12 năm nghiệp chứng khoán
“12 năm trước chúng ta không thể tưởng tượng được thị trường chứng khoán sẽ phát triển được như ngày hôm nay”
Có lẽ, ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) là người duy nhất trong số các lãnh đạo công ty chứng khoán thời kỳ đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn ngồi nguyên ghế điều hành trong suốt 12 năm qua.
Gặp ông trong những ngày mà chứng khoán Việt Nam đang vào thời kỳ ảm đạm nhất năm 2012, khi mà thanh khoản hai sàn ở mức suy kiệt, cuộc trò chuyện giữa chúng tôi đã bắt đầu từ nghiệp kinh doanh chứng khoán mà ông đeo đuổi 12 năm.
Trong 12 năm theo đuổi chứng khoán, thời điểm nào ông thấy khó khăn nhất?
Với nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam, theo tôi, đây là thời kỳ khó khăn nhất, vì trước đây cũng có những năm chúng ta gặp khó khăn nhưng lúc ấy các nhà đầu tư quan tâm đến thị trường và đặc biệt các nhà đầu tư nước ngoài vẫn nhìn thấy Việt Nam như điểm đến hấp dẫn trước và sau khi gia nhập WTO.
Còn hiện tại, các thị trường khác trong khu vực như Indonesia, Philippines, Thái Lan và đặc biệt là Myanmar được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hơn.
Còn với SSI, do chúng tôi có chiến lược phát triển thận trọng và cân bằng trong nhiều năm nên năm 2012 hoàn thành vượt mức kế hoạch kinh doanh và năm 2013 chúng tôi vẫn sẽ đặt kế hoạch ổn định và tăng trưởng.
Thị trường chứng khoán Việt Nam bây giờ có khác nhiều so với hình dung của ông cách đây 12 năm?
Nếu như cách đây 12 năm, tất cả chúng ta ngồi đây và cùng tưởng tượng 12 năm sau thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ như thế nào, SSI sẽ như thế nào thì chắc chắn chúng ta không thể nghĩ được như hôm nay, nghĩa là không thể tưởng tượng được thị trường chứng khoán sẽ phát triển được như ngày hôm nay.
Ngay cả với chúng tôi cũng không thể hình dung được có một ngày một công ty chứng khoán chỉ có vốn ban đầu vẻn vẹn 6 tỷ đồng như SSI sau 12 năm lại có thể tạo ra hàng trăm triệu USD lợi nhuận và ngay cả những năm xấu nhất mang lại lợi nhuận hàng chục triệu USD.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đến ngày hôm nay nói chung đã và đang làm được điều còn cao hơn rất nhiều. So với trước đây 12 năm, các ngân hàng đã phát triển hơn rất nhiều cả về quy mô và chất lượng, doanh nghiệp cũng huy động vốn dễ hơn.
Tôi vẫn nhớ, khi chưa có thị trường chứng khoán, doanh nghiệp thời đó muốn huy động vốn vài chục triệu USD thì chỉ còn cách đến gõ cửa các tổ chức tài chính nước ngoài như IFC, nhưng họ cũng chỉ rót được cho mình vài triệu USD và cũng cảm thấy vui rồi.
Còn bây giờ, khi huy động vốn qua thị trường chứng khoán khó chỉ đạt vài chục triệu USD mọi người đã cảm thấy buồn.
Tôi cho rằng như thế là không công bằng với những gì mà thị trường chứng khoán đã mang lại với vai trò là kênh huy động vốn. Nói thế không có nghĩa rằng không thể làm tốt hơn. Tất nhiên quy mô của thị trường chứng khoán bây giờ lớn hơn rất nhiều so với giấc mơ năm 2000 nhưng lại nhỏ hơn giấc mơ năm 2006...
Với cá nhân ông, 12 năm theo nghiệp chứng khoán, được và mất thế nào?
Với tôi thì được nhiều chứ: được tiền bạc, uy tín, trải nghiệm và tâm thanh thản mỗi sáng vì trong 12 năm qua tôi đã kinh doanh và làm theo đúng cam kết với nhà đầu tư: “Chúng ta cùng có lợi và chúng ta cùng thành công!”.
Đối với một người không quá nhiều tham vọng như tôi, thế là đủ với những gì hiện nay, tôi cảm thấy vui với điều đó.
Vậy một chút tưởng tượng về 12 năm sau, ông nghĩ thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ ra sao?
Cái cần nghĩ nhiều hơn là 12 năm trước chúng ta hoạch định ra tương lai và đã làm tốt hơn điều đó mặc dù chúng ta chưa có kinh nghiệm trải nghiệm của 12 năm đó.
Còn bây giờ ngồi hoạch định tương lai của 12 năm tới chắc chắn sẽ dễ hơn 12 năm trước. Vì trước đây, chúng ta là số 0 trong lĩnh vực chứng khoán cả về pháp lý, con người, vốn liếng, thói quen đầu tư... Còn bây giờ, chúng ta đã có tất cả: có Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, công ty niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ... có con người ở mọi chỗ, kể cả người đầu tư, và so với 12 năm trước đây, tất cả đều khác.
Và quan trọng là chúng ta đã có một thứ rất quý giá và đã có được nhiều hơn sau 12 năm là kinh nghiệm. 12 năm sau chúng ta kỳ vọng gì và có gì mới là điều đáng nói.
Ở góc độ chứng khoán, ông mong chờ điều gì nhất trong năm 2013?
Sự minh bạch và chỉ một điều đó mà thôi. Minh bạch là nền tảng cho mọi giải pháp. Sau rất nhiều sự cố và rủi ro xảy ra trong năm vừa qua, tôi cho rằng mọi người đều thấm giá trị của câu chuyện minh bạch và từng bước, từng bước đang thực hiện. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu đó cần phải bắt đầu từ con người, phải hình thành thói quen.
So với chuẩn mực quốc tế về minh bạch, theo ông thị trường chứng khoán Việt Nam đã làm được bao nhiêu?
Có một số liệu thống kê trong năm vừa qua đáng để chúng ta phải suy nghĩ. Thống kê của một tổ chức về mức độ tuân thủ quy định về công bố thông tin của tất cả các doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn trong giai đoạn 1 năm (1/10/2011 - 30/9/2012) cho thấy, chỉ có 19/704 doanh nghiệp tuân thủ đúng các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Trong một thị trường mà sự minh bạch là thiểu số thì rõ ràng là rất thiếu minh bạch.
Nếu để tự đánh giá thì SSI đã thực hiện sự minh bạch ở mức nào?
Khi người lãnh đạo đặt ra tiêu chí minh bạch thì mọi hành vi đều hướng đến sự minh bạch và sẽ đi theo minh bạch đó. Chúng tôi đã minh bạch mọi thứ với cổ đông và nhà đầu tư. Và chưa bao giờ thấy ân hận vì điều đó.
Gặp ông trong những ngày mà chứng khoán Việt Nam đang vào thời kỳ ảm đạm nhất năm 2012, khi mà thanh khoản hai sàn ở mức suy kiệt, cuộc trò chuyện giữa chúng tôi đã bắt đầu từ nghiệp kinh doanh chứng khoán mà ông đeo đuổi 12 năm.
Trong 12 năm theo đuổi chứng khoán, thời điểm nào ông thấy khó khăn nhất?
Với nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam, theo tôi, đây là thời kỳ khó khăn nhất, vì trước đây cũng có những năm chúng ta gặp khó khăn nhưng lúc ấy các nhà đầu tư quan tâm đến thị trường và đặc biệt các nhà đầu tư nước ngoài vẫn nhìn thấy Việt Nam như điểm đến hấp dẫn trước và sau khi gia nhập WTO.
Còn hiện tại, các thị trường khác trong khu vực như Indonesia, Philippines, Thái Lan và đặc biệt là Myanmar được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hơn.
Còn với SSI, do chúng tôi có chiến lược phát triển thận trọng và cân bằng trong nhiều năm nên năm 2012 hoàn thành vượt mức kế hoạch kinh doanh và năm 2013 chúng tôi vẫn sẽ đặt kế hoạch ổn định và tăng trưởng.
Thị trường chứng khoán Việt Nam bây giờ có khác nhiều so với hình dung của ông cách đây 12 năm?
Nếu như cách đây 12 năm, tất cả chúng ta ngồi đây và cùng tưởng tượng 12 năm sau thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ như thế nào, SSI sẽ như thế nào thì chắc chắn chúng ta không thể nghĩ được như hôm nay, nghĩa là không thể tưởng tượng được thị trường chứng khoán sẽ phát triển được như ngày hôm nay.
Tôi vẫn nhớ, khi chưa có thị trường chứng khoán, doanh nghiệp thời đó muốn huy động vốn vài chục triệu USD thì chỉ còn cách đến gõ cửa các tổ chức tài chính nước ngoài như IFC, nhưng họ cũng chỉ rót được cho mình vài triệu USD và cũng cảm thấy vui rồi. Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị SSI
Ngay cả với chúng tôi cũng không thể hình dung được có một ngày một công ty chứng khoán chỉ có vốn ban đầu vẻn vẹn 6 tỷ đồng như SSI sau 12 năm lại có thể tạo ra hàng trăm triệu USD lợi nhuận và ngay cả những năm xấu nhất mang lại lợi nhuận hàng chục triệu USD.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đến ngày hôm nay nói chung đã và đang làm được điều còn cao hơn rất nhiều. So với trước đây 12 năm, các ngân hàng đã phát triển hơn rất nhiều cả về quy mô và chất lượng, doanh nghiệp cũng huy động vốn dễ hơn.
Tôi vẫn nhớ, khi chưa có thị trường chứng khoán, doanh nghiệp thời đó muốn huy động vốn vài chục triệu USD thì chỉ còn cách đến gõ cửa các tổ chức tài chính nước ngoài như IFC, nhưng họ cũng chỉ rót được cho mình vài triệu USD và cũng cảm thấy vui rồi.
Còn bây giờ, khi huy động vốn qua thị trường chứng khoán khó chỉ đạt vài chục triệu USD mọi người đã cảm thấy buồn.
Tôi cho rằng như thế là không công bằng với những gì mà thị trường chứng khoán đã mang lại với vai trò là kênh huy động vốn. Nói thế không có nghĩa rằng không thể làm tốt hơn. Tất nhiên quy mô của thị trường chứng khoán bây giờ lớn hơn rất nhiều so với giấc mơ năm 2000 nhưng lại nhỏ hơn giấc mơ năm 2006...
Với cá nhân ông, 12 năm theo nghiệp chứng khoán, được và mất thế nào?
Với tôi thì được nhiều chứ: được tiền bạc, uy tín, trải nghiệm và tâm thanh thản mỗi sáng vì trong 12 năm qua tôi đã kinh doanh và làm theo đúng cam kết với nhà đầu tư: “Chúng ta cùng có lợi và chúng ta cùng thành công!”.
Đối với một người không quá nhiều tham vọng như tôi, thế là đủ với những gì hiện nay, tôi cảm thấy vui với điều đó.
Vậy một chút tưởng tượng về 12 năm sau, ông nghĩ thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ ra sao?
Cái cần nghĩ nhiều hơn là 12 năm trước chúng ta hoạch định ra tương lai và đã làm tốt hơn điều đó mặc dù chúng ta chưa có kinh nghiệm trải nghiệm của 12 năm đó.
Còn bây giờ ngồi hoạch định tương lai của 12 năm tới chắc chắn sẽ dễ hơn 12 năm trước. Vì trước đây, chúng ta là số 0 trong lĩnh vực chứng khoán cả về pháp lý, con người, vốn liếng, thói quen đầu tư... Còn bây giờ, chúng ta đã có tất cả: có Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, công ty niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ... có con người ở mọi chỗ, kể cả người đầu tư, và so với 12 năm trước đây, tất cả đều khác.
Và quan trọng là chúng ta đã có một thứ rất quý giá và đã có được nhiều hơn sau 12 năm là kinh nghiệm. 12 năm sau chúng ta kỳ vọng gì và có gì mới là điều đáng nói.
Ở góc độ chứng khoán, ông mong chờ điều gì nhất trong năm 2013?
Sự minh bạch và chỉ một điều đó mà thôi. Minh bạch là nền tảng cho mọi giải pháp. Sau rất nhiều sự cố và rủi ro xảy ra trong năm vừa qua, tôi cho rằng mọi người đều thấm giá trị của câu chuyện minh bạch và từng bước, từng bước đang thực hiện. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu đó cần phải bắt đầu từ con người, phải hình thành thói quen.
Trong một thị trường mà sự minh bạch là thiểu số thì rõ ràng là rất thiếu minh bạch. Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị SSI
So với chuẩn mực quốc tế về minh bạch, theo ông thị trường chứng khoán Việt Nam đã làm được bao nhiêu?
Có một số liệu thống kê trong năm vừa qua đáng để chúng ta phải suy nghĩ. Thống kê của một tổ chức về mức độ tuân thủ quy định về công bố thông tin của tất cả các doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn trong giai đoạn 1 năm (1/10/2011 - 30/9/2012) cho thấy, chỉ có 19/704 doanh nghiệp tuân thủ đúng các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Trong một thị trường mà sự minh bạch là thiểu số thì rõ ràng là rất thiếu minh bạch.
Nếu để tự đánh giá thì SSI đã thực hiện sự minh bạch ở mức nào?
Khi người lãnh đạo đặt ra tiêu chí minh bạch thì mọi hành vi đều hướng đến sự minh bạch và sẽ đi theo minh bạch đó. Chúng tôi đã minh bạch mọi thứ với cổ đông và nhà đầu tư. Và chưa bao giờ thấy ân hận vì điều đó.