Kế hoạch Kiểm toán Nhà nước sẽ chỉ phải báo cáo Quốc hội
Quy định về kiểm toán doanh nghiệp có vốn nhà nước cũng đã được chỉnh sửa
Mặc dù Kiểm toán Nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập nhưng kế hoạch kiểm toán hàng năm không chỉ báo cáo Quốc hội mà cần báo cáo cả Chính phủ.
Đây là một trong những loại ý kiến về nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước được phản ánh tại báo cáo tiếp giải trình dự thảo Luật Kiểm toán Nhà nước (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội.
Tuy nhiên, ở dự thảo luật mới nhất, chỉ có cụm từ “trước khi thực hiện” được bổ sung vào sau quy định Kiểm toán Nhà nước quyết định kế hoạch kiểm toán hàng năm và báo cáo Quốc hội.
Việc này, theo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, là để vừa bảo đảm tính logic, ổn định và nhất quán trong thực thi pháp luật, vừa nâng cao tính độc lập của Kiểm toán Nhà nước ngay từ việc quyết định kế hoạch kiểm toán.
Tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo luật cũng đã bổ sung Chủ tịch nước vào khoản 2 điều 13 về nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước.
Theo đó, Kiểm toán Nhà nước tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán hàng năm và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Bên cạnh nội dung nói trên, quy định về kiểm toán doanh nghiệp có vốn nhà nước cũng đã được chỉnh sửa tại dự thảo luật gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội.
Về vấn đề này hiện vẫn có hai loại ý kiến.
Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, ở đâu có tài chính, tài sản công là phải kiểm toán, theo đó cần kiểm toán doanh nghiệp có vốn và tài sản nhà nước, bao gồm cả doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống. Còn loại ý kiến thứ hai đề nghị chỉ kiểm toán đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là ở đâu có tài chính, tài sản công là phải được kiểm toán, không phân biệt đối tượng quản lý, sử dụng.
Tuy nhiên, để phù hợp với năng lực của Kiểm toán Nhà nước hiện nay và tình hình quản lý doanh nghiệp nói chung trong nền kinh tế, dự thảo luật bổ sung quy định : “Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống, Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định lựa chọn mục tiêu, tiêu chí, nội dung và phương pháp kiểm toán phù hợp; hoặc Kiểm toán Nhà nước thẩm tra kết quả kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp, tổ chức kiểm toán độc lập”.
Sau khi cân nhắc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Quốc hội cho bỏ đoạn “Trong trường hợp Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước không thống nhất về dự toán kinh phí hoạt động của Kiểm toán Nhà nước thì Tổng kiểm toán Nhà nước kiến nghị Quốc hội xem xét, quyết định” tại khoản 1 điều 66 của dự thảo luật.
Việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước cần thực hiện thống nhất theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích.
Đây là một trong những loại ý kiến về nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước được phản ánh tại báo cáo tiếp giải trình dự thảo Luật Kiểm toán Nhà nước (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội.
Tuy nhiên, ở dự thảo luật mới nhất, chỉ có cụm từ “trước khi thực hiện” được bổ sung vào sau quy định Kiểm toán Nhà nước quyết định kế hoạch kiểm toán hàng năm và báo cáo Quốc hội.
Việc này, theo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, là để vừa bảo đảm tính logic, ổn định và nhất quán trong thực thi pháp luật, vừa nâng cao tính độc lập của Kiểm toán Nhà nước ngay từ việc quyết định kế hoạch kiểm toán.
Tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo luật cũng đã bổ sung Chủ tịch nước vào khoản 2 điều 13 về nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước.
Theo đó, Kiểm toán Nhà nước tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán hàng năm và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Bên cạnh nội dung nói trên, quy định về kiểm toán doanh nghiệp có vốn nhà nước cũng đã được chỉnh sửa tại dự thảo luật gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội.
Về vấn đề này hiện vẫn có hai loại ý kiến.
Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, ở đâu có tài chính, tài sản công là phải kiểm toán, theo đó cần kiểm toán doanh nghiệp có vốn và tài sản nhà nước, bao gồm cả doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống. Còn loại ý kiến thứ hai đề nghị chỉ kiểm toán đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là ở đâu có tài chính, tài sản công là phải được kiểm toán, không phân biệt đối tượng quản lý, sử dụng.
Tuy nhiên, để phù hợp với năng lực của Kiểm toán Nhà nước hiện nay và tình hình quản lý doanh nghiệp nói chung trong nền kinh tế, dự thảo luật bổ sung quy định : “Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống, Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định lựa chọn mục tiêu, tiêu chí, nội dung và phương pháp kiểm toán phù hợp; hoặc Kiểm toán Nhà nước thẩm tra kết quả kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp, tổ chức kiểm toán độc lập”.
Sau khi cân nhắc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Quốc hội cho bỏ đoạn “Trong trường hợp Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước không thống nhất về dự toán kinh phí hoạt động của Kiểm toán Nhà nước thì Tổng kiểm toán Nhà nước kiến nghị Quốc hội xem xét, quyết định” tại khoản 1 điều 66 của dự thảo luật.
Việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước cần thực hiện thống nhất theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích.