15% dân Mỹ được xếp loại nghèo
Ngưỡng nghèo ở Mỹ năm 2012 là mức thu nhập 23.492 USD cho một gia đình có 4 người
Số người Mỹ sống trong nghèo khổ đã tăng lên mức 46,5 triệu người trong năm ngoái. Đây được xem là tín hiệu mới nhất cho thấy, tiến trình phục hồi kinh tế được đánh dấu bởi sự tăng điểm mạnh của thị trường chứng khoán chưa đem lại nhiều lợi ích cho người dân Mỹ.
Hãng tin Reuters cho biết, thống kê trên được Cơ quan Thống kê Mỹ công bố ngày 17/9. Giới quan sát đánh giá, từ dữ liệu này có thể thấy, “vết sẹo” mà cuộc khủng hoảng và suy thoái 2007-2009 để lại vẫn còn hằn sâu. Đồng thời, dữ liệu cũng làm tăng nhiệt cuộc tranh cãi về việc cắt giảm chi tiêu của Chính phủ Mỹ và tình trạng bất bình đẳng thu nhập gia tăng ở nước này, từ đó gây thêm sức ép cho việc tăng lương tối thiểu cho người lao động Mỹ.
Năm 2011, số người nghèo ở Mỹ là 46,2 triệu người. Năm 2012, số người nghèo ở nước này tăng thêm 0,3 triệu người, nhưng tỷ lệ nghèo toàn quốc vẫn giữ ở mức 15%. Ngưỡng nghèo ở Mỹ năm 2012 là mức thu nhập 23.492 USD cho một gia đình có 4 người.
“Thống kê ngày hôm nay cho thấy, đã đến lúc Quốc hội cần chuyển từ trọng tâm thắt chặt chi tiêu sang một chương trình nhấn mạnh vào tạo việc làm và phân bổ cân bằng hơn những lợi ích của tăng trưởng kinh tế”, ông Neera Tanden, Chủ tịch Trung tâm Vì sự tiến bộ của nước Mỹ có trụ sở ở Washington, nhận định.
Trong bối cảnh kinh tế Mỹ hồi phục và với sự hỗ trợ của chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo, thị trường chứng khoán nước này đã tăng điểm mạnh. Năm ngoái, chỉ số S&P 500 đem lại mức lợi nhuận 16%. Tuy nhiên, thống kê cho thấy, thu nhập trung bình của các hộ gia đình tại Mỹ trong năm 2012 đã giảm xuống mức 51.017 USD/hộ từ mức 51.100 USD/hộ trong năm 2011.
Sự phục hồi của kinh tế Mỹ đến nay vẫn chưa ổn định. Từ khi suy thoái kết thúc, nền kinh tế vẫn chưa thể suy trì được mức tăng trưởng trên 2,5%. Mặc dù phần lớn trong số 8 triệu việc làm bị mất trong thời gian suy thoái đã được khôi phục lại, nhiều công việc trong số này nằm trong những ngành như bán lẻ và nhà hàng vốn không trả mức lương cao.
Chủ trương cắt giảm chi tiêu của Washington để cắt giảm thâm hụt ngân sách cũng khiến các chế độ phúc lợi của Mỹ suy giảm. Năm 2012, có khoảng 16,1 triệu trẻ em và 3,9 triệu người già trên 65 tuổi của nước này sống trong dưới ngưỡng nghèo.
Tuy nhiên, thống kê cũng cho thấy một số tín hiệu khả quan. Năm ngoái chỉ có khoảng 48 triệu người Mỹ không có bảo hiểm y tế, giảm nhẹ từ mức 48,6 triệu người trong năm 2011. Số người Mỹ có bảo hiểm y tế trong năm 2012 tăng lên mức 263,2 triệu người từ mức 260,2 triệu người của năm trước đó. Đây là năm thứ hai liên tiếp số người không có bảo hiểm y tế ở Mỹ giảm kể từ khi đạo luật mới về chăm sóc y tế của Tổng thống Barack Obama được thông qua vào năm 2010.
Hãng tin Reuters cho biết, thống kê trên được Cơ quan Thống kê Mỹ công bố ngày 17/9. Giới quan sát đánh giá, từ dữ liệu này có thể thấy, “vết sẹo” mà cuộc khủng hoảng và suy thoái 2007-2009 để lại vẫn còn hằn sâu. Đồng thời, dữ liệu cũng làm tăng nhiệt cuộc tranh cãi về việc cắt giảm chi tiêu của Chính phủ Mỹ và tình trạng bất bình đẳng thu nhập gia tăng ở nước này, từ đó gây thêm sức ép cho việc tăng lương tối thiểu cho người lao động Mỹ.
Năm 2011, số người nghèo ở Mỹ là 46,2 triệu người. Năm 2012, số người nghèo ở nước này tăng thêm 0,3 triệu người, nhưng tỷ lệ nghèo toàn quốc vẫn giữ ở mức 15%. Ngưỡng nghèo ở Mỹ năm 2012 là mức thu nhập 23.492 USD cho một gia đình có 4 người.
“Thống kê ngày hôm nay cho thấy, đã đến lúc Quốc hội cần chuyển từ trọng tâm thắt chặt chi tiêu sang một chương trình nhấn mạnh vào tạo việc làm và phân bổ cân bằng hơn những lợi ích của tăng trưởng kinh tế”, ông Neera Tanden, Chủ tịch Trung tâm Vì sự tiến bộ của nước Mỹ có trụ sở ở Washington, nhận định.
Trong bối cảnh kinh tế Mỹ hồi phục và với sự hỗ trợ của chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo, thị trường chứng khoán nước này đã tăng điểm mạnh. Năm ngoái, chỉ số S&P 500 đem lại mức lợi nhuận 16%. Tuy nhiên, thống kê cho thấy, thu nhập trung bình của các hộ gia đình tại Mỹ trong năm 2012 đã giảm xuống mức 51.017 USD/hộ từ mức 51.100 USD/hộ trong năm 2011.
Sự phục hồi của kinh tế Mỹ đến nay vẫn chưa ổn định. Từ khi suy thoái kết thúc, nền kinh tế vẫn chưa thể suy trì được mức tăng trưởng trên 2,5%. Mặc dù phần lớn trong số 8 triệu việc làm bị mất trong thời gian suy thoái đã được khôi phục lại, nhiều công việc trong số này nằm trong những ngành như bán lẻ và nhà hàng vốn không trả mức lương cao.
Chủ trương cắt giảm chi tiêu của Washington để cắt giảm thâm hụt ngân sách cũng khiến các chế độ phúc lợi của Mỹ suy giảm. Năm 2012, có khoảng 16,1 triệu trẻ em và 3,9 triệu người già trên 65 tuổi của nước này sống trong dưới ngưỡng nghèo.
Tuy nhiên, thống kê cũng cho thấy một số tín hiệu khả quan. Năm ngoái chỉ có khoảng 48 triệu người Mỹ không có bảo hiểm y tế, giảm nhẹ từ mức 48,6 triệu người trong năm 2011. Số người Mỹ có bảo hiểm y tế trong năm 2012 tăng lên mức 263,2 triệu người từ mức 260,2 triệu người của năm trước đó. Đây là năm thứ hai liên tiếp số người không có bảo hiểm y tế ở Mỹ giảm kể từ khi đạo luật mới về chăm sóc y tế của Tổng thống Barack Obama được thông qua vào năm 2010.