4 điểm yếu trong giám sát tài chính ở Việt Nam
Hệ thống giám sát tài chính ở Việt Nam vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đi vào giám sát dựa trên rủi ro
Nhiều chuyên gia và nhà quản lý đã thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế của hệ thống giám sát tài chính ở Việt Nam tại hội thảo - triển lãm Vietnam Finance 2013 với chủ đề “Tăng cường giám sát tài chính quốc gia: Giải pháp chính sách và công nghệ” diễn ra ngày 27/8, một sự kiện thường niên do Bộ Tài chính phối hợp với Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG Vietnam) tổ chức.
Ông Hà Huy Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng, nhìn vào diễn biến trên thị trường tài chính Việt Nam, có thể thấy rằng, sau hơn hai thập kỷ cải cách tuy đã có nhiều tiến bộ đáng ghi nhận nhưng vẫn tồn tại nhiều rủi ro, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, là tiềm ẩn các rủi ro chéo giữa khu vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và các rủi ro mang tính hệ thống từ sự bất ổn của môi trường kinh tế vĩ mô cũng như từ các cú sốc bên ngoài.
Theo ông Tuấn, trên thực tế, hệ thống giám sát tài chính chỉ chủ yếu tập trung vào công tác giám sát an toàn vi mô, trên cơ sở thiên về giám sát tuân thủ hơn là giám sát dựa trên rủi ro, trong bối cảnh thị trường tài chính đang phát triển nhanh chóng, phức tạp cả về quy mô lẫn cấu trúc, với các hoạt động tài chính đan xen giữa các khu vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và trong môi trường kinh tế vĩ mô nhiều biến động.
Cho rằng, cùng với quá trình phát triển chung của nền kinh tế, những năm qua, tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, ngành tài chính vẫn tiếp tục có những bước phát triển nhanh và vững chắc trên nhiều mặt, an ninh tài chính quốc gia được đảm bảo, tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Tài chính Phạm Sỹ Danh cũng thẳng thắn thừa nhận, giám sát tài chính ở Việt Nam đang bộc lộ nhiều điểm hạn chế.
Thứ nhất, hệ thống các công cụ giám sát tài chính đang trong quá trình hoàn thiện, cần phải tiếp tục có sự điều chỉnh để đáp ứng các yêu cầu phát sinh từ quá trình hội nhập và mở rộng quan hệ thương mại, đầu tư với bên ngoài. Việc giám sát chủ yếu dừng ở giám sát tuân thủ, trong khi giám sát hiệu quả và giám sát cảnh báo sớm cần phải tiếp tục được hoàn thiện.
Thứ hai, hệ thống các chỉ tiêu giám sát tài chính công vẫn chưa bao quát hết các loại hình rủi ro liên quan, hệ thống thông tin phục vụ cho công tác giám sát vẫn còn chưa đầy đủ, phân tán và chưa được cập nhật thường xuyên. Công tác thống kê, hạch toán trong một số trường hợp chưa theo đúng các chuẩn mực quốc tế nên khó so sánh khi đánh giá mức độ rủi ro.
Thứ ba, công tác giám sát tuân thủ pháp luật trên thị trường chứng khoán trong một số nội dung còn chưa bao quát hết các vấn đề mới phát sinh trên thực tiễn. Hoạt động giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn những điểm cần tiếp tục cải thiện.
Thứ tư, việc chia sẻ thông tin trong nội bộ từng ngành cũng như giữa các cơ quan chức năng còn có điểm hạn chế. Cơ cấu hệ thống giám sát tương đối hoàn chỉnh nhưng còn thiếu cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các bộ phận, nhất là ở tầm vĩ mô, liên ngành.
Theo Thứ trưởng Danh, để đảm bảo việc giám sát có hiệu quả cần có sự quy tụ 5 yêu cầu cốt lõi và cơ bản gồm: xây dựng được một khuôn khổ pháp lý cho giám sát tài chính vĩ mô đầy đủ, hoàn thiện; đảm bảo có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan, bộ ngành liên quan trọng thực hiện giám sát; có sự hiện diện của một hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu giám sát tài chính vĩ mô bao quát được các nội dung và chủ thể cần giám sát; hình thành được hệ thống dữ liệu thông tin phục vụ công tác giám sát tài chính vĩ mô một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời; đảm bảo tính minh bạch, công khai trong việc thực hiện giám sát tài chính vĩ mô.
Ông Hà Huy Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng, nhìn vào diễn biến trên thị trường tài chính Việt Nam, có thể thấy rằng, sau hơn hai thập kỷ cải cách tuy đã có nhiều tiến bộ đáng ghi nhận nhưng vẫn tồn tại nhiều rủi ro, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, là tiềm ẩn các rủi ro chéo giữa khu vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và các rủi ro mang tính hệ thống từ sự bất ổn của môi trường kinh tế vĩ mô cũng như từ các cú sốc bên ngoài.
Theo ông Tuấn, trên thực tế, hệ thống giám sát tài chính chỉ chủ yếu tập trung vào công tác giám sát an toàn vi mô, trên cơ sở thiên về giám sát tuân thủ hơn là giám sát dựa trên rủi ro, trong bối cảnh thị trường tài chính đang phát triển nhanh chóng, phức tạp cả về quy mô lẫn cấu trúc, với các hoạt động tài chính đan xen giữa các khu vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và trong môi trường kinh tế vĩ mô nhiều biến động.
Cho rằng, cùng với quá trình phát triển chung của nền kinh tế, những năm qua, tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, ngành tài chính vẫn tiếp tục có những bước phát triển nhanh và vững chắc trên nhiều mặt, an ninh tài chính quốc gia được đảm bảo, tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Tài chính Phạm Sỹ Danh cũng thẳng thắn thừa nhận, giám sát tài chính ở Việt Nam đang bộc lộ nhiều điểm hạn chế.
Thứ nhất, hệ thống các công cụ giám sát tài chính đang trong quá trình hoàn thiện, cần phải tiếp tục có sự điều chỉnh để đáp ứng các yêu cầu phát sinh từ quá trình hội nhập và mở rộng quan hệ thương mại, đầu tư với bên ngoài. Việc giám sát chủ yếu dừng ở giám sát tuân thủ, trong khi giám sát hiệu quả và giám sát cảnh báo sớm cần phải tiếp tục được hoàn thiện.
Thứ hai, hệ thống các chỉ tiêu giám sát tài chính công vẫn chưa bao quát hết các loại hình rủi ro liên quan, hệ thống thông tin phục vụ cho công tác giám sát vẫn còn chưa đầy đủ, phân tán và chưa được cập nhật thường xuyên. Công tác thống kê, hạch toán trong một số trường hợp chưa theo đúng các chuẩn mực quốc tế nên khó so sánh khi đánh giá mức độ rủi ro.
Thứ ba, công tác giám sát tuân thủ pháp luật trên thị trường chứng khoán trong một số nội dung còn chưa bao quát hết các vấn đề mới phát sinh trên thực tiễn. Hoạt động giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn những điểm cần tiếp tục cải thiện.
Thứ tư, việc chia sẻ thông tin trong nội bộ từng ngành cũng như giữa các cơ quan chức năng còn có điểm hạn chế. Cơ cấu hệ thống giám sát tương đối hoàn chỉnh nhưng còn thiếu cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các bộ phận, nhất là ở tầm vĩ mô, liên ngành.
Theo Thứ trưởng Danh, để đảm bảo việc giám sát có hiệu quả cần có sự quy tụ 5 yêu cầu cốt lõi và cơ bản gồm: xây dựng được một khuôn khổ pháp lý cho giám sát tài chính vĩ mô đầy đủ, hoàn thiện; đảm bảo có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan, bộ ngành liên quan trọng thực hiện giám sát; có sự hiện diện của một hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu giám sát tài chính vĩ mô bao quát được các nội dung và chủ thể cần giám sát; hình thành được hệ thống dữ liệu thông tin phục vụ công tác giám sát tài chính vĩ mô một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời; đảm bảo tính minh bạch, công khai trong việc thực hiện giám sát tài chính vĩ mô.