Các nhà kinh tế “cân đong” Obama và McCain
Trong mắt các nhà kinh tế, chính sách kinh tế của ông Obama thuyết phục hơn so với chính sách của ông McCain
Có thể nói, trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay, cuộc khủng hoảng tài chính đã đẩy vấn đề kinh tế lên vị trí hàng đầu trong số các mối quan tâm của các cử tri Mỹ.
Trước "giờ G" của ngày bầu cử chính thức, ứng cử viên Barack Obama của đảng Dân chủ đã dẫn trước đối thủ John McCain của đảng Cộng hòa trong nhiều cuộc thăm dò ý kiến. Đáng chú ý là trong một cuộc điều tra do tạp chí Economist tổ chức đối với các nhà kinh tế học, sự dẫn trước của ông Obama trong vấn đề kinh tế là khá thuyết phục.
142 nhà kinh tế đồng ý tham gia trả lời trong cuộc điều tra này nhìn chung cùng nhất trí rằng, kinh tế Mỹ đang trải qua một giai đoạn tồi tệ và cuộc bầu cử tổng thống này đóng một vai trò quan trọng đối với chính sách kinh tế Mỹ, đồng thời khủng hoảng tài chính là vấn đề lớn nhất mà nước Mỹ phải đối mặt hiện nay.
Trong số các nhà kinh tế này, có 46% cho biết họ là người của đảng Dân chủ, 10% thuộc đảng Cộng hòa và 44% không thuộc đảng nào. Kết quả chi tiết của cuộc điều tra này là một tin buồn đối với ông McCain, vì thậm chí ở một số câu hỏi, các nhà kinh tế phe Cộng hòa thậm chí còn “ưu ái” ông Obama hơn. Số nhà kinh tế không đứng về phía đảng nào cũng dành cho ông Obama sự ủng hộ lớn hơn.
80% số nhà kinh tế cho rằng ông Obama có khả năng giải quyết các vấn đề kinh tế tốt hơn. Thậm chí, trong số các nhà kinh tế theo phe Cộng hòa tham gia vào cuộc điều tra này, vẫn có tới 46% cho rằng, ông Obama sẽ xuất sắc hơn trong vấn đề kinh tế.
Nhà kinh tế học James Harrigan tại Đại học Virginia cho biết, lý do ông đánh giá ông Obama cao hơn xuất phát từ chính việc ông McCain từng thừa nhận ông không hiểu biết nhiều về kinh tế tới mức lẽ ra ông cần phải đạt được.
Đối với câu hỏi, liệu ai trong số hai ứng cử viên sẽ tập hợp được một đội ngũ cố vấn kinh tế giỏi hơn, có 81% số người trả lời nghiêng về phía ông Obama. Trong số các nhà kinh tế không thuộc đảng nào, có tới 71% số người ủng hộ ông Obama ở vấn đề này.
Rõ ràng ông McCain đang yếu thế, mặc dù ông có một cố vấn kinh tế xuất chúng là ông Doug Holtz-Eakin, nguyên là người đứng đầu Văn phòng Ngân sách Quốc hội. Một nhà kinh tế cho biết: “Tôi định nghiêng về phía đảng Cộng hòa, nhưng rõ ràng là đảng Dân chủ có nhiều nhà kinh tế tài năng hơn”.
Với thang điểm từ 1 tới 5, các nhà kinh tế học cho chương trình kinh tế của ông Obama số điểm bình quân là 3,3. Đối với ông McCain, số điểm này là 2,2.
Giáo sư Jonathan Parker thuộc Trường Quản lý Kellogg ở Northwestern, một người không thuộc cả hai đảng, cho biết: “Ông Obama là một người thực tế. Tôi kỳ vọng ở ông chính sách kinh tế như của cựu Tổng thống Clinton”. Nếu ông Obama trở thành tổng thống và áp dụng đúng một chính sách kinh tế như vậy, chính sách này sẽ giúp giảm nợ chính phủ mà không ảnh hưởng gì tới các chính sách về thuế và chi tiêu ngân sách.
Về kế hoạch giải quyết khủng hoảng, ông Obma được 3,1 điểm, cao hơn 1 điểm với ông McCain. Tuy nhiên, trên thực tế, một số nhà kinh tế học cho biết, họ còn chưa biết rõ về dự định của hai ứng cử viên, vì cho tới khi cuộc điều tra kết thúc, cả hai ông đều chưa có một kế hoạch cụ thể về vấn đề này.
Trong hầu hết các vấn đề kinh tế khác, bao gồm, tăng cường kỷ luật tài khóa, chính sách năng lượng, giảm số người không có bảo hiểm y tế, kiểm soát chi phí y tế, cải cách quy chế tài chính và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn, ông Obama đều giành số điểm cao hơn so với ông McCain.
2/3 số nhà kinh tế học cho rằng, kế hoạch kinh tế của ông McCain là tệ hoặc quá tệ cho tăng trưởng trong dài hạn, trong khi chỉ có 1/3 đánh giá thấp kế hoạch của ông Obama.
Mức điểm cao nhất mà ông McCain giành được là 3,5 là điểm số cho quan điểm của ông về tự do thương mại và toàn cầu hóa. Đây cũng là vấn đề mà ông giành ưu thế vượt trội so với ông Obama. Tuy nhiên, các nhà kinh tế học lại coi vấn đề thương mại là một vấn đề kém quan trọng hơn so với các vấn đề khác. Chỉ có 53% số nhà kinh tế tham gia vào cuộc điều tra này cho rằng, thương mại là vấn đề quan trọng hoặc rất quan trọng.
Bên cạnh đó, không một ứng cử viên nào trong số hai ông Obama và McCain giành số điểm cao trong việc giải quyết chi phí tăng cao của các vấn đề chăm sóc y tế và an sinh xã hội.
Các nhà kinh tế đánh giá cao hơn các kế hoạch về thuế của ông Obama. Các nhà kinh tế đảng Cộng hòa và các nhà kinh tế không thuộc đảng nào coi chính sách kinh tế của ông McCain là hiệu qủa hơn, nhưng lại kém công bằng hơn so với chính sách của ông Obama.
Từ cuộc điều tra này có thể nhận thấy sự mâu thuẫn rõ nét giữa việc các nhà kinh tế học ủng hộ thương mại tự do, cắt giảm thuế và hạn chế can thiệp vào thị trường với mức điểm tổng chung thấp mà họ dành cho ông McCain - một người nhìn chung ủng hộ mạnh mẽ những vấn đề này hơn ông Obama.
(Theo Economist)
Trước "giờ G" của ngày bầu cử chính thức, ứng cử viên Barack Obama của đảng Dân chủ đã dẫn trước đối thủ John McCain của đảng Cộng hòa trong nhiều cuộc thăm dò ý kiến. Đáng chú ý là trong một cuộc điều tra do tạp chí Economist tổ chức đối với các nhà kinh tế học, sự dẫn trước của ông Obama trong vấn đề kinh tế là khá thuyết phục.
142 nhà kinh tế đồng ý tham gia trả lời trong cuộc điều tra này nhìn chung cùng nhất trí rằng, kinh tế Mỹ đang trải qua một giai đoạn tồi tệ và cuộc bầu cử tổng thống này đóng một vai trò quan trọng đối với chính sách kinh tế Mỹ, đồng thời khủng hoảng tài chính là vấn đề lớn nhất mà nước Mỹ phải đối mặt hiện nay.
Trong số các nhà kinh tế này, có 46% cho biết họ là người của đảng Dân chủ, 10% thuộc đảng Cộng hòa và 44% không thuộc đảng nào. Kết quả chi tiết của cuộc điều tra này là một tin buồn đối với ông McCain, vì thậm chí ở một số câu hỏi, các nhà kinh tế phe Cộng hòa thậm chí còn “ưu ái” ông Obama hơn. Số nhà kinh tế không đứng về phía đảng nào cũng dành cho ông Obama sự ủng hộ lớn hơn.
80% số nhà kinh tế cho rằng ông Obama có khả năng giải quyết các vấn đề kinh tế tốt hơn. Thậm chí, trong số các nhà kinh tế theo phe Cộng hòa tham gia vào cuộc điều tra này, vẫn có tới 46% cho rằng, ông Obama sẽ xuất sắc hơn trong vấn đề kinh tế.
Nhà kinh tế học James Harrigan tại Đại học Virginia cho biết, lý do ông đánh giá ông Obama cao hơn xuất phát từ chính việc ông McCain từng thừa nhận ông không hiểu biết nhiều về kinh tế tới mức lẽ ra ông cần phải đạt được.
Đối với câu hỏi, liệu ai trong số hai ứng cử viên sẽ tập hợp được một đội ngũ cố vấn kinh tế giỏi hơn, có 81% số người trả lời nghiêng về phía ông Obama. Trong số các nhà kinh tế không thuộc đảng nào, có tới 71% số người ủng hộ ông Obama ở vấn đề này.
Rõ ràng ông McCain đang yếu thế, mặc dù ông có một cố vấn kinh tế xuất chúng là ông Doug Holtz-Eakin, nguyên là người đứng đầu Văn phòng Ngân sách Quốc hội. Một nhà kinh tế cho biết: “Tôi định nghiêng về phía đảng Cộng hòa, nhưng rõ ràng là đảng Dân chủ có nhiều nhà kinh tế tài năng hơn”.
Với thang điểm từ 1 tới 5, các nhà kinh tế học cho chương trình kinh tế của ông Obama số điểm bình quân là 3,3. Đối với ông McCain, số điểm này là 2,2.
Giáo sư Jonathan Parker thuộc Trường Quản lý Kellogg ở Northwestern, một người không thuộc cả hai đảng, cho biết: “Ông Obama là một người thực tế. Tôi kỳ vọng ở ông chính sách kinh tế như của cựu Tổng thống Clinton”. Nếu ông Obama trở thành tổng thống và áp dụng đúng một chính sách kinh tế như vậy, chính sách này sẽ giúp giảm nợ chính phủ mà không ảnh hưởng gì tới các chính sách về thuế và chi tiêu ngân sách.
Về kế hoạch giải quyết khủng hoảng, ông Obma được 3,1 điểm, cao hơn 1 điểm với ông McCain. Tuy nhiên, trên thực tế, một số nhà kinh tế học cho biết, họ còn chưa biết rõ về dự định của hai ứng cử viên, vì cho tới khi cuộc điều tra kết thúc, cả hai ông đều chưa có một kế hoạch cụ thể về vấn đề này.
Trong hầu hết các vấn đề kinh tế khác, bao gồm, tăng cường kỷ luật tài khóa, chính sách năng lượng, giảm số người không có bảo hiểm y tế, kiểm soát chi phí y tế, cải cách quy chế tài chính và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn, ông Obama đều giành số điểm cao hơn so với ông McCain.
2/3 số nhà kinh tế học cho rằng, kế hoạch kinh tế của ông McCain là tệ hoặc quá tệ cho tăng trưởng trong dài hạn, trong khi chỉ có 1/3 đánh giá thấp kế hoạch của ông Obama.
Mức điểm cao nhất mà ông McCain giành được là 3,5 là điểm số cho quan điểm của ông về tự do thương mại và toàn cầu hóa. Đây cũng là vấn đề mà ông giành ưu thế vượt trội so với ông Obama. Tuy nhiên, các nhà kinh tế học lại coi vấn đề thương mại là một vấn đề kém quan trọng hơn so với các vấn đề khác. Chỉ có 53% số nhà kinh tế tham gia vào cuộc điều tra này cho rằng, thương mại là vấn đề quan trọng hoặc rất quan trọng.
Bên cạnh đó, không một ứng cử viên nào trong số hai ông Obama và McCain giành số điểm cao trong việc giải quyết chi phí tăng cao của các vấn đề chăm sóc y tế và an sinh xã hội.
Các nhà kinh tế đánh giá cao hơn các kế hoạch về thuế của ông Obama. Các nhà kinh tế đảng Cộng hòa và các nhà kinh tế không thuộc đảng nào coi chính sách kinh tế của ông McCain là hiệu qủa hơn, nhưng lại kém công bằng hơn so với chính sách của ông Obama.
Từ cuộc điều tra này có thể nhận thấy sự mâu thuẫn rõ nét giữa việc các nhà kinh tế học ủng hộ thương mại tự do, cắt giảm thuế và hạn chế can thiệp vào thị trường với mức điểm tổng chung thấp mà họ dành cho ông McCain - một người nhìn chung ủng hộ mạnh mẽ những vấn đề này hơn ông Obama.
(Theo Economist)