21 năm, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị truy thu gần 150.000 tỷ
Hoạt động kiểm toán ngày càng đóng vai trò quan trọng trong giám sát, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách
Trong lĩnh vực thu chi ngân sách, qua 21 năm hoạt động, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị truy thu gần 150.000 tỷ đồng, chủ yếu là chi sai quy định.
Con số trên được Phó tổng kiểm toán Nhà nước Đoàn Xuân Tiên đưa ra tại hội thảo “Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước thông qua hoạt động kiểm toán”, do Kiểm toán Nhà nước và Hiệp hội Kế toán công chức Vương quốc Anh (ACCA) tổ chức ngày 24/9.
Theo ông Tiên, cũng trong 21 năm hoạt động, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương hủy bỏ 474 văn bản sai quy định hoặc không phù hợp với thực tiễn.
Các báo cáo kết quả kiểm toán do Kiểm toán Nhà nước công bố hàng năm được các cơ quan Quốc hội, Chính phủ sử dụng ngày càng nhiều trong việc xem xét, phê duyệt dự toán ngân sách.
Chủ tịch Hiệp hội Kế toán kiểm toán Việt Nam (VAA) Đặng Văn Thanh cho rằng, trong bối cảnh phân cấp đầu tư mạnh như hiện nay, hoạt động kiểm toán ngày càng đóng vai trò quan trọng trong giám sát, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong các lĩnh vực đầu tư phát triển.
Chủ tịch VAA cũng chỉ ra 3 hạn chế trong quản lý, sử dụng ngân sách hiện nay là phân cấp chưa đảm bảo sự thống nhất còn phân tán, chưa xử lý được tình trạng lồng ghép khoản thu, chi.
Bên cạnh đó thẩm quyền các cấp trong ban hành chính sách, tiêu chuẩn, định mức ngân sách chưa rõ ràng. Việc phân bổ ngân sách đang bị chia cắt, phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi. Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định chi đầu tư phát triển, Bộ Tài chính quyết định chi thường xuyên, vì vậy có sự chia cắt trong chi ngân sách nhà nước những năm qua.
“Tôi ngồi ở Quốc hội một khóa mà thấy buồn. Trong phiên họp về dự toán ngân sách hàng năm chỉ có 5 ý kiến phát biểu, vì tài liệu quá nhiều, quá dày với hàng trăm khoản mục nên đại biểu không biết thảo luận gì. Phiên họp dự kiến kết thúc 16h30 thì 15h đã kết thúc”, ông Thanh nói.
Chính vì vậy, chuyên gia này kiến nghị cần cải tiến cách thức cung cấp thông tin về ngân sách của các bộ ngành cho Quốc hội.
“Ở các nước, quốc hội bao giờ cũng có một bộ phận kiểm toán chuyên cung cấp thông tin cho các đại biểu quốc hội, cung cấp tài liệu về thu chi ngân sách nhà nước từng lĩnh vực cho từng nhóm đại biểu chuyên trách cụ thể. Làm như vậy mới nâng cao khả năng quyết định ngân sách hàng năm của quốc hội”, ông Thanh nói tiếp.
Còn theo TS. Đặng Văn Du, nguyên Trưởng khoa Tài chính công - Học viện Tài chính, ở góc độ người dân bình thường thì báo cáo kiểm toán được Kiểm toán Nhà nước công bố định kỳ chưa đủ minh bạch. Cần khắc phục để báo cáo kiểm toán càng rõ ràng càng tốt. Trong ngắn hạn, hoạt động kiểm toán cần chuyển từ hậu kiểm sang tiền kiểm nhằm nâng cao và hiệu quả hơn tình trạng thất thoát ngân sách.
Con số trên được Phó tổng kiểm toán Nhà nước Đoàn Xuân Tiên đưa ra tại hội thảo “Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước thông qua hoạt động kiểm toán”, do Kiểm toán Nhà nước và Hiệp hội Kế toán công chức Vương quốc Anh (ACCA) tổ chức ngày 24/9.
Theo ông Tiên, cũng trong 21 năm hoạt động, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương hủy bỏ 474 văn bản sai quy định hoặc không phù hợp với thực tiễn.
Các báo cáo kết quả kiểm toán do Kiểm toán Nhà nước công bố hàng năm được các cơ quan Quốc hội, Chính phủ sử dụng ngày càng nhiều trong việc xem xét, phê duyệt dự toán ngân sách.
Chủ tịch Hiệp hội Kế toán kiểm toán Việt Nam (VAA) Đặng Văn Thanh cho rằng, trong bối cảnh phân cấp đầu tư mạnh như hiện nay, hoạt động kiểm toán ngày càng đóng vai trò quan trọng trong giám sát, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong các lĩnh vực đầu tư phát triển.
Chủ tịch VAA cũng chỉ ra 3 hạn chế trong quản lý, sử dụng ngân sách hiện nay là phân cấp chưa đảm bảo sự thống nhất còn phân tán, chưa xử lý được tình trạng lồng ghép khoản thu, chi.
Bên cạnh đó thẩm quyền các cấp trong ban hành chính sách, tiêu chuẩn, định mức ngân sách chưa rõ ràng. Việc phân bổ ngân sách đang bị chia cắt, phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi. Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định chi đầu tư phát triển, Bộ Tài chính quyết định chi thường xuyên, vì vậy có sự chia cắt trong chi ngân sách nhà nước những năm qua.
“Tôi ngồi ở Quốc hội một khóa mà thấy buồn. Trong phiên họp về dự toán ngân sách hàng năm chỉ có 5 ý kiến phát biểu, vì tài liệu quá nhiều, quá dày với hàng trăm khoản mục nên đại biểu không biết thảo luận gì. Phiên họp dự kiến kết thúc 16h30 thì 15h đã kết thúc”, ông Thanh nói.
Chính vì vậy, chuyên gia này kiến nghị cần cải tiến cách thức cung cấp thông tin về ngân sách của các bộ ngành cho Quốc hội.
“Ở các nước, quốc hội bao giờ cũng có một bộ phận kiểm toán chuyên cung cấp thông tin cho các đại biểu quốc hội, cung cấp tài liệu về thu chi ngân sách nhà nước từng lĩnh vực cho từng nhóm đại biểu chuyên trách cụ thể. Làm như vậy mới nâng cao khả năng quyết định ngân sách hàng năm của quốc hội”, ông Thanh nói tiếp.
Còn theo TS. Đặng Văn Du, nguyên Trưởng khoa Tài chính công - Học viện Tài chính, ở góc độ người dân bình thường thì báo cáo kiểm toán được Kiểm toán Nhà nước công bố định kỳ chưa đủ minh bạch. Cần khắc phục để báo cáo kiểm toán càng rõ ràng càng tốt. Trong ngắn hạn, hoạt động kiểm toán cần chuyển từ hậu kiểm sang tiền kiểm nhằm nâng cao và hiệu quả hơn tình trạng thất thoát ngân sách.