5 tháng đầu năm, tăng trưởng tiếp tục khả quan
Giá trị toàn công nghiệp tháng 5 so với cùng kỳ năm trước tăng 17,1%, nâng mức tăng của 5 tháng đầu năm lên 16,8%
Sản xuất công nghiệp có một số điểm đáng lưu ý. Tháng 5, giá trị toàn ngành so với cùng kỳ năm trước tăng 17,1%, cao hơn tốc độ tăng của 4 tháng, nên tính chung 5 tháng tăng 16,8%.
Cơ cấu công nghiệp bước đầu có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong ngành công nghiệp, công nghiệp khai thác tăng chậm (than chỉ tăng 8,7%, dầu thô khai thác tháng 5 đã cao lên so với mức bình quân 4 tháng theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, nhưng tính chung 5 tháng vẫn còn giảm 7,6%); công nghiệp chế biến tăng cao hơn, nhất là những sản phẩm có thị trường tiêu thụ tốt; công nghiệp điện, nước, ga tăng thấp (điện chỉ tăng 12%, tháng 5 chỉ tăng 9,4%, ga hoá lỏng giảm 15,9%, ...).
Xét theo loại hình kinh tế, khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng thấp nhất (7,9%), trong đó do địa phương quản lý còn tăng thấp hơn (2,1%); khu vực ngoài nhà nước tiếp tục tăng cao (20,4%); khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng khá (19,3%), nếu không kể dầu khí bị giảm (2,3%), thì các ngành khác của khu vực này tăng cao (tăng 24%, cao gấp rưỡi tốc độ tăng chung, cao gấp trên 3 lần tốc độ tăng của khu vực doanh nghiệp Nhà nước).
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng tốc ở cả 3 nguồn. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI) tăng trưởng khá, có sự chuyển dịch cơ cấu theo địa bàn, quy mô dự án cao hơn và còn nhiều dự án lớn đang chờ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, hứa hẹn cả năm sẽ đạt kỷ lục mới. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) sẽ được đẩy mạnh giải ngân trong thời gian tới. Nguồn vốn đầu tư gián tiếp tính đến nay đã đạt gần 2 tỷ USD (nếu tính theo thị giá đạt trên 4 tỷ USD) khả năng sẽ có khoảng 1,5 tỷ USD nữa được đưa vào trong 6 tháng tới để đầu tư vào những cổ phiếu của những công ty "đại gia" lên sàn.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khá cao so với cùng kỳ, trong đó có một số loại hình còn tăng cao hơn (tư nhân tăng 28,3%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 27%). Nếu loại trừ yếu tố tăng giá tiêu dùng thì vẫn còn tăng gần 15%, cao gấp đôi tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nguyên nhân tăng trưởng cao chủ yếu do tiêu dùng bình quân đầu người cao, tỷ lệ tiêu dùng thông qua mua bán trên thị trường ngày một lớn, cơ cấu tiêu dùng ngày một phong phú hơn (du lịch tăng 33,7%, dịch vụ tăng 24,7%, đều cao hơn tốc độ chung).
Xuất khẩu tăng chậm lại so với cùng kỳ năm trước và đạt thấp so với mục tiêu kế hoạch cả năm, nên nhiệm vụ trong 7 tháng còn lại rất nặng nề, phải có biện pháp quyết liệt mới có thể đạt được mục tiêu đề ra. Điều cần cảnh báo là nhập siêu đã cao hơn gấp đôi cùng kỳ năm trước, nếu không có giải pháp chặn lại thì cả năm sẽ là mức cao nhất từ trước tới nay. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam 5 tháng ước đạt 1.767,1 nghìn lượt người, bình quân 1 tháng đạt trên 353,4 nghìn lượt người.
Cơ cấu công nghiệp bước đầu có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong ngành công nghiệp, công nghiệp khai thác tăng chậm (than chỉ tăng 8,7%, dầu thô khai thác tháng 5 đã cao lên so với mức bình quân 4 tháng theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, nhưng tính chung 5 tháng vẫn còn giảm 7,6%); công nghiệp chế biến tăng cao hơn, nhất là những sản phẩm có thị trường tiêu thụ tốt; công nghiệp điện, nước, ga tăng thấp (điện chỉ tăng 12%, tháng 5 chỉ tăng 9,4%, ga hoá lỏng giảm 15,9%, ...).
Xét theo loại hình kinh tế, khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng thấp nhất (7,9%), trong đó do địa phương quản lý còn tăng thấp hơn (2,1%); khu vực ngoài nhà nước tiếp tục tăng cao (20,4%); khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng khá (19,3%), nếu không kể dầu khí bị giảm (2,3%), thì các ngành khác của khu vực này tăng cao (tăng 24%, cao gấp rưỡi tốc độ tăng chung, cao gấp trên 3 lần tốc độ tăng của khu vực doanh nghiệp Nhà nước).
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng tốc ở cả 3 nguồn. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI) tăng trưởng khá, có sự chuyển dịch cơ cấu theo địa bàn, quy mô dự án cao hơn và còn nhiều dự án lớn đang chờ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, hứa hẹn cả năm sẽ đạt kỷ lục mới. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) sẽ được đẩy mạnh giải ngân trong thời gian tới. Nguồn vốn đầu tư gián tiếp tính đến nay đã đạt gần 2 tỷ USD (nếu tính theo thị giá đạt trên 4 tỷ USD) khả năng sẽ có khoảng 1,5 tỷ USD nữa được đưa vào trong 6 tháng tới để đầu tư vào những cổ phiếu của những công ty "đại gia" lên sàn.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khá cao so với cùng kỳ, trong đó có một số loại hình còn tăng cao hơn (tư nhân tăng 28,3%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 27%). Nếu loại trừ yếu tố tăng giá tiêu dùng thì vẫn còn tăng gần 15%, cao gấp đôi tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nguyên nhân tăng trưởng cao chủ yếu do tiêu dùng bình quân đầu người cao, tỷ lệ tiêu dùng thông qua mua bán trên thị trường ngày một lớn, cơ cấu tiêu dùng ngày một phong phú hơn (du lịch tăng 33,7%, dịch vụ tăng 24,7%, đều cao hơn tốc độ chung).
Xuất khẩu tăng chậm lại so với cùng kỳ năm trước và đạt thấp so với mục tiêu kế hoạch cả năm, nên nhiệm vụ trong 7 tháng còn lại rất nặng nề, phải có biện pháp quyết liệt mới có thể đạt được mục tiêu đề ra. Điều cần cảnh báo là nhập siêu đã cao hơn gấp đôi cùng kỳ năm trước, nếu không có giải pháp chặn lại thì cả năm sẽ là mức cao nhất từ trước tới nay. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam 5 tháng ước đạt 1.767,1 nghìn lượt người, bình quân 1 tháng đạt trên 353,4 nghìn lượt người.