4 yếu tố khiến giá dầu giảm chóng mặt năm nay
Giá dầu giảm đã khiến một loạt quốc gia phụ thuộc vào nguồn thu từ xuất khẩu dầu điêu đứng
Từ mức 115 USD/thùng vào tháng 6, đến nay giá dầu thô quốc tế đã giảm hơn 40%, còn dưới 70 USD/thùng. Cú giảm chóng mặt này diễn ra sau quãng thời gian tương đối ổn định kéo dài gần 5 năm của giá dầu.
Trong cuộc họp tại Vienna, Áo hôm 27/11, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) - nhóm nước kiểm soát gần 40% sản lượng dầu của thế giới - không cắt giảm sản lượng khai thác do không có sự đồng thuận giữa các thành viên. Sau cuộc họp này, tốc độ lao dốc của giá dầu được đẩy nhanh hơn.
Giá dầu giảm đã khiến một loạt quốc gia phụ thuộc vào nguồn thu từ xuất khẩu dầu như Nga, Nigeria, Iran hay Venezuela điêu đứng.
Tờ Economist đặt câu hỏi: vậy vì sao giá dầu lại giảm?
Tạp chí kinh tế uy tín này lý giải, giá dầu được quyết định một phần bởi cung-cầu trên thực tế, và một phần bởi kỳ vọng.
Nhu cầu năng lượng có quan hệ mật thiết với các hoạt động kinh tế. Ngoài ra, nhu cầu này cũng tăng mạnh trong mùa đông ở bán cầu Bắc và trong mùa hè ở những nước sử dụng phổ biến máy điều hòa nhiệt độ. Trong khi đó, nguồn cung có thể chịu ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết (thời tiết xấu cản trở việc đưa dầu lên các tàu vận chuyển) và bởi tình hình địa chính trị.
Nếu các nước sản xuất cho rằng giá dầu cao, họ sẽ đầu tư để sản xuất nhiều dầu hơn, kéo theo sự gia tăng về nguồn cung sau một thời gian. Tương tự giá, giá dầu rẻ dẫn tới sự suy giảm đầu tư vào khai thác dầu.
Các quyết định của OPEC giữ vai trò định hình các kỳ vọng trên thị trường dầu: nếu khối này giảm mạnh sản lượng, giá dầu có thể theo đó mà tăng vọt. Trong số các nước OPEC, Saudi Arabia sản xuất nhiều dầu nhất, với gần 10 triệu thùng/ngày, chiếm 1/3 tổng sản lượng của khối.
Economist cho rằng, hiện đang có 4 yếu tố tác động lên bức tranh giá dầu.
Thứ nhất, nhu cầu dầu hiện đang ở mức thấp do hoạt động kinh tế diễn ra với tốc độ yếu trên phạm vi toàn cầu, cộng thêm hiệu suất gia tăng và xu hướng dịch chuyển từ dầu thô sang các loại nhiên liệu khác.
Thứ hai, bất ổn chính trị ở Iraq và Libya, hai quốc gia sản xuất dầu lớn với tổng sản lượng gần 4 triệu thùng/ngày, không ảnh hưởng tới sản lượng “vàng đen” của hai nước này. Hiện tại, thị trường dầu không mấy quan ngại về rủi ro địa chính trị.
Thứ ba, Mỹ đã trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Mặc dù Mỹ không xuất khẩu dầu thô, nhưng với sản lượng dầu đá phiến trong nước tăng bùng nổ, Mỹ nhập khẩu ít dầu đi, dẫn tới sự dư thừa nguồn cung cầu trên thị trường quốc tế.
Và thứ tư, Saudi Arabia và các nước đồng minh vùng vịnh đã quyết định sẽ không hy sinh thị phần của mình để cứu giá dầu.
Các nước này có thể giảm mạnh sản lượng, nhưng cách làm này chủ yếu sẽ đem lại lợi ích mà họ đối đầu như Iran hay Nga. Saudi Arabia có thể “chịu đựng” được giá dầu ở mức thấp một cách khá dễ dàng nhờ dự trữ ngoại hối 900 tỷ USD. Ngoài ra, chi phí để khai thác dầu của nước này cũng rất thấp, chỉ 5-6 USD/thùng.
Chịu ảnh hưởng chính từ giá dầu giảm là những khu vực rủi ro và dễ chịu tổn thương nhất của ngành công nghiệp dầu lửa. Đó là các nhà khai thác dầu đá phiến của Mỹ vay mượn những khoản lớn để đầu tư với kỳ vọng giá dầu tiếp tục ở mức cao. Đó cũng là những công ty dầu lửa phương Tây với những dự án khoan tìm dầu tốn kém ở vùng nước sâu của Bắc Cực hoặc đang khai thác những mỏ dầu đã lâu năm và ngày càng khó khai thác ở biển Bắc.
Tuy vậy, “nỗi đau” lớn nhất lại rơi vào những nước trông vào nguồn thu từ xuất khẩu dầu.
Những nước này bao gồm Nga - quốc gia vốn đang chịu các lệnh trừng phạt kinh tế khắc nghiệt từ phương Tây liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine, hay Iran - bị cho là tài trợ cho chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Không ít ý kiến cho rằng, khó khăn kinh tế sẽ khiến các nước này dễ khuất phục hơn trước sức ép quốc tế. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, một khi bị dồn vào bước đường cùng, các quốc gia này sẽ có sự phản kháng tuyệt vọng.
Trong cuộc họp tại Vienna, Áo hôm 27/11, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) - nhóm nước kiểm soát gần 40% sản lượng dầu của thế giới - không cắt giảm sản lượng khai thác do không có sự đồng thuận giữa các thành viên. Sau cuộc họp này, tốc độ lao dốc của giá dầu được đẩy nhanh hơn.
Giá dầu giảm đã khiến một loạt quốc gia phụ thuộc vào nguồn thu từ xuất khẩu dầu như Nga, Nigeria, Iran hay Venezuela điêu đứng.
Tờ Economist đặt câu hỏi: vậy vì sao giá dầu lại giảm?
Tạp chí kinh tế uy tín này lý giải, giá dầu được quyết định một phần bởi cung-cầu trên thực tế, và một phần bởi kỳ vọng.
Nhu cầu năng lượng có quan hệ mật thiết với các hoạt động kinh tế. Ngoài ra, nhu cầu này cũng tăng mạnh trong mùa đông ở bán cầu Bắc và trong mùa hè ở những nước sử dụng phổ biến máy điều hòa nhiệt độ. Trong khi đó, nguồn cung có thể chịu ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết (thời tiết xấu cản trở việc đưa dầu lên các tàu vận chuyển) và bởi tình hình địa chính trị.
Nếu các nước sản xuất cho rằng giá dầu cao, họ sẽ đầu tư để sản xuất nhiều dầu hơn, kéo theo sự gia tăng về nguồn cung sau một thời gian. Tương tự giá, giá dầu rẻ dẫn tới sự suy giảm đầu tư vào khai thác dầu.
Các quyết định của OPEC giữ vai trò định hình các kỳ vọng trên thị trường dầu: nếu khối này giảm mạnh sản lượng, giá dầu có thể theo đó mà tăng vọt. Trong số các nước OPEC, Saudi Arabia sản xuất nhiều dầu nhất, với gần 10 triệu thùng/ngày, chiếm 1/3 tổng sản lượng của khối.
Economist cho rằng, hiện đang có 4 yếu tố tác động lên bức tranh giá dầu.
Thứ nhất, nhu cầu dầu hiện đang ở mức thấp do hoạt động kinh tế diễn ra với tốc độ yếu trên phạm vi toàn cầu, cộng thêm hiệu suất gia tăng và xu hướng dịch chuyển từ dầu thô sang các loại nhiên liệu khác.
Thứ hai, bất ổn chính trị ở Iraq và Libya, hai quốc gia sản xuất dầu lớn với tổng sản lượng gần 4 triệu thùng/ngày, không ảnh hưởng tới sản lượng “vàng đen” của hai nước này. Hiện tại, thị trường dầu không mấy quan ngại về rủi ro địa chính trị.
Thứ ba, Mỹ đã trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Mặc dù Mỹ không xuất khẩu dầu thô, nhưng với sản lượng dầu đá phiến trong nước tăng bùng nổ, Mỹ nhập khẩu ít dầu đi, dẫn tới sự dư thừa nguồn cung cầu trên thị trường quốc tế.
Và thứ tư, Saudi Arabia và các nước đồng minh vùng vịnh đã quyết định sẽ không hy sinh thị phần của mình để cứu giá dầu.
Các nước này có thể giảm mạnh sản lượng, nhưng cách làm này chủ yếu sẽ đem lại lợi ích mà họ đối đầu như Iran hay Nga. Saudi Arabia có thể “chịu đựng” được giá dầu ở mức thấp một cách khá dễ dàng nhờ dự trữ ngoại hối 900 tỷ USD. Ngoài ra, chi phí để khai thác dầu của nước này cũng rất thấp, chỉ 5-6 USD/thùng.
Chịu ảnh hưởng chính từ giá dầu giảm là những khu vực rủi ro và dễ chịu tổn thương nhất của ngành công nghiệp dầu lửa. Đó là các nhà khai thác dầu đá phiến của Mỹ vay mượn những khoản lớn để đầu tư với kỳ vọng giá dầu tiếp tục ở mức cao. Đó cũng là những công ty dầu lửa phương Tây với những dự án khoan tìm dầu tốn kém ở vùng nước sâu của Bắc Cực hoặc đang khai thác những mỏ dầu đã lâu năm và ngày càng khó khai thác ở biển Bắc.
Tuy vậy, “nỗi đau” lớn nhất lại rơi vào những nước trông vào nguồn thu từ xuất khẩu dầu.
Những nước này bao gồm Nga - quốc gia vốn đang chịu các lệnh trừng phạt kinh tế khắc nghiệt từ phương Tây liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine, hay Iran - bị cho là tài trợ cho chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Không ít ý kiến cho rằng, khó khăn kinh tế sẽ khiến các nước này dễ khuất phục hơn trước sức ép quốc tế. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, một khi bị dồn vào bước đường cùng, các quốc gia này sẽ có sự phản kháng tuyệt vọng.