300 triệu USD giải quyết vấn đề dioxin tại Việt Nam
Nhóm đối thoại Việt - Mỹ về chất độc da cam/dioxin giới thiệu Bản tuyên bố và Chương trình hành động giai đoạn 2010-2019
Chiều 16/6, Nhóm đối thoại Việt - Mỹ về chất độc da cam/dioxin đồng thời tổ chức họp báo tại Hà Nội và Washington, giới thiệu Bản tuyên bố và Chương trình hành động giai đoạn 2010-2019.
Theo ông Ngô Quang Xuân, đồng trưởng nhóm phía Việt Nam, Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Chương trình hành động kéo dài trong 10 năm và chia làm 3 giai đoạn, với các ưu tiên chính là môi trường và sức khỏa con người với kinh phí vào khoảng 300 triệu USD.
Nội dung làm sạch đất bị phơi nhiễm dioxin và phục hồi hệ sinh thái đã bị tàn phá sẽ được tiến hành tại một số điểm nóng hiện nay về dioxin như sân bay Đà Nẵng và Phú Cát (Bình Định), Biên Hòa… với chi phí gần 200 triệu USD.
Phần còn lại được sử dụng cho chương trình mở rộng dịch vụ cho người bị phơi nhiễm dioxin như cải thiện y tế công cộng ngăn chặn phơi nhiễm mới, cải thiện việc cung cấp dịch vụ cho người bị phơi nhiễm…
Nhóm đối thoại cũng khuyến nghị: “Chính phủ Mỹ nên đóng vai trò chính trong việc đáp ứng chi phí này, cùng với các nhà tài trợ công và tư nhân khác, bổ sung cho các nguồn lực đầu tư từ Chính phủ và nhân dân Việt Nam”.
Cũng theo Nhóm đối thoại Việt - Mỹ về da cam/dioxin, trong 3 năm gần đây, Chính phủ Mỹ mới đóng góp tổng cộng 9 triệu USD cho các vấn đề liên quan đến 28 điểm nóng về dioxin tại Việt Nam.
Thông tin từ một đại diện UNDP tham gia buổi họp báo cho hay, dự kiến vào cuối tháng 6, tổ chức này sẽ ký với Bộ Tài nguyên và Môi trường một dự án trị giá 60 triệu USD liên quan đến giải quyết hậu quả da cam tại Việt Nam.
Theo ông Ngô Quang Xuân, đồng trưởng nhóm phía Việt Nam, Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Chương trình hành động kéo dài trong 10 năm và chia làm 3 giai đoạn, với các ưu tiên chính là môi trường và sức khỏa con người với kinh phí vào khoảng 300 triệu USD.
Nội dung làm sạch đất bị phơi nhiễm dioxin và phục hồi hệ sinh thái đã bị tàn phá sẽ được tiến hành tại một số điểm nóng hiện nay về dioxin như sân bay Đà Nẵng và Phú Cát (Bình Định), Biên Hòa… với chi phí gần 200 triệu USD.
Phần còn lại được sử dụng cho chương trình mở rộng dịch vụ cho người bị phơi nhiễm dioxin như cải thiện y tế công cộng ngăn chặn phơi nhiễm mới, cải thiện việc cung cấp dịch vụ cho người bị phơi nhiễm…
Nhóm đối thoại cũng khuyến nghị: “Chính phủ Mỹ nên đóng vai trò chính trong việc đáp ứng chi phí này, cùng với các nhà tài trợ công và tư nhân khác, bổ sung cho các nguồn lực đầu tư từ Chính phủ và nhân dân Việt Nam”.
Cũng theo Nhóm đối thoại Việt - Mỹ về da cam/dioxin, trong 3 năm gần đây, Chính phủ Mỹ mới đóng góp tổng cộng 9 triệu USD cho các vấn đề liên quan đến 28 điểm nóng về dioxin tại Việt Nam.
Thông tin từ một đại diện UNDP tham gia buổi họp báo cho hay, dự kiến vào cuối tháng 6, tổ chức này sẽ ký với Bộ Tài nguyên và Môi trường một dự án trị giá 60 triệu USD liên quan đến giải quyết hậu quả da cam tại Việt Nam.