2008, “đại tu” đường sắt
Bộ Giao thông Vận tải đã đề ra quyết tâm xây dựng lại kết cấu hạ tầng đường sắt, với hàng loạt dự án lớn khởi công trong năm 2008
Bộ Giao thông Vận tải đã đề ra quyết tâm xây dựng lại kết cấu hạ tầng đường sắt, với hàng loạt dự án lớn khởi công trong năm 2008.
Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam được đánh giá là dự án lớn nhất của ngành đường sắt Việt Nam từ trước đến nay. Đây là xu hướng phát triển của giao thông vận tải thế giới và Việt Nam đã đưa việc xây dựng đường sắt cao tốc vào chiến lược phát triển lâu dài của ngành giao thông.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng mới đây đã yêu cầu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam triển khai ngay dự án lớn này để có số liệu báo cáo các cấp và khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng "về việc bố trí vốn ngân sách Nhà nước năm 2008 và chỉ định thầu tư vấn để lập báo cáo đầu tư dự án".
Dự kiến tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam nối Hà Nội và Tp.HCM có chiều dài 1.630km với tổng số vốn đầu tư 32,6 tỷ USD. Khi hoàn thành tàu cao tốc chạy trên đường sắt này có vận tốc trung bình từ 200 đến 300km/giờ, như vậy từ Hà Nội vào Tp.HCM chỉ mất khoảng 10 giờ.
Cùng với đó, dự án làm mới 44 cầu trên tuyến đường sắt Thống Nhất có tổng mức đầu tư gần 3.800 tỷ đồng là một trong những dự án trọng điểm của ngành đường sắt trong năm nay. Theo dự kiến, khi dự án cầu hoàn thành thì thời gian chạy tàu Bắc - Nam sẽ được rút ngắn xuống thêm 2 giờ.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng đang chuẩn bị báo cáo tình hình triển khai dự án khôi phục, cải tạo cầu Long Biên. Theo tổng công ty thì dự án khôi phục cầu Long Biên được chia làm hai giai đoạn, tổng thời gian thi công 5 năm và số với vốn đầu tư 150 triệu Euro.
Giai đoạn 1 sẽ tiến hành bảo dưỡng, gia cường kết cấu cũ để đảm bảo tốc độ chạy tàu tối đa là 25km/giờ và phục vụ người đi bộ, xe thô sơ, xe buýt chạy trên làn đường riêng. Dự kiến 30% kết cấu gốc và 23% kết cấu tạm được sửa chữa, thay thế... với số vốn đầu tư khoảng 12 triệu Euro.
Giai đoạn 2 có số vốn đầu tư khoảng 137 triệu Euro gồm các hạng mục như xây dựng một cây cầu mới phục vụ tuyến đường sắt trên cao Yên Viên - Ngọc Hồi và sửa chữa, khôi phục gia cường, nâng tĩnh không cầu Long Biên cũ.
Năm 2008 cũng sẽ tiến hành khảo sát thiết kế dự án đường sắt trên cao Hà Nội - Yên Viên - Ngọc Hồi do Ban Quản lý các dự án đường sắt làm chủ đầu tư. Giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư hơn 19.000 tỷ đồng để xây dựng đoạn từ ga Gia Lâm đến ga Giáp Bát. Giai đoạn 2 sẽ thực hiện tiếp từ ga Yên Viên đến ga Gia Lâm và từ Giáp Bát đến Ngọc Hồi. Theo Ban Quản lý các dự án đường sắt, giai đoạn 1 của dự án phải đến năm 2012 mới triển khai thi công vì công tác khảo sát thiết kế sẽ kéo dài, và đến năm 2017 mới hoàn thành.
Đến nay mọi thủ tục vay vốn ODA của Nhật đã hoàn tất, chỉ còn đợi phía Nhật duyệt dự án là có thể tiến hành thực hiện ngay trong năm nay. Tiếp đến dự án nâng cấp cải tạo tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai với tổng mức đầu tư 2.571 tỷ đồng từ nguồn vốn vay của ADB sẽ được khởi động. Dự kiến đến tháng 6/2008 sẽ triển khai công tác khảo sát thiết kế kỹ thuật cho đến tháng 9/2009, đầu năm 2010 dự án sẽ được khởi công và hoàn thành vào năm 2012.
Tuyến đường sắt từ cảng Chùa Vẽ đến nhà máy DAP Đình Vũ - Hải Phòng có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 900 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách cũng được khởi công trong năm nay. Dự án được chia ra làm hai hạng mục: nâng cấp 3,36 km đường sắt từ ga Hải Phòng đến cảng Chùa Vẽ và xây dựng mới 9,39 km đường sắt từ Chùa Vẽ đến Nhà máy DAP. Dự án này nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải của Khu kinh tế Đình Vũ và nhà máy DAP, góp phần giải quyết bài toán lưu thông hàng hoá của thành phố Hải Phòng.
Hiện Bộ Giao thông Vận tải đã giao cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp cùng Vụ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án vốn để khởi công dự án ngay trong năm 2008. Bộ Giao thông Vận tải cũng vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị ra quyết định gia cố đường sắt khu vực đèo Hải Vân theo lệnh khẩn cấp và đề nghị Chính phủ bố trí vốn để thực hiện ngay trong năm nay.
Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam được đánh giá là dự án lớn nhất của ngành đường sắt Việt Nam từ trước đến nay. Đây là xu hướng phát triển của giao thông vận tải thế giới và Việt Nam đã đưa việc xây dựng đường sắt cao tốc vào chiến lược phát triển lâu dài của ngành giao thông.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng mới đây đã yêu cầu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam triển khai ngay dự án lớn này để có số liệu báo cáo các cấp và khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng "về việc bố trí vốn ngân sách Nhà nước năm 2008 và chỉ định thầu tư vấn để lập báo cáo đầu tư dự án".
Dự kiến tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam nối Hà Nội và Tp.HCM có chiều dài 1.630km với tổng số vốn đầu tư 32,6 tỷ USD. Khi hoàn thành tàu cao tốc chạy trên đường sắt này có vận tốc trung bình từ 200 đến 300km/giờ, như vậy từ Hà Nội vào Tp.HCM chỉ mất khoảng 10 giờ.
Cùng với đó, dự án làm mới 44 cầu trên tuyến đường sắt Thống Nhất có tổng mức đầu tư gần 3.800 tỷ đồng là một trong những dự án trọng điểm của ngành đường sắt trong năm nay. Theo dự kiến, khi dự án cầu hoàn thành thì thời gian chạy tàu Bắc - Nam sẽ được rút ngắn xuống thêm 2 giờ.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng đang chuẩn bị báo cáo tình hình triển khai dự án khôi phục, cải tạo cầu Long Biên. Theo tổng công ty thì dự án khôi phục cầu Long Biên được chia làm hai giai đoạn, tổng thời gian thi công 5 năm và số với vốn đầu tư 150 triệu Euro.
Giai đoạn 1 sẽ tiến hành bảo dưỡng, gia cường kết cấu cũ để đảm bảo tốc độ chạy tàu tối đa là 25km/giờ và phục vụ người đi bộ, xe thô sơ, xe buýt chạy trên làn đường riêng. Dự kiến 30% kết cấu gốc và 23% kết cấu tạm được sửa chữa, thay thế... với số vốn đầu tư khoảng 12 triệu Euro.
Giai đoạn 2 có số vốn đầu tư khoảng 137 triệu Euro gồm các hạng mục như xây dựng một cây cầu mới phục vụ tuyến đường sắt trên cao Yên Viên - Ngọc Hồi và sửa chữa, khôi phục gia cường, nâng tĩnh không cầu Long Biên cũ.
Năm 2008 cũng sẽ tiến hành khảo sát thiết kế dự án đường sắt trên cao Hà Nội - Yên Viên - Ngọc Hồi do Ban Quản lý các dự án đường sắt làm chủ đầu tư. Giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư hơn 19.000 tỷ đồng để xây dựng đoạn từ ga Gia Lâm đến ga Giáp Bát. Giai đoạn 2 sẽ thực hiện tiếp từ ga Yên Viên đến ga Gia Lâm và từ Giáp Bát đến Ngọc Hồi. Theo Ban Quản lý các dự án đường sắt, giai đoạn 1 của dự án phải đến năm 2012 mới triển khai thi công vì công tác khảo sát thiết kế sẽ kéo dài, và đến năm 2017 mới hoàn thành.
Đến nay mọi thủ tục vay vốn ODA của Nhật đã hoàn tất, chỉ còn đợi phía Nhật duyệt dự án là có thể tiến hành thực hiện ngay trong năm nay. Tiếp đến dự án nâng cấp cải tạo tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai với tổng mức đầu tư 2.571 tỷ đồng từ nguồn vốn vay của ADB sẽ được khởi động. Dự kiến đến tháng 6/2008 sẽ triển khai công tác khảo sát thiết kế kỹ thuật cho đến tháng 9/2009, đầu năm 2010 dự án sẽ được khởi công và hoàn thành vào năm 2012.
Tuyến đường sắt từ cảng Chùa Vẽ đến nhà máy DAP Đình Vũ - Hải Phòng có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 900 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách cũng được khởi công trong năm nay. Dự án được chia ra làm hai hạng mục: nâng cấp 3,36 km đường sắt từ ga Hải Phòng đến cảng Chùa Vẽ và xây dựng mới 9,39 km đường sắt từ Chùa Vẽ đến Nhà máy DAP. Dự án này nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải của Khu kinh tế Đình Vũ và nhà máy DAP, góp phần giải quyết bài toán lưu thông hàng hoá của thành phố Hải Phòng.
Hiện Bộ Giao thông Vận tải đã giao cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp cùng Vụ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án vốn để khởi công dự án ngay trong năm 2008. Bộ Giao thông Vận tải cũng vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị ra quyết định gia cố đường sắt khu vực đèo Hải Vân theo lệnh khẩn cấp và đề nghị Chính phủ bố trí vốn để thực hiện ngay trong năm nay.