động tranh cử mà hai ứng cử viên Bush và Kerry huy động được trong cuộc bầu cử năm 2004. Nhiều khả năng, số tiền mà ông Obama huy động được trong cuộc bầu cử này sẽ còn vượt số tiền mà ông Bush và ông Kerry huy động được. Trong số tiền 603 triệu nói trên, có tới 40%, tức 259 triệu USD, là số tiền mà ông Obama huy động được từ những nhà tài trợ ủng hộ cho ông dưới 200 USD.
6. Bang có nhiều tổng thống nhất: Bang Virginia là nơi sinh của nhiều tổng thống Mỹ nhất tính tới thời điểm này. Đã có tới 8 tổng thống Mỹ được sinh ra ở bang này, tuy nhiên, từ năm 1921 tới nay, chưa có ứng cử viên nào sinh ra ở bang Virgina được bầu làm tổng thống Mỹ. Trong số 5 tổng thống đầu tiên của Mỹ, có tới 4 vị là người Virginia. Bang Ohio là bang đứng thứ hai xét theo tiêu chí này, với 7 người sinh ra ở bang này từng làm tổng thống Mỹ.
7. Tổng thống già nhất và trẻ nhất: Nếu trúng cử lần này, ông McCain sẽ là người nhậm chức tổng thống nhiệm kỳ đầu tiên có tuổi cao nhất (72 tuổi). Kỷ lục này hiện vẫn thuộc về Tổng thống Reagan (69 tuổi), tiếp đó là Tổng thống William Henry Harrison, tổng thống thứ 9 của Mỹ, người qua đời chỉ 1 tháng sau khi nhậm chức vào năm 1841.
Còn nếu ông Obama thắng cử, ông sẽ là tổng thống trẻ tuổi thứ 5 trong lịch sử nước Mỹ (47 tuổi), ngang với Tổng thống Cleveland và sau Tổng thống Teddy Roosevelt (42 tuổi), Tổng thống Kennedy (43 tuổi), và Tổng thống Clinton và Tổng thống Grant (cùng 46 tuổi).
8. Đại học có nhiều tổng thống nhất: Năm nay là năm đầu tiên trong vòng 40 năm qua, không có ai trong số các ứng cử viên tổng thống và phó tổng thống Mỹ là cựu sinh viên của Đại học Yale. Mặc dù 3 tổng thống gần đây của Mỹ đều từng học qua Đại học Yale và trường này có tới 5 cựu sinh viên từng làm tổng thống Mỹ, Đại học Harvard – nơi ứng cử viên Obama từng theo học - mới là trường đại học có nhiều tổng thống Mỹ nhất (7 người).
Hiện mới chỉ có duy nhất một tổng thống Mỹ học qua cả Yale và Havard, đó là… đương kim Tổng thống Bush. Về ứng cử viên John McCain, nếu trúng cử, ông sẽ là người thứ hai tốt nghiệp Học viện Hải quân Mỹ được ngồi vào ghế tổng thống, sau Tổng thống Jimmy Carter.
9. Tổng thống có cha mẹ là người ngoại quốc: Nước Mỹ đã có 6 tổng thống là người Mỹ thế hệ đầu tiên, đó là các tổng thống Jefferson, Jackson, Buchanan, Arthur, Wilson và Hoover. Nếu trúng cử, ông Obama sẽ là tổng thống Mỹ đầu tiên có cha mẹ là người ngoại quốc (cha ông Obama là người Kenya) trong vòng khoảng 80 năm qua. Trước đó, tổng thống Mỹ có cha mẹ là người ngoại quốc đầu tiên là Tổng thống Hoover, người trúng cử năm 1929.
10. Lá phiếu đại cử tri: Đã có 4 tổng thống Mỹ trúng cử nhưng không giành được thắng cử ở cuộc bỏ phiếu phổ thông mà thắng cử ở cuộc bỏ phiếu đại cử tri, đó là các tổng thống George W. Bush (trúng cử năm 2000), Harrison (năm 1888), Hayes năm 1876 và John Quincy Adams (năm 1824).
Năm 2000, ông Bush đã thắng cử theo con đường này – đánh dấu lần đầu tiên từ năm 1888 một vị tổng thống Mỹ trúng cử ở cuộc bỏ phiếu đại cử tri, thay vì ở cuộc bỏ phiếu phổ thông.
11. Tại sao lại là ngày 4/11?
Từ năm 1845, theo quy định của Hiến pháp Mỹ, ngày thứ Ba sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11 sẽ là ngày bầu cử tổng thống 4 năm một lần ở nước này. Tới năm 1875, ngày này cũng được chọn là ngày bầu cử Hạ viện Mỹ. Tới năm 1914, ngày này được chọn thêm là ngày bầu cử Thượng viện Mỹ.
Tại sao lại là tháng 11? Trong phần lớn lịch sử, nước Mỹ chủ yếu là một nước nông nghiệp. Do đó, các nhà làm luật Mỹ cho rằng, tháng 11 có lẽ là tháng thuận tiện nhất cho nông dân và công nhân nông nghiệp đi bỏ phiếu. Vì khi đó, họ vừa kết thúc một vụ thu hoạch vào mùa thu, còn vào mùa xuân và mùa hè, họ bận rộng với các công việc đồng áng. Thêm vào đó, vào tháng 11, thời tiết ở Mỹ khá dễ chịu, thuận tiện cho việc đi lại của các cử tri.
Tại sao là thứ Ba? Do phần lớn cư dân ở các vùng nông thôn của nước Mỹ phải đi một quãng đường khá xa để tới nơi bỏ phiếu, nếu lấy ngày thứ Hai là ngày bầu cử, họ sẽ phải bắt đầu lên đường đi bỏ phiếu từ Chủ nhật. Mà nếu vậy, quy định này sẽ xung đột với quy định của nhà thờ, vì ngày Chủ nhật là ngày đi lễ.
Tại sao lại là ngày thứ Ba sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11? Các nhà làm luật Mỹ không muốn ngày bầu cử rơi vào ngày đầu tiên của tháng 11 vì hai lý do. Thứ nhất, ngày 1/11 là ngày All Saints Day, một ngày lễ của những người theo đạo Thiên chúa La Mã. Thứ hai, phần lớn những người kinh doanh có thói quen làm sổ sách của tháng trước vào ngày đầu tiên hàng tháng.
Rõ ràng, các nhà làm luật Mỹ lo rằng, những thành công hay thất bại về kinh tế của tháng trước có thể có ảnh hưởng thái quá tới hoạt động bầu cử!
(Theo CNBC, Bloomberg)