4 kịch bản cho số phận Citigroup
Liệu Citigroup sẽ thay CEO, nộp đơn xin phá sản, bị thâu tóm, hay đợi sự ra tay cứu giúp của Chính phủ Mỹ?
Thời gian này, giới quan sát đang lo ngại rằng, ngân hàng hàng đầu nước Mỹ Citigroup có thể sẽ chịu chung số phận với những gương mặt từng một thời đình đám trong ngành tài chính như Bear Stearns và Merrill Lynch - đều đã bị thâu tóm, hay Lehman Brothers - lâm vào cảnh phá sản.
Thứ Sáu tuần trước, có nguồn tin cho rằng, ban lãnh đạo của Citigroup đã họp và cuộc họp sẽ kéo dài tới hết cuối tuần này để thảo luận về các lựa chọn số phận cho tập đoàn. Dưới đây là bốn kịch bản mà giới quan sát cho rằng có thể xảy tới với Citigroup.
1. Thay CEO
Phần lớn các nhà phân tích đều cho rằng, Citigroup có thể vượt qua được cuộc khủng hoảng hiện nay, tuy nhiên, phải có một sự thay đổi nào đó. Nhà phân tích Mike Mayo của ngân hàng Deutsche bank cho rằng, Citigroup có đủ vốn để chống chọi với “bão” tài chính. Với 25 tỷ USD được Bộ Tài chính rót cho theo chương trình giải cứu nợ xấu, Citigroup hiện có một “tấm nệm” khoảng 100 tỷ USD tiền mặt.
Mặt khác, hoạt động cho vay của Citigroup thực sự vẫn diễn ra tương đối ổn thỏa trong tình hình hiện nay. Trong quý 3 vừa qua, Citigroup cho biết, ngân hàng này có số khoản vay tổng trị giá 5 tỷ USD mà khách hàng không còn tiếp tục trả nợ nữa. Citigroup đã dành một khoản 24 tỷ USD để dự phòng thua lỗ.
Đó là một khoản dự phòng nợ xấu lớn đối với phần lớn các ngân hàng khác. Tuy nhiên, đối với Citigroup, đó chỉ là một con số nhỏ bé. Trên thực tế, 24 tỷ USD chỉ tương đương với 3,5% tổng số tiền cho vay lên tới 718 tỷ USD của ngân hàng này. Lượng nợ xấu ở Citigroup ở mức như vậy hoàn toàn không phải là đáng ngại, xét trong bối cảnh tỷ lệ vỡ nợ địa ốc dưới chuẩn ở Mỹ đang tăng mạnh như hiện nay.
“Vấn đề của Citigroup lúc này là mức độ ảnh hưởng của tốc độ sụt giảm giá cổ phiếu đối với các yếu tố cơ bản của ngân hàng này, giống như những gì xảy ra với các tập đoàn tài chính khác trong mấy tháng qua”, ông Mayo nhận xét. Cổ phiếu của Citigroup trong phiên thứ Sáu tuần này tiếp tục mất 19,96%, xuống 3,77 USD/cổ phiếu, giảm 57,1% so với tuần trước.
Do đó, để tránh số phận tương tự như Lehman Brothers hay Bear Stearns, Citigroup cần tìm ra các giải pháp để cải thiện giá cổ phiếu. Một lựa chọn có thể là sa thải CEO Vikram Pandit. Một số chuyên gia cho rằng, ông Pandit phản ứng không đủ nhanh với khó khăn. Thứ Sáu vừa rồi, ông Pandit phát biểu rằng, ông không tin là Citigroup cần phải bán lại một số bộ phận để huy động vốn. Các nhà đầu tư vẫn không nhất trí với ông, và giá cổ phiếu của ngân hàng từng một thời là ngân hàng lớn nhất thế giới này vẫn cứ giảm.
Một số gương mặt có thể thay thế ông Pandit là ông Robert Rubin và ông Larry Fink. Ông Rubin nguyên là Bộ trưởng Tài chính Mỹ và từng là một lãnh đạo của Goldman Sachs. Hiện ông đang là một giám đốc tại Citigroup. Về phần mình, ông Larry Fink là người đứng đầu công ty quản lý tiền tệ BlackRock.
2. Nộp đơn xin phá sản
Nhiều tháng trở lại đây, giới đầu tư tỏ ra lo ngại sâu sắc về chất lượng của các khoản cho vay của Citigroup. Xét cho cùng, Citigroup là ngân hàng cho vay dưới chuẩn lớn nhất ở Mỹ, không chỉ cho vay đối với người mua nhà, mà còn cho vay thông qua bộ phận phát hành thẻ tín dụng nữa. Tuần này, mối lo ngại về Citigroup tập trung vào vấn đề chất lượng các khoản cho vay doanh nghiệp của Citigroup, cũng như mảng thẻ tín dụng của ngân hàng này.
“Nếu Citigroup phải điều chỉnh giảm giá trị các khoản vay, họ sẽ hết sạch tiền mặt”, ông James Ellman, một nhà quản lý quỹ đầu cơ tại công ty Seacliff Capital nhận xét. Do đó, nộp đơn xin phá sản là một kịch bản có thể xảy ra đối với ngân hàng này.
Citigroup có khoảng 100 tỷ USD tiền mặt, nhưng số tiền này sẽ cạn nếu giá trị các khoản cho vay của ngân hàng này được điều chỉnh giảm theo thị trường.
Cuối quý 3, Citigroup nắm giữ lượng trái phiếu địa ốc thương mại (CMB) trị giá 17 tỷ USD. Theo Barclays Capital, giá CMB bình quân đã giảm 34% từ đầu tháng 10 tới nay, do đó, theo quy tắc kế toán điều chỉnh theo thị trường (mark-to-market), Citigroup đã mất 5,8 tỷ USD ở mục này.
Citigroup cũng tham gia vào lĩnh vực tư vấn các công ty đầu tư cổ phần tư nhân trong các vụ mua lại bằng vốn vay nợ. Trong lĩnh vực này, Citigroup có cho các công ty khách hàng vay tiền để thực hiện những giao dịch như vậy. Hiện nhiều doanh nghiệp khách hàng này đã vay nợ quá nhiều và đang có nguy cơ vỡ nợ.
Citigroup đã cho vay 23 tỷ USD theo hình thức này, mà từ tháng 9 tới nay, giá các loại trái phiếu phát hành dựa trên các khoản vay này đã hao hụt 19%, nghĩa là Citigroup mất thêm 4,4 tỷ USD.
Thêm vào đó, Citigroup còn cho các khách hàng doanh nghiệp vay 172 tỷ USD. Nhìn chung, trái phiếu doanh nghiệp không mất giá nhiều, chỉ khoảng 3% từ tháng 9 tới nay, do không có nhiều vụ vỡ nợ. Tuy nhiên, với mức giảm này, Citigroup vẫn phải ngậm ngùi mất 5 tỷ USD.
Tuy nhiên, cần phải nói thêm, Citigroup có các bộ phận đầu tư đặc biệt (SIV) và nhờ các SIV này cũng như các cơ cấu khác, Citigroup đã không đưa nhiều nghĩa vụ nợ của mình vào bảng cân đối kế toán. Số liệu cho thấy, qua các cơ cấu này, Citigroup có 130 tỷ USD nghĩa vụ nợ không nằm trong bảng cân đối kế toán. Trong đó, đáng ngại nhất là số 2,5 tỷ USD nghĩa vụ nợ có đảm bảo (CDO) và 63 tỷ USD chứng khoán phát hành dựa trên tài sản (ABS).
Mặt khác, một số nhà phân tích còn cho rằng, lượng tài sản rủi ro mà Citigroup đang nắm giữ lên tới 88 tỷ USD.
3. Bị thâu tóm
Nhiều người cho rằng, chuyện Citigroup bị thâu tóm là điều “không tưởng”. Tuy nhiên, với giá trị vốn hóa thị trường hiện chỉ còn có 20 tỷ USD, đó là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Mặc dù vậy, nhiều tập đoàn tài chính có tham vọng mua lại Citigroup có thể không muốn “ôm vào” cuốn sổ cho vay rắc rối của Citigroup, hoặc vừa tham gia vào những vụ mua lại lớn khác. Do đó, những gương mặt như Morgan Stanley, JP Morgan Chase hay Wells Fargo sẽ không nằm trong danh sách những ngân hàng sẽ mua lại Citigroup.
Goldman Sachs là một ứng cử viên tiềm năng cho vụ mua lại này. Giá trị vốn hóa thị trường của Goldman Sachs hiện cao hơn chút đỉnh so với của Citigroup, đứng ở mức 21 tỷ USD.Với mức giá 53 USD/cổ phiếu hiện nay của Goldman, dường như các nhà đầu tư tỏ ra không lo ngại lắm về tập đoàn này. Do vậy, Goldman có thể dùng cổ phiếu của mình cho vụ mua lại Citigroup.
Bên cạnh đó, Goldman cũng muốn tiếp cận lượng tiền gửi lên tới 780 tỷ USD và 200 triệu khách hàng của Citigroup. Goldman hiện đã chuyển đổi từ một ngân hàng đầu tư thành tập đoàn ngân hàng đa năng và đang bắt đầu thu hút khách hàng gửi tiền tiết kiệm. Việc Goldman tự mở chi nhánh là rất tốn kém. Mua lại Citigroup, cho dù có đầy tài sản xấu, vẫn là một cách để mở rộng ít tốn kém hơn cho Goldman.
Một ứng viên khác là ngân hàng US Bancorp. Đây là một trong những ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, như lại ít hiện diện ở khu vực Bờ Đông của nước này, nơi Citigroup có thị phần lớn. US Bancorp có giá trị thị trường 40 tỷ USD, gấp đôi Citigroup. Bên canh đó, Giám đốc tài chính Cecere của US Bancorp mới đây cho biết, ngân hàng này đang muốn thực hiện một vụ mua lại quy mô lớn.
4. Chính phủ Mỹ lại giải cứu
Sau những rắc rối mà vụ đổ vỡ của Lehman Brothers gây ra, các nhà chức trách Mỹ không muốn có thêm một tập đoàn tài chính lớn nào nữa phá sản.
Tháng 10 vừa qua, trong chương trình 700 tỷ USD giải cứu ngành tài chính, Chính phủ đã đầu tư 25 tỷ USD vào Citigroup, bên cạnh 225 tỷ USD khác rót vào các ngân hàng hàng đầu khác ở Mỹ. Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry Paulson cũng nhất trí đầu tư thêm tiền vào tập đoàn bảo hiểm khổng lồ AIG để tập đoàn này không “chết”. Ông Paulson cũng đã hứa sẽ làm tất cả để bảo vệ các khoản đầu tư bằng tiền thuế của dân. Do đó, có đủ lý do để tin rằng, Bộ Tài chính có thể lại đổ tiền vào Citigroup một lần nữa.
Có một số hướng đi mà Chính phủ Mỹ có thể giúp Citigroup. Giải pháp ít tốn kém nhất là Chính phủ bảo lãnh cho một phần hoặc toàn bộ số nợ của Citigroup. Biện pháp này sẽ khiến Chính phủ không phải trực tiếp chi tiền. Một số nhà phân tích cho rằng, tình hình tài chính của Citigroup vẫn khá ổn, nhưng đây vẫn là một giải pháp hợp lý. Với sự bảo lãnh của Chính phủ, Citigroup sẽ không phải bán đổ bán tháo tài sản của mình trong trường hợp chủ nợ hay đối tác đòi nợ.
Điều này sẽ giúp Citigroup không phải điều chỉnh giảm giá trị tài sản - việc làm sẽ khiến ngân hàng hết sạch vốn liếng và phải phá sản. Trong trường hợp Citigroup vẫn phá sản, Chính phủ Mỹ sẽ là người phải đứng ra trả hàng trăm tỷ USD tiền nợ cho ngân hàng này.
Một lựa chọn khác là Chính phủ Mỹ rót thêm tiền từ chương trình 700 tỷ USD cho Citigroup. Vấn đề là Citigroup có thể cần nhiều tiền hơn số tiền mà Bộ Tài chính có thể cung cấp. Ông Paulson hiện chỉ còn lại 60 tỷ USD trong phần 350 tỷ USD được cấp ở giai đoạn đầu của kế hoạch.
Mặt khác, Chính phủ Mỹ không muốn đi tới kết cục sở hữu Citigroup vì như thế, người nộp thuế sẽ phải gánh hết số nợ của ngân hàng này. Các chuyên gia cho rằng, cùng lắm, Chính phủ Mỹ sẽ chỉ đầu tư thêm cho Citigroup 20 tỷ USD là cùng, bằng với giá trị thị trường hiện nay của ngân hàng này. Nếu Citigroup phát hành cho Chính phủ lượng cổ phiếu có giá trị lớn hơn giá trị thị trường hiện nay của ngân hàng này, Chính phủ sẽ nắm giữ hơn 50% cổ phần trong Citiroup.
Cuối cùng, Chính phủ Mỹ có thể thực hiện việc điều chỉnh các quy định và hy vọng giải pháp này sẽ có tác dụng. Ở giải pháp này, trước hết, Chính phủ Mỹ sẽ loại bỏ quy tắc kế toán điều chỉnh theo thị trường, và sau đó là đình chỉ giao dịch các hợp đồng hoán đổi khả năng vỡ nợ (CDS) đối với các nợ do Citigroup phát hành. Do thị trường lo ngại khả năng phá sản của Citigroup, giá của các CDS này đã tăng mạnh trong thời gian gần đây, khiến nhà đầu tư cổ phiếu của ngân hàng này thêm hoảng sợ.
(Theo Time)
Thứ Sáu tuần trước, có nguồn tin cho rằng, ban lãnh đạo của Citigroup đã họp và cuộc họp sẽ kéo dài tới hết cuối tuần này để thảo luận về các lựa chọn số phận cho tập đoàn. Dưới đây là bốn kịch bản mà giới quan sát cho rằng có thể xảy tới với Citigroup.
1. Thay CEO
Phần lớn các nhà phân tích đều cho rằng, Citigroup có thể vượt qua được cuộc khủng hoảng hiện nay, tuy nhiên, phải có một sự thay đổi nào đó. Nhà phân tích Mike Mayo của ngân hàng Deutsche bank cho rằng, Citigroup có đủ vốn để chống chọi với “bão” tài chính. Với 25 tỷ USD được Bộ Tài chính rót cho theo chương trình giải cứu nợ xấu, Citigroup hiện có một “tấm nệm” khoảng 100 tỷ USD tiền mặt.
Mặt khác, hoạt động cho vay của Citigroup thực sự vẫn diễn ra tương đối ổn thỏa trong tình hình hiện nay. Trong quý 3 vừa qua, Citigroup cho biết, ngân hàng này có số khoản vay tổng trị giá 5 tỷ USD mà khách hàng không còn tiếp tục trả nợ nữa. Citigroup đã dành một khoản 24 tỷ USD để dự phòng thua lỗ.
Đó là một khoản dự phòng nợ xấu lớn đối với phần lớn các ngân hàng khác. Tuy nhiên, đối với Citigroup, đó chỉ là một con số nhỏ bé. Trên thực tế, 24 tỷ USD chỉ tương đương với 3,5% tổng số tiền cho vay lên tới 718 tỷ USD của ngân hàng này. Lượng nợ xấu ở Citigroup ở mức như vậy hoàn toàn không phải là đáng ngại, xét trong bối cảnh tỷ lệ vỡ nợ địa ốc dưới chuẩn ở Mỹ đang tăng mạnh như hiện nay.
“Vấn đề của Citigroup lúc này là mức độ ảnh hưởng của tốc độ sụt giảm giá cổ phiếu đối với các yếu tố cơ bản của ngân hàng này, giống như những gì xảy ra với các tập đoàn tài chính khác trong mấy tháng qua”, ông Mayo nhận xét. Cổ phiếu của Citigroup trong phiên thứ Sáu tuần này tiếp tục mất 19,96%, xuống 3,77 USD/cổ phiếu, giảm 57,1% so với tuần trước.
Do đó, để tránh số phận tương tự như Lehman Brothers hay Bear Stearns, Citigroup cần tìm ra các giải pháp để cải thiện giá cổ phiếu. Một lựa chọn có thể là sa thải CEO Vikram Pandit. Một số chuyên gia cho rằng, ông Pandit phản ứng không đủ nhanh với khó khăn. Thứ Sáu vừa rồi, ông Pandit phát biểu rằng, ông không tin là Citigroup cần phải bán lại một số bộ phận để huy động vốn. Các nhà đầu tư vẫn không nhất trí với ông, và giá cổ phiếu của ngân hàng từng một thời là ngân hàng lớn nhất thế giới này vẫn cứ giảm.
Một số gương mặt có thể thay thế ông Pandit là ông Robert Rubin và ông Larry Fink. Ông Rubin nguyên là Bộ trưởng Tài chính Mỹ và từng là một lãnh đạo của Goldman Sachs. Hiện ông đang là một giám đốc tại Citigroup. Về phần mình, ông Larry Fink là người đứng đầu công ty quản lý tiền tệ BlackRock.
2. Nộp đơn xin phá sản
Nhiều tháng trở lại đây, giới đầu tư tỏ ra lo ngại sâu sắc về chất lượng của các khoản cho vay của Citigroup. Xét cho cùng, Citigroup là ngân hàng cho vay dưới chuẩn lớn nhất ở Mỹ, không chỉ cho vay đối với người mua nhà, mà còn cho vay thông qua bộ phận phát hành thẻ tín dụng nữa. Tuần này, mối lo ngại về Citigroup tập trung vào vấn đề chất lượng các khoản cho vay doanh nghiệp của Citigroup, cũng như mảng thẻ tín dụng của ngân hàng này.
“Nếu Citigroup phải điều chỉnh giảm giá trị các khoản vay, họ sẽ hết sạch tiền mặt”, ông James Ellman, một nhà quản lý quỹ đầu cơ tại công ty Seacliff Capital nhận xét. Do đó, nộp đơn xin phá sản là một kịch bản có thể xảy ra đối với ngân hàng này.
Citigroup có khoảng 100 tỷ USD tiền mặt, nhưng số tiền này sẽ cạn nếu giá trị các khoản cho vay của ngân hàng này được điều chỉnh giảm theo thị trường.
Cuối quý 3, Citigroup nắm giữ lượng trái phiếu địa ốc thương mại (CMB) trị giá 17 tỷ USD. Theo Barclays Capital, giá CMB bình quân đã giảm 34% từ đầu tháng 10 tới nay, do đó, theo quy tắc kế toán điều chỉnh theo thị trường (mark-to-market), Citigroup đã mất 5,8 tỷ USD ở mục này.
Citigroup cũng tham gia vào lĩnh vực tư vấn các công ty đầu tư cổ phần tư nhân trong các vụ mua lại bằng vốn vay nợ. Trong lĩnh vực này, Citigroup có cho các công ty khách hàng vay tiền để thực hiện những giao dịch như vậy. Hiện nhiều doanh nghiệp khách hàng này đã vay nợ quá nhiều và đang có nguy cơ vỡ nợ.
Citigroup đã cho vay 23 tỷ USD theo hình thức này, mà từ tháng 9 tới nay, giá các loại trái phiếu phát hành dựa trên các khoản vay này đã hao hụt 19%, nghĩa là Citigroup mất thêm 4,4 tỷ USD.
Thêm vào đó, Citigroup còn cho các khách hàng doanh nghiệp vay 172 tỷ USD. Nhìn chung, trái phiếu doanh nghiệp không mất giá nhiều, chỉ khoảng 3% từ tháng 9 tới nay, do không có nhiều vụ vỡ nợ. Tuy nhiên, với mức giảm này, Citigroup vẫn phải ngậm ngùi mất 5 tỷ USD.
Tuy nhiên, cần phải nói thêm, Citigroup có các bộ phận đầu tư đặc biệt (SIV) và nhờ các SIV này cũng như các cơ cấu khác, Citigroup đã không đưa nhiều nghĩa vụ nợ của mình vào bảng cân đối kế toán. Số liệu cho thấy, qua các cơ cấu này, Citigroup có 130 tỷ USD nghĩa vụ nợ không nằm trong bảng cân đối kế toán. Trong đó, đáng ngại nhất là số 2,5 tỷ USD nghĩa vụ nợ có đảm bảo (CDO) và 63 tỷ USD chứng khoán phát hành dựa trên tài sản (ABS).
Mặt khác, một số nhà phân tích còn cho rằng, lượng tài sản rủi ro mà Citigroup đang nắm giữ lên tới 88 tỷ USD.
3. Bị thâu tóm
Nhiều người cho rằng, chuyện Citigroup bị thâu tóm là điều “không tưởng”. Tuy nhiên, với giá trị vốn hóa thị trường hiện chỉ còn có 20 tỷ USD, đó là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Mặc dù vậy, nhiều tập đoàn tài chính có tham vọng mua lại Citigroup có thể không muốn “ôm vào” cuốn sổ cho vay rắc rối của Citigroup, hoặc vừa tham gia vào những vụ mua lại lớn khác. Do đó, những gương mặt như Morgan Stanley, JP Morgan Chase hay Wells Fargo sẽ không nằm trong danh sách những ngân hàng sẽ mua lại Citigroup.
Goldman Sachs là một ứng cử viên tiềm năng cho vụ mua lại này. Giá trị vốn hóa thị trường của Goldman Sachs hiện cao hơn chút đỉnh so với của Citigroup, đứng ở mức 21 tỷ USD.Với mức giá 53 USD/cổ phiếu hiện nay của Goldman, dường như các nhà đầu tư tỏ ra không lo ngại lắm về tập đoàn này. Do vậy, Goldman có thể dùng cổ phiếu của mình cho vụ mua lại Citigroup.
Bên cạnh đó, Goldman cũng muốn tiếp cận lượng tiền gửi lên tới 780 tỷ USD và 200 triệu khách hàng của Citigroup. Goldman hiện đã chuyển đổi từ một ngân hàng đầu tư thành tập đoàn ngân hàng đa năng và đang bắt đầu thu hút khách hàng gửi tiền tiết kiệm. Việc Goldman tự mở chi nhánh là rất tốn kém. Mua lại Citigroup, cho dù có đầy tài sản xấu, vẫn là một cách để mở rộng ít tốn kém hơn cho Goldman.
Một ứng viên khác là ngân hàng US Bancorp. Đây là một trong những ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, như lại ít hiện diện ở khu vực Bờ Đông của nước này, nơi Citigroup có thị phần lớn. US Bancorp có giá trị thị trường 40 tỷ USD, gấp đôi Citigroup. Bên canh đó, Giám đốc tài chính Cecere của US Bancorp mới đây cho biết, ngân hàng này đang muốn thực hiện một vụ mua lại quy mô lớn.
4. Chính phủ Mỹ lại giải cứu
Sau những rắc rối mà vụ đổ vỡ của Lehman Brothers gây ra, các nhà chức trách Mỹ không muốn có thêm một tập đoàn tài chính lớn nào nữa phá sản.
Tháng 10 vừa qua, trong chương trình 700 tỷ USD giải cứu ngành tài chính, Chính phủ đã đầu tư 25 tỷ USD vào Citigroup, bên cạnh 225 tỷ USD khác rót vào các ngân hàng hàng đầu khác ở Mỹ. Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry Paulson cũng nhất trí đầu tư thêm tiền vào tập đoàn bảo hiểm khổng lồ AIG để tập đoàn này không “chết”. Ông Paulson cũng đã hứa sẽ làm tất cả để bảo vệ các khoản đầu tư bằng tiền thuế của dân. Do đó, có đủ lý do để tin rằng, Bộ Tài chính có thể lại đổ tiền vào Citigroup một lần nữa.
Có một số hướng đi mà Chính phủ Mỹ có thể giúp Citigroup. Giải pháp ít tốn kém nhất là Chính phủ bảo lãnh cho một phần hoặc toàn bộ số nợ của Citigroup. Biện pháp này sẽ khiến Chính phủ không phải trực tiếp chi tiền. Một số nhà phân tích cho rằng, tình hình tài chính của Citigroup vẫn khá ổn, nhưng đây vẫn là một giải pháp hợp lý. Với sự bảo lãnh của Chính phủ, Citigroup sẽ không phải bán đổ bán tháo tài sản của mình trong trường hợp chủ nợ hay đối tác đòi nợ.
Điều này sẽ giúp Citigroup không phải điều chỉnh giảm giá trị tài sản - việc làm sẽ khiến ngân hàng hết sạch vốn liếng và phải phá sản. Trong trường hợp Citigroup vẫn phá sản, Chính phủ Mỹ sẽ là người phải đứng ra trả hàng trăm tỷ USD tiền nợ cho ngân hàng này.
Một lựa chọn khác là Chính phủ Mỹ rót thêm tiền từ chương trình 700 tỷ USD cho Citigroup. Vấn đề là Citigroup có thể cần nhiều tiền hơn số tiền mà Bộ Tài chính có thể cung cấp. Ông Paulson hiện chỉ còn lại 60 tỷ USD trong phần 350 tỷ USD được cấp ở giai đoạn đầu của kế hoạch.
Mặt khác, Chính phủ Mỹ không muốn đi tới kết cục sở hữu Citigroup vì như thế, người nộp thuế sẽ phải gánh hết số nợ của ngân hàng này. Các chuyên gia cho rằng, cùng lắm, Chính phủ Mỹ sẽ chỉ đầu tư thêm cho Citigroup 20 tỷ USD là cùng, bằng với giá trị thị trường hiện nay của ngân hàng này. Nếu Citigroup phát hành cho Chính phủ lượng cổ phiếu có giá trị lớn hơn giá trị thị trường hiện nay của ngân hàng này, Chính phủ sẽ nắm giữ hơn 50% cổ phần trong Citiroup.
Cuối cùng, Chính phủ Mỹ có thể thực hiện việc điều chỉnh các quy định và hy vọng giải pháp này sẽ có tác dụng. Ở giải pháp này, trước hết, Chính phủ Mỹ sẽ loại bỏ quy tắc kế toán điều chỉnh theo thị trường, và sau đó là đình chỉ giao dịch các hợp đồng hoán đổi khả năng vỡ nợ (CDS) đối với các nợ do Citigroup phát hành. Do thị trường lo ngại khả năng phá sản của Citigroup, giá của các CDS này đã tăng mạnh trong thời gian gần đây, khiến nhà đầu tư cổ phiếu của ngân hàng này thêm hoảng sợ.
(Theo Time)